Bài giảng Môn Công nghệ lớp 11 - Tiết 1- Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

 

4/ Củng cố :

- Nhiệm vụ của hệ thống làm mát, cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước.

- Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK trang 118.

5/ Bài tập về nhà:

- Đọc trước bài 27.

 

doc102 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2974 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Công nghệ lớp 11 - Tiết 1- Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 làm việc của ĐCĐT.
II/ Nội dung - Phương tiện:
1/ Nội dung:
Một số khái niệm cơ bản.
Nguyên lí làm việc của ĐC 4 kì.
2/ Phương tiện: 
Tranh vẽ phóng to các hình 21.1,21.2,21.3,21.4 SGK
Mô hình ĐCĐT 4 kì.
III/ Tiến trình bài giảng:
1/ ổn định lớp:
2/ Kiểm ta bài cũ:
Trình bày khái niệm và phân loại ĐCĐT?
ĐCĐT gồm những cơ cấu và hệ thống chính nào?
3/ Giảng bài mới: 
Nội dung
Hoạt động dạy và học
I/ Một số khái niệm cơ bản: 
1/ Điểm chết của pittông: Là vị trí tại đó pittông đổi chiều chuyển động.
Có 2 loại điểm chết: 
Điểm chết dưới ( ĐCD): Là điểm chết mà tại đó pittông ở gần tâm trục khuỷu nhất.
Điểm chết trên ( ĐCT): Là điểm chết mà tại đó pittông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
2/ Hành trình pittông (S):
 Là quãng đường mà pittông đi được giữa 2 điểm chết: 
S = 2R ( R là bán kính quay của trục khuỷu)
3/ Thể tích toàn phần(Vtp )(cm3 hoặc lít): Là thể tích xi lanh khi pittông ở ĐCD ( Thể tích không gian giới hạn bởi nắp máy,xilanh và đỉnh pittông)
4/ Thể tích buồng cháy (Vbc) )(cm3 hoặc lít):
 Là thể tích xi lanh khi pittông ở ĐCT.
5/ Thể tích công tác ( Vct) )(cm3 hoặc lít):
Là thể tích xi lanh giới hạn bởi 2 điểm chết: Vct = Vtp - Vbc
Nếu gọi D là đường kính xi lanh thì : 
 Vct = pD2S/4
6/ Ti số nén ( e):
Là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy
 e = Vtp / Vbc
ĐC xăng e = 6 á 10, ĐC điêzen e = 15á 20
7/ Chu trình làm việc của động cơ:
 Khi ĐC làm việc, trong xi lanh diễn ra lần lượt các quá trình: nạp,nén,cháy- giãn nở và thải, tổng hợp của 4 quá trình đó gọi là chu trình làm việc của ĐC.
8/ Kì: 
 Là 1 phần của chu trình diễn ra trong một hành trình của pittông.
II/ Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì:
1/ Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì:
a/ Kì 1( Nạp): 
- Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupáp nạp mở,xu páp thải đóng.
- áp suất trong xilanh giảm, không khí trong đường ống nạp qua cửa nạp đi vào xi lanh nhờ sự chênh lệch áp suất.
b/ Kì 2 ( Nén): 
- Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT,hai xupap đều đóng.
- Thể tích xilanh giảm, áp suất và nhiệt độ của khí trong xi lanh tăng. Cuối kì nén, vòi phun phun 1 lượng nhiên liệu điêzen với áp suất cao vào buồng cháy.
c/ Kì 3 ( Cháy- Dãn nở):
Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD,hai xupap đều đóng.
Nhiên liệu được phun tơi vào buồng cháy hoà trộn với khí nóng tạo thành hoà khí.Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao,hoà khí tự bốc chấy sinh ra áp suất cao,đẩy pittông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công.Vì vậy kì này còn được gọi là kì sinh công.
d/ Kì 4( Thải): 
- Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT, xupáp nạp đóng,xu páp thải mở.Khí đã cháy được thải ra ngoài qua cửa thải.
2/ Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì: 
 Tương tự động cơ điêzen 4 kì, chỉ khác ở 2 điểm sau:
Trong kì nạp, hỗn hợp xăng và không khí được nạp vào cùng 1 lúc.Hoà khí này được tạo bởi bộ chế hoà khí lắp trên đường ống nạp.
Cuối kì nén, bugi bật tia lửa điện để đốt cháy hoà khí.
ở điểm chết nào thì pittông ở cách xa (hoặc gần) tâm trục khuỷu nhất?
- Khi pittông dịch chuyển được 1 hành trình ,trục khuỷu quay được bao nhiêu độ?(1800)
- Không gian bên trong xilanh được giới hạn bởi những chi tiết nào?(xilanh,đỉnh pittông và nắp máy)
Nêu sự khác nhau giữa hành trình và kì?
Hành trình chỉ khoảng chạy của pittông giữa 2 điểm chết. Kì chỉ diễn biến quá trình làm việc của ĐC trong xilanh trong thời gian 1 hành trình của pittông.
- Trong 1 chu trình làm việc của ĐC 4 kì có mấy kì sinh công và mấy kì tiêu thụ công?
So sánh sự giống và khác nhau giữa chu trình làm việc của động cơ điêzen 4 kì và động cơ xăng 4 kì.
4/ Củng cố: 
Các khái niệm
Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì và động cơ xăng 4 kì.
5/ Bài tập về nhà:
- Xem trước phần III, bài 21. 
Ngày soạn: 14/01/2012
Tiết 24- Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong (Tiếp)
I/ Mục tiêu: 
- Hiểu được một số khái niệm cơ bản về ĐCĐT.
- Hiểu được nguyên lí làm việc của ĐCĐT.
II/ Nội dung - Phương tiện:
1/ Nội dung:
Nguyên lí làm việc của ĐCĐT 2 kì.
2/ Phương tiện: 
Mô hình ĐCĐT 2 kì.
Tranh vẽ khổ to hình 21.3.
III/ Tiến trình bài giảng: 
1/ ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Nêu các khái niệm: Điểm chết,hành trình,thể tích toàn phần,thể tích công tác,chu trình làm việc của động cơ.
Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì? 
3/ Giảng bài mới: 
Nội dung
Hoạt động dạy và học
III/ Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì.
1/ Đặc điểm cấu tạo của ĐC 2 kì:
- ĐC 2 kì không dùng xupap,pittông làm thêm nhiệm vụ của van trượt để đóng mở các cửa khí. Hoà khí đưa vào xilanh phải có áp suất cao nên trước khi vào xi lanh chúng được nén trong các te.
2/ Nguyên lí làm việc của ĐC xăng 2 kì:
a/ Kì 1: 
 Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, trong xi lanh diễn ra các quá trình cháy giãn nở,thải tự do và quét thải khí.
Đầu kì 1,pittông ở ĐCT.Khí cháy có áp suất cao giãn nở,đẩy pittông đi xuống làm quay trục khuỷu - sinh công. Quá trình cháy- giãn nở kết thúc khi pittông mở cửa thải.
Pittông tiếp tục đi xuống mở cửa quét, khí thải trong xi lanh có áp suất cao qua cửa thải ra ngoài.Giai đoạn này gọi là giai đoạn thải tự do.
Từ khi pittông mở cửa quét cho đến khi tới ĐCD, hoà khí có áp suất cao từ các te qua đường thông và cửa quét đi vào xi lanh, đẩy khí thải ra ngoài qua cửa thải. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn quét- thải khí.
Đồng thời từ khi pittông đóng cửa nạp cho đến khi đến ĐCD,hoà khí được nén trong các te nên áp suất và nhiệt độ tăng lên.
b/ Kì 2 :
 Pittông được trục khuỷu dẫn động đi từ ĐCD lên ĐCT, trong xi lanh diễn ra các quá trình quét- thải khí, lọt khí, nén và cháy.
Lúc đầu, cửa quét và cửa thải vẫn mở, hoà khí có áp suất cao từ các te qua đường thông và cửa quét tiếp tục điivào xi lanh, đẩy khí thải qua cửa thải ra ngoài. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn quét- thải khí.Giai đoạn này kết thúc khi pittông đóng kín cửa quét.
Từ khi pittông đóng cửa quét cho tới khi đóng cửa thải, một phần hoà khí trong xi lanh bị lọt qua cửa thải ra ngoài. Vì vậy giai đoạn này được gọi là giai đoạn lọt khí.
Từ khi pittông đóng cửa thải cho đến khi tới ĐCT, quá trình nén mới diễn ra.Cuối kì 2, buji bật tia lửa điện châm cháy hoà khí, quá trình cháy bắt đầu. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn nén và cháy.
Quá trình nạp hoà khí vào các te được thực hiện như sau: Pittông từ ĐCD đi lên, khi mở cửa nạp, hoà khí qua đường ống nạp đi vào cácte nhờ sự chênh áp. Như vậy, trong 2 kì còn có quá trình nạp hoà khí vào các te.Các te đóng vai trò như một máy nén khí. Quá trình nạp của động cơ là quá trình hoà khí qua cửa quét vào xilanh.
3/ Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 2 kì:
Tương tự như ĐC xăng 2 kì, chỉ khác ở 2 điểm sau: 
-Khí nạp của ĐC xăng là hoà khí,còn ĐC điêzen là không khí.
- Cuối kì nén ở ĐC điêzen vòi phun phun nhiên liệu vào buồng cháy hoà trộn với khí nóng tạo thành hoà khí.Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất trong xi lanh cao, hoà khí sẽ tự bốc cháy.
Giới thiệu cấu tạo trên mô hình và trên hình vẽ.
*/ Chu trình làm việc của ĐC 2 kì cũng gồm 4 quá trình nạp, nén, cháy- giãn nở, thải nhưng các quá trình này không riêng biệt như ở ĐC 4 kì.
Tại sao khí quét đưa vào xilanh phải có áp suất cao hơn áp suất khí trời?
- Vì khi pittông mở cửa quét, áp suất khí thải trong xi lanh vẫn cao hơn áp suất khí trời, khí quét muốn vào xi lanh phải có áp suất cao hơn.
So sánh nguyên lí của ĐC 4 kì với ĐC 2 kì: 
ĐC 2 kì: Trong 1 kì diễn ra nhiều quá trình.
Trong 1 chu trình có 1 kì sinh công và 1 kì tiêu thụ công.
Chỉ thực hiện trong 2 hành trình của pittông.
ĐC 4 kì: Thực hiện 1 chu trình trong 4 hành trình của pittông.
- Trong 1 chu trình có 1 kì sinh công và 3 kì tiêu thụ công.
4/ Củng cố : 
Nguyên lí làm việc của ĐC 2 kì.
Trả lời các câu hỏi 4,5 SGK trang 103.
5/ Bài tập về nhà :
Xem trước bài 22.
Ngày soạn: 25/01/2012
Chương VI: Cấu tạo của động cơ đốt trong
Tiết 25 - Bài 22: Thân máy và nắp máy
 I/ Mục tiêu: -Biết được nhiệm vụ chung của thân máy và nắp máy
Biết được đặc điểm cấu tạo của thân xi lanh và nắp máy động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí.	
 II/ Nội dung- Phương tiện:
 1/ Nội dung: Thân máy và nắp máy
 2/ Phương tiện: Tranh vẽ các hình 22.1; 22.2; 22.3 SGK.
Mô hình ĐC 2 kì và 4 kì.(Nếu được dùng giáo án điện tử.)
III/ Tiến trình bài giảng: 
1/ ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:-Trình bày nguyên lí làm việc của ĐCĐT.
3/ Giảng bài mới:
Nội dung
Hoạt động dạy và học
I/ Giới thiệu chung: -Thân máy và nắp máy (còn gọi là khung xương của ĐC) là những chi tiết cố định, dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
Cấu tạo của thân máy rất đa dạng, tuỳ thuộc vào mỗi loại ĐC.Thân máy thường được chia làm 2 phần: 
 + Phần thân xi lanh: dùng để lắp xi lanh.
 + Phần hộp trục khuỷu(cácte): Để lắp trục khuỷu.Các te có thể làm liền hoặc có thể chia làm 2 nửa: nửa trên và nửa dưới.
II/ Thân máy: 
1/ Nhiệm vụ:
-Dùng để lắp các cơ cấu và thệ thống của động cơ.
2/ Cấu tạo: Cấu tạo của thân máy phụ thuộc vào sự bố trí các xi lanh,cơ cấu và hệ thống của động cơ.
Nhìn chung cấu tạo của cácte tương đối giống nhau.Thân xilanh có 2 loại:
+ Thân xi lanh của ĐC làm mát bằng nước: Có khoang chứa nước làm mát, được gọi là áo nước.
+ Thân xilanh của ĐC làm mát bằng không khí (gió)có các cánh tản nhiệt.
Xilanh được lắp trong thân xi lanh, có dạng hình ống, mặt trụ bên trong được gia công có độ chính xác và nhẵn bóng cao( còn được gọi là mặt gương xilanh).
+ Xilanh có thể được làm rời(gọi là sơmi xilanh) hoặc đúc liền với thân xi lanh.
III/ Nắp máy (Nắp xilanh): 
1/ Nhiệm vụ: Cùng với xi lanh và đỉnh pittông tạo thành buồng cháy của ĐC.
-Nắp máy còn dùng để lắp các chi tiết và cụm chi tiết như bugi hoặc vòi phun, một số các chi tiết của cơ cấu phân phối khí, bố trí các đường ống nạp,thải, áo nước làm mát hoặc cánh tản nhiệt....
2/ Cấu tạo: Tuỳ thuộc vào việc lắp đặt, bố trí các chi tiết và cụm chi tiết trên nó.
Nắp máy của ĐC 2 kì thường đơn giản hơn vì không dung xupáp
Giới thiệu trên tranh vẽ hình 22.1
Phần thân xi lanh và phần các te, phần nào có thể tích không gian lớn hơn?Tại sao?
Các te có thể tích không gian lớn hơn vì phải tạo không gian quay cho trục khuỷu.
Giới thiệu trên tranh vẽ hình 22.2.
Tại sao thân xi lanh làm mát bằng gió lại có các cánh tản nhiệt?
- Để tăng diện tích tiếp xúc với không khí.
Giới thiệu trên hình 22.3
4/ Củng cố : Cấu tạo thân máy và nắp máy.
Trả lời các câu hỏi trong SGK trang 106.
5/ Bài tập về nhà: - Xem trước bài 23.
Ngày soạn: 26/01/2012
Tiết 26 - Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
I/ Mục tiêu: 
-Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền.
- Đọc được so đồ cấu tạo của pittông,thanh truyền và trục khuỷu.
II/ Nội dung- Phương tiện:
1/ Nội dung: 
- Pittông, thanh truyền, trục khuỷu.
2/ Phương tiện: 
Mô hình động cơ đốt trong.
Tranh vẽ các hình 23.1, 23.2, 23.3, 23.4 SGK .
Một số pittông.thanh truyền, trục khuỷu của xe máy.
III/ Tiến trình bài giảng
1/ ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày nhiệm vụ của thân máy,nắp máy.Nêu cấu tạo của thân máy.
3/ Giảng bài mới:
Nội dung
Hoạt động dạy và học
I/ Giới thiệu chung: 
- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có 3 nhóm chi tiết: Nhóm pittông, nhóm thanh truyền, nhóm trục khuỷu. Trong đó pittông, thanh truyền, trục khuỷu là các chi tiết chính. Khi ĐC làm việc, pittông chuyển động tịnh tiến trong xi lanh, Trục khuỷu quay tròn, thanh truyền vừa chuyển động tịnh tiến theo xi lanh vừa chuyển động quay tròn theo trục khuỷu.
II/ Pittông: 
1/ Nhiệm vụ: 
Cùng với xilanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc.
Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công( kì cháy giãn nở) và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp,nén và thải khí.
2/ Cấu tạo: 
Pittông được chia làm 3 phần chính: Đỉnh, đầu và thân.
*/ Đỉnh: có 3 dạng: đỉnh bằng, đỉnh lồi ( thường dùng trong ĐC xăng). Đỉnh lõm ( thường dùng trong ĐC điêzen).
*/ Đầu : có các rãnh để lắp xécmăng khí và xécmăng dầu.Xéc măng khí được lắp ở trên,xéc măng dầu lắp ở dưới.Đáy rãnh lắp xécmăng dầu có các lỗ khoan để thoát dầu.
*/ Thân: Có nhiệm vụ dẫn hướng cho pittông chuyển động trong xilanh. Trên thân pittông có lỗ ngang để lắp chốt pittông.
III/ Thanh truyền: 
1/ Nhiệm vụ : Dùng để truyền lực giữa pittông và trục khuỷu
2/ Cấu tạo : Thanh truyền được chia làm 3 phần:
Đầu nhỏ, thân, đầu to.
*/ Đầu nhỏ: có dạng hình trụ rỗng để lắp chốt pittông, bên trong có bạc lót bằng đồng.
*/ Thân: Nối đầu nhỏ với đầu to, mắt cắt ngang thường có dạng chữ I.
*/ Đầu to: Để lắp với chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc chia làm 2 nửa, một nửa đúc liền với thân,một nửa làm rời ( được gọi là nắp đầu to). Hai nửa được ghép với nhau bằng bu lông thanh truyền có độ bền cao. Bên trong đầu to cũng có bạc lót hoặc ổ bi, riêng loại đầu to được cắt làm 2 nửa chỉ dùng bạc lót.
III/ Trục khuỷu: 
1/ Nhiệm vụ : Nhận lực từ thanh truyền để tạo mômen quay làm quay máy công tác. Ngoài ra, trục khuỷu còn làm nhiệm vụ dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ:Trục cam, máy bơm nước, máy bơm dầu, quạt gió....
2/ Cấu tạo : Chia làm 3 phần: đầu,đuôi,thân.
*/ Phần đầu: có các bánh răng để truyền lực.
*/ Phần đuôi: Lắp với bánh đà
*/ Phần thân: Gồm : Cổ khuỷu là trục quay của trục khuỷu
- Chốt khuỷu: Để lắp đầu to thanh truyền.
- Má khuỷu: Để nối cổ khuỷu với chốt khuỷu. Trên má khuỷu thường có thêm đối trọng.
Giới thiệu trên mô hình và nêu câu hỏi:
Khi ĐC làm việc,pittông, thanh truyền,trục khuỷu chuyển động như thế nào?
Nêu nhiệm vụ của pttông.
Giới thiệu trên tranh vẽ hình 23.1; 23.2
Đầu pittông có nhiệm vụ gì? Tại sao trên đầu pittông phải lắp xécmăng?
Trả lời câu hỏi 3 SGK?
Tại sao đỉnh pittông của ĐC điêzen thường có dạng lõm?
Giới thiệu hình 23.3
 Vì sao trong đầu nhỏ và đầu to thanh truyền phải có bạc lót hoặc ổ bi?
Tại sao trên má khuỷu có thêm đối trọng?
4/ Củng cố: 
Trả lời các câu hỏi SGK trang 109.
5/ Bài tập về nhà: 
Xem phần thông tin bổ sung.
Xem trước bài 24.
Ngày soạn: 02/02/2012
Tiết 27- Bài 24: Cơ cấu phân phối khí
I/ Mục tiêu:
 Biết được nhiệm vụ,cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí.
- Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp.
II/ Chuẩn bi:
 1/ Giáo viên: 
 - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp.
 - Tranh vẽ phóng to hình 24.1, 24.2 SGK. Mô hình ĐC 4 kì, 2 kì.
 - Vật thật: xupáp.
2. Học sinh:
Đồ dùng học tập, học bài củ bài trước.
III/ Tiến trình Lên Lớp:
1/ ổn định lớp, sỉ số:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của pittông,thanh truyền.
Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của trục khuỷu.
3/ Giảng bài mới:
Nội dung
Hoạt động dạy và học
I/ Nhiệm vụ và phân loại:
1/ Nhiệm vụ: Đóng mở các cửa nạp, cửa thải đúng lúc để ĐC thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài.
2/ Phân loại : Gồm 2 loại :
Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt ( ĐC 2 kì)
Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp ( ĐC 4 kì): Có 2 loại :
 + Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt.
 + Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.
II/ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp:
1/ Cấu tạo:
a/ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo:
 Mỗi xupáp được dẫn động bởi 1 vấu cam, con đội, đũa đẩy và cần bẩy( cò mổ) riêng.Trục cam đặt trong thân máy, được dẫn động từ trục khuỷu thông qua cặp bánh răng phân phối. Số vòng quay trục cam bằng 1 nửa số vòng quay trục khuỷu.
- Nếu trục cam đặt trên nắp máy, thường sử dụng xích cam làm chi tiết dẫn động trung gian.
b/ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt: Có cấu tạo đơn giản hơn. Xupáp đặt trong thân máy nên con đội trực tiếp dẫn động xupáp mà không cần các chi tiết dẫn động trung gian ( đũa đẩy, cò mổ).
2/ Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo: 
Khi ĐC làm việc, trục khuỷu quay dẫn động trục cam quay làm các cam quay theo. Khi vấu cam tác động lên con đội qua đũa đẩy, cần bẩy ép lò xo đi xuống mở xupáp.
Khi vấu cam trượt qua đấy con đội, lò xo xupáp dãn ra, các chi tiết của cơ cấu trở về vị trí ban đầu, đóng xupáp.
Giới thiệu trên hình 24.1
*/Khi ĐC làm việc các cửa thải, cửa nạp có mở liên tục không?
Chỉ mở theo từng quá trình?
*/Sự khác nhau giữa cơ cấu PPK dùng xupáp đặt và CCPPK dùng xupáp treo?
Xupáp treo lắp xupáp trên nắp máy, xupáp đặt lắp xupáp trên thân xilanh.
Xupáp treo có thêm đũa đẩy, cần bẩy.
4/ Củng cố :- Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.
-Trả lời các câu hỏi SGK trang 113.
5/ Bài tập về nhà: Xem trước bài 25. 
Ngày soạn: 04/02/2012
Tiết 28- Bài 25: Hệ thống bôi trơn
I/ Mục tiêu: 
Biết được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
II/ Nội dung - Phương tiện: 
1/ Nội dung: 	
Nhiệm vụ, phân loại hệ thống bôi trơn.
Hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
2/ Phương tiện:
Tranh vẽ phóng to hình 25.1 SGK.
III/ Tiến trình bài giảng: 
1/ ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo?
3/ Giảng bài mới:
Nội dung
Hoạt động dạy và học
I/ Nhiệm vụ và phân loại:
1/ Nhiệm vụ: Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của ĐC và tăng tuổi thọ các chi tiết.
2/ Phân loại : Thường có các loại sau:
- Bôi trơn bằng vung té.
- Bôi trơn cưỡng bức.
- Bôi trơn băng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu ( Dùng trong ĐC 2 kì).
II/ Hệ thống bôi trơn cưỡng bức:
1/ Cấu tạo: Hệ thống bôi trơn cưỡng bức gồm các bộ phận chính: Cácte chứa dầu, bơm dầu, bầu lọc dầu, các đường dẫn dầu. Ngoài ra trong hệ thống còn có các va an toàn, van khống chế, két làm mát dầu, đồng hồ báo áp suất dầu...
2/ Nguyên lí làm việc: 
Trường hợp bình thường: Khi ĐC làm việc, dầu nhớt được bơm hút từ các te và được lọc sạch ở bầu lọc, qua van khống chế tới đường dầu chính, theo các đường dầu để bôi trơn các bề mặt ma sát của ĐC, sau đó trở về các te.
Các trường hợp khác: 
 + Nếu áp suất dầu trên các đường vượt quá giá trị cho phép, van an toàn sẽ mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm.
 + Nếu nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định trước, van khống chế đóng lại, dầu đi qua két làm mát, được làm mát trước khi chảy vào đường dầu chính.
Vì sao khi ĐC làm việc cần phải bôi trơn các chi tiết?
Giảm ma sát,biến từ ma sát khô thành ma sát ướt, làm mát,tẩy rửa, bao kín và chống gỉ.
Giới thiệu trên hình 25. 1
Bơm dầu dùng để làm gì?
Bầu lọc dùng để làm gì?
Sau khi bôi trơn các bề mặt ma sát, dầu chảy về đâu?
4/ Củng cố : 
- Cấu tạo nguyênlí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
5/ Bài tập về nhà:
Đọc phần thông tin bổ sung.
Trả lời các câu hỏi SGK trang 115.
Ngày soạn: 08/02/2012
Tiết 29- Bài 26: Hệ thống làm mát
I/ Mục tiêu: 
Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.
Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
II/ Nội dung- Phương tiện: 
 1/ Nội dung: 
Nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước và hệ thống làm mát bằng không khí.
 2/ Phương tiện: 
Tranh vẽ phóng to các hình 26.1, 26.2, 26.3 SGK
III/ Tiến trình bài giảng:
 1/ ổn định lớp: 
 2/ Kiểm tra bài cũ:
Vẽ sơ đồ khối và nêu nhiệm vụ, nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
 3/ Giảng bài mới:
Nội dung
Hoạt động dạy và học
I/ Nhiệm vụ và phân loại:
1/ Nhiệm vụ:
- Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép.
2/ Phân loại: 
Theo chất làm mát có 2 loại:
+ Hệ thống làm mát bằng nước.
+ Hệ thống làm mát bằng không khí (gió).
II/ Hệ thống làm mát bằng nước:
1/ Cấu tạo: 
Van hằng nhiệt
áo nước
Bơm
nước
Két
làm 
mát
Bơm nước tạo sự tuần hoàn của nước trong hệ thống.
Két nước gồm có 2 ngăn nối với nhau bởi một giàn ống nhỏ.Ngăn trên chứa nước nóng,ngăn dưới chứa nước mát.
Nước làm mát chứa đầy trong các đường ống, bơm,két và áo nước.
2/ Nguyên lí làm việc:
Khi ĐC làm việc, nước trong áo nước nóng dần.
Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn quy định, van hằng nhiệt đóng cửa thông với két làm mát, mở hoàn toàn cửa thông với đường ống nhỏ để nước chảy thẳng về bơm.
Khi nhiệt độ nước tron

File đính kèm:

  • docCN 11.doc