Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 24 - Tiết 2 - Tập đọc: Luật tục xưa của Người Ê- Đê

HĐ4: Phần luyện tập

Bài tập 1: 2HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của BT 1, Cả lớp đọc thầm lại các câu văn rồi tự làm bài.

1 số em trình bày kết quả. Cả lớp và GV chốt lại lời giảng đúng.

- Câu a: Ngày chưa tắt hẳn,/ trăng đã lên rồi.

- Câu b: Chiếc xe ngựa vừa đậu lại,/ tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.

 

doc35 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 24 - Tiết 2 - Tập đọc: Luật tục xưa của Người Ê- Đê, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặng bao nhiêu kg? 
III- Củng cố, dặn dò:
Ôn lại kiến thức đã học.
Tiết 3 Thể dục
Giáo viên chuyên trách dạy
Tiết 4 Kĩ thuật
Giáo viên chuyên trách dạy
Tiết 5 Rốn kĩ năng sống
KNS: Hỏi hiệu quả (tiếp)
I. Mục tiêu:	
- Thấy đợc giá trị của những câu hỏi đúng và biết đặt câu hỏi đúng
II. Hoạt động dạy. 
Rèn kĩ năng sống:
- GV nêu mục đích và yêu cầu tiết học, GV kớch thớch học sinh tự tỡm hiểu xem đó biết gỡ về vấn đề sẽ được học.
** GV hớng dẫn học sinh làm bài tập trong sách BTTH Kĩ năng sống.
Bài 1: Các dạng câu hỏi:
- Có thể phân thành các loại câu hỏi nào nếu dựa vào số lợng đáp án:
+ Đóng/ mở
+ Định hớng/ chiến lợc
+ Trực tiếp/ gián tiếp
- Câu hỏi đóng là kiểu câu hỏi:
+ Có nhiều phơng án để trả lời tuỳ vào mỗi ngời
+ Nhận đợc câu trả lời cụ thể
- Câu hỏi mở là kiểu câu hỏi
+ Có nhiều phơng án để trả lời tuỳ vào mỗi ngời
+ Thờng dùng để bắt đầu, gợi mở một chủ đề mới
- Lựa chon 1 trong hai phơng án ở cột bên trái rồi điền số của câu hỏi em chọn vào cột bên phải cho phù hợp:
Phơng án
Câu hỏi đóng
Câu hỏi mở
1. Định hớng trực tiếp đến đáp án trả lời
2. Định hớng rộng, linh hoạt trong đáp án
1. Câu trả lời ngắn gọn
2. Câu trả lời tỉ mỉ
1. Thờng không bắt đầu bằng từ để hỏi
2. Thờng bắt đầu bằng từ để hỏi hoặc các cụm từ: hãy kể, hãy trình bày, .
1. Kéo dài thời gian giao tiếp, khai thác thêm thông tin.
2. Không kéo dài thời gian giao tiếp, xác nhận thông tin
- Giáo viên tổ chức học sinh thực hành và luyện tập đặt câu hỏi
- Giáo viên cùng với học sinh rút ra bài học cho bản thân.
* GV nhận xét chung tiết học
Thứ Năm, ngày 06 tháng 03 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1 Tâp làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
I-Mục tiêu: 
- Tìm được ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài., tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn.
- Viết được đoạn văn tả đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của bài tập 2.
II - Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, một chiếc áo quân phục màu cỏ úa.
III- Hoạt động dạy học:
1. HĐ1: Bài cũ: 
* Em đã được học những thể loại văn miêu tả nào? (Miêu tả đồ vật, cây cối, con vật, tả cảnh, tả người). 
* Nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật?
- Cả lớp lắng nghe bạn trả lời, nhận xét, GV ghi điểm.
2. HĐ2: Giới thiệu bài
- ở tiết học này các em sẽ đợc ôn tập để củng cố và khắc sâu kiến thức về loại văn tả đồ vật, viết một bài văn hoàn chỉnh về tả đồ vật. (GV ghi mục)
3. HĐ3: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: HS 1 đọc nội dung bài tập 1, HS 2 đọc chú giải và các câu hỏi sau bài. GV giới thiệu chiếc áo quân phục, giải nghĩa thêm từ: vải tô châu - một loại vải sản xuất ở thành phố Tô Châu, Trung Quốc.
GV: Bài văn miêu tả cái áo sơ mi của một bạn nhỏ được may lại từ chiếc áo quân phục của người cha đã hy sinh. Ngày trước cách đây vài chục năm, đất nước còn rất nghèo, HS đến trường cha mặc đồng phục như hiện nay. Nhiều bạn mặc quần áo sửa lại từ quần áo cũ của cha mẹ, anh chị.
HS theo nhóm 2 trao đổi để hoàn thành bài tập 1:
a- Về bố cục của bài văn.
b- Các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn.
HS phát biểu ý kiến; cả lớp và GV nhận xét; chốt lại lời giải đúng:
a) Về bố cục bài văn:
*Mở bài: Từ đầu đến “màu cỏ úa” (Mở bài kiểu trực tiếp).
*Thân bài: Từ “chiếc áo sờn vai” đến “chiếc áo quân phục cũ của ba”. Cách thức miêu tả cái áo: Tả bao quát cái áo - tả những bộ phận có đặc điểm cụ thể - nêu công dụng của cái ái và tình cảm đối với cái áo.
*Kết bài: Phần còn lại- kết bài kiểu mở rộng.
b) Các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn:
+ Hình ảnh so sánh: Những đường khâu đều đặn như khâu máy, hàng khuy thẳng tắp như hàng quân đội duyệt binh, cái cổ áo như hai cái lá non, cái cầu vai y hệt như chiếc quân phục thực sự,... xắn tay áo lên gọn gàng, mặc áo vào có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba, tôi chững chạc như một anh lính tí hon.
+ Hình ảnh nhân hoá: Người bạn đồng hành qúy báu, cái măng séc ôm khít lấy cổ tay tôi.
GV: Tác giả đã quan sát cái áo tỉ mỉ, tinh tế từ hình dáng đến đường khâu, hàng khuy, cái cổ, cái măng séc đến cảm giác khi mặc áo, lời nhận xét của bạn bè xung quanh... Nhờ khả năng quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác, cách sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh, nhân hoá, cùng tình cảm trân trọng, mến thương cái áo của người cha đã hy sinh. Tác giả đã có một bài văn miêu tả chân thực, sinh động.
GV chốt kiến thức cần nhớ về bài văn tả đồ vật:
+ Bài văn tả đồ vật có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
+ Muốn miêu tả một đồ vật, phải quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau. Chú ý phát hiện những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với đồ vật khác.
+ Có thể vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá...để giúp bài văn sinh động hấp dẫn hơn.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài, GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.
Đoạn văn viết thuộc phần nào của bài văn? (Phần thân bài).
HS nói tên đồ vật các em chọn miêu tả.
HS suy nghĩ để viết đoạn văn.
HS viết bài, một số em đọc bài, lớp nhận xét. GV chấm điểm đoạn viết hay.
4. HĐ4: Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài học, GV khắc sâu. Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về viết lại.
- Tổng kết giờ học và dặn tiết sau quan sát, chuẩn bị lập dàn ý miêu tả một đồ vật theo1 trong 5 đề đã cho..
Tiết 2 Toán
Luyện tập chung
I-Mục tiêu: Giúp HS
- Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành và hình tròn.
- HS làm các BT 2a, 3. HS khá, giỏi làm hết.
II-Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1. HĐ1: Bài cũ
HS Nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình thang, hình tam giác, hình bình hành, hình tròn.
- Lớp nhận xét. GV ghi điểm.
2. HĐ2: Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu và mục đích tiết học.
3. HĐ3: Tiến hành ôn tập
Bài 1: Một HS đọc đề toán, lớp đọc thầm. 
- Bài toán cho biết gì? (Cho hình thang vuông ABCD có AB = 4cm, DC = 5cm, AD = 3cm; Nối D với B được 2 hình tam giác ABD và BDC.)
- Bài toán yêu cầu tìm gì? ( Tính diện tích và tỉ số phần trăm của 2 hình tam giác đó.)
GV: Để làm bài toán này, trước hết ta phải làm gì? ( Ta phải vẽ hình). 
HS vẽ hình và điền các chỉ số mà bài đã cho.
- Em hãy nêu các bước tính của bài toán? 2 HS lần lượt nêu, cả lớp theo giỏi, nhận xét. GV chốt ý đúng:
+Tính diện tích tam giác ABD.
+ Tính diện tích tam giác ADC.
+ Tính tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC
HS giải bài toán vào vở. Sau đó, đổi chéo vở để chữa.
Bài 2: (Các bước hướng dẫn HS tính hoàn toàn tương tự bài 1). 
- HS vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành và hình tam giác để làm. GV chấm và gọi HS chữa bài.
- Cho HS nhắc lại: Diện tích tam giác KPQ bằng tổng diện tích của 2 hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP. 
Bài 3: HS tự giải bài toán vào vở, 1 em giải vào bảng phụ. GV treo bảng chữa bài, chốt lại cách tính:
- Tính bán kính hình tròn.
- Tính diện tích hình tròn.
- Tính diện tích hình tam giác vuông ABC. 
- Tính diện tích hình tròn được tô màu.
4. HĐ4: Củng cố, dặn dò
HS nhắc lại nội dung bài ôn, GV khắc sâu.Tổng kết giờ học.
Tiết 3 Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I- Mục tiêu:
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp.
- Làm được bài tập 1, 2 của mục III.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học:
1. HĐ1: Bài cũ
? Thế nào là câu ghép? Cho VD?
? Làm miệng bài tập 3. Lớp nhận xét, GV ghi điểm.
2. HĐ2: Giới thiệu bài
* GV nêu yêu cầu và mục đích tiết học.
3. HĐ3: Phần nhận xét
Bài tập 1:
	Gọi 2 HS đọc nối tiếp yêu cầu bài 1, cả lớp lần lượt thực hiện các yêu cầu sau:
+ Đọc thầm lại 2 câu ghép. 
+ Phân tích cấu tạo: Xác định các vế trong mỗi câu, bộ phận C-V trong mỗi vế câu.
2 HS phân tích 2 câu, cả lớp và GV nhận xét bổ sung, chốt lại lời giải đúng:
- Buổi chiều, nắng/ vừa nhạt, sương/ đã buông nhanh xuống mặt biển.
 C	 V	 C	V
- Chúng tôi /đi đến đâu, rừng/ rào rào chuyển đến đấy.
 C	 V	 C	 V
Bài tập 2: 
* Một HS đọc bài tập 2, lớp đọc thầm nắm yêu cầu. Sau đó thảo luận theo nhóm 2em: Các từ in đậm trong 2 câu ghép trên được dùng để làm gì? Nếu lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu có gì thay đổi? .
HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
ý a- Các từ vừa, đã, đâu, đấy dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2.
ý b- Quan hệ giữa câu không chặt chẽ như trước, câu văn có thể trở thành không hoàn chỉnh (câu b).
* GV mở rộng thêm: Các từ này nằm ngay trong bộ phận VN, không phải là quan hệ từ. Khi dùng các từ hô ứng để nối các vế trong câu ghép thì phải dùng cả 2 từ, không thể đảo trật tự các vế câu cũng như vị trí của các từ hô ứng ấy.
Bài tập 3:
1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm: Tìm những từ có thể thay thế cho các từ in đậm trong 2 câu ghép đã dẫn.
HS phát biểu ý kiến. GV chốt ý:
Với câu a: cha... đã..., mới ...đã..., càng... càng...
Với câu b: chỗ nào... chỗ ấy.
Ngoài quan hệ từ, ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng cách nào?
HS trả lời, GV rút ghi nhớ, gọi HS đọc lại.
4. HĐ4: Phần luyện tập
Bài tập 1: 2HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của BT 1, Cả lớp đọc thầm lại các câu văn rồi tự làm bài.
1 số em trình bày kết quả. Cả lớp và GV chốt lại lời giảng đúng.
- Câu a: Ngày chưa tắt hẳn,/ trăng đã lên rồi.. 
- Câu b: Chiếc xe ngựa vừa đậu lại,/ tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra..
- Câu c: Trời càng nắng gắt gắt,/ hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
GV nhắc HS chú ý: Tìm các cặp từ hô ứng thích hợp để điền vào ô trống.
HS làm bài. 1số em trình bày trước lớp.Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
a - ... càng... càng...
b -... mới... đã..., ...cha...đã..., ...vừa...đã...
c -... bao nhiêu... bấy nhiêu...
5. HĐ5: Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài học. GV đưa một số mẫu câu cho HS phát hiện nhanh để củng cố về nối câu ghép bằng cặp từ hô ứng. 
- Tổng kết giờ học.
Tiết 4 Khoa học
lắp mạch điện đơn giản (tiếp theo)
I- Mục tiêu: Giúp HS biết
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
II- Đồ dùng dạy, học: 
- HS Chuẩn bị theo nhóm: Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt...) và một số vật khác bằng nhựa như cao su, sứ...
- GV chuẩn bị: 
+ Bóng đèn điện hỏng có tháo đui ( có thể nhìn thấy rõ hai đầu dây).
+ Các hình trang 94, 95, 97 SGK.
III- Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra
- GV kiểm tra 2 HS nêu một số công dụng của dòng điện.
- 1 HS nêu các phương tiện, thiết bị sử dụng điện.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
* GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
3. Hoạt động 3: Thực hành lắp mạch điện.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở SGK trang 94.
- Vật liệu: Một cục pin, một đoạn dây đồng, một bóng đèn pin.
- HS lắp mach điện để đèn sáng và vẽ lại cách lắp vào giấy.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.
- Một số HS nêu cách lắp mạch điện để bóng đèn sáng.
Bước 3: Làm việc theo cặp.
- HS đọc mục Bạn cần biết ở trang 94, 95 SGK và chỉ cho bạn xem: cực dương (+); cực âm (-) của pin, chỉ 2 đầu dây của dây tóc bóng đèn và nơi 2 đầu này được đưa ra ngoài.
- HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua ( hình 4-trang 95 SGK) và nêu được:
+ Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dòng điện.
+ Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cgo dây tóc nóng tới mức phát ra ánh sáng.
Bước 4: HS làm thí nghiệm theo nhóm:
- HS quan sát hình 5 tràng 95 SGK và dự đoán mạch điện ở hình nào thì phát sáng. Giải thích vì sao?
- Lắp mạch điện để kiểm tra. So sánh với kết quả dự đoán ban đầu. Giải thích kết quả thí nghiệm.
Bước 5: Thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch điện thắp sáng.
* GV lưu ý HS một số điều khi lắp mạch điện.
4. Hoạt động 4: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
* GV hướng dẫn HS thực hành thí nghiệm (trang 96 SGK).
Lắp mạch điện thắp sáng đèn. Sau đó tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn (hoặc một đầu của pin) để tạo ra một chỗ hở trong mạch. 
* Kết quả: Đèn không sáng, vậy không có dòng điện chạy qua bóng đèn khi mạch bị hở.
Chèn một vật bằng kim loại, bằng nhựa, bằng cao su, sứ...vào chỗ hở của mạch và quan sát xem đèn có sáng không.
* Kết quả: Khi dùng một vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt..) chèn vào chỗ hở của mạch điện- bóng đèn pin phát sáng.
Khi dùng một số vật bằng cao su, nhựa , sứ...chèn vào chỗ hở của mạch điện- bóng đèn pin không phát sáng.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
- GV nêu câu hỏi chung cho cả lớp: 
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua.
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
*GV kết luận: 
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là vật dẫn điện.
+ Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành mạch kín, vì vậy đèn sáng.
+ Các vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật cách điện.
+ Các vật bằng nhựa, cao su, sứ....không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở, vì vậy bóng dèn không sáng. 
5. Củng cố, dặn dò: 
+ Gọi 1 HS nhắc lại phần Mục bạn cần biết.
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn: Chuẩn bị tiết sau.
Thứ Sáu, ngày 07 tháng 03 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1 Tâp làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
I- Mục tiêu: 
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập mộ cách rõ ràng, đúng ý.
II- Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ, một số đồ vật quen thuộc. 
III- Hoạt động dạy học:
1. HĐ1: Bài cũ
* Đọc đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi (BT2) tiết TLV trước.
* Nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật?
- Cả lớp lắng nghe trả lời, nhận xét, GV ghi điểm.
2. HĐ2: Giới thiệu bài
* ở tiết học này các em sẽ được tiếp tục ôn tập về văn tả đồ vật, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật, trình bày miệng dàn ý bài văn.
3. HĐ3: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: 
- Chọn đề bài:
- Một HS đọc 5 đề bài trong SGK.
GV: Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với mình.
GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học (chọn đồ vật sẽ lập dàn ý, quan sát trớc đồ vật đó); mời HS nói đề bài các em chọn. 
- Lập dàn ý:
1 HS đọc gợi ý trong SGK.
 - Hướng dẫn HS dựa vào gợi ý để viết nhanh dàn ý bài văn. Cho 5 em hoàn thành 5 dàn ý cho 5 đề khác nhau vào bảng phụ.
- HS gắn lần lợt dàn ý lên bảng, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý.
- HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của đề bài và gợi ý, GV hớng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
- Trình bày miệng bài văn miêu tả mà em vừa lập dàn ý.
- HS dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình theo nhóm 4.
- GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS, nhắc các em trình bày dàn ý ngắn gọn nhng diễn đạt thành câu.
- Đại diện các nhóm thi trình bày miệng dàn ý bài văn trớc lớp, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách chọn đồ vật để miêu tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày. GV chấm điểm dàn ý hay. 
5. HĐ5: Củng cố, dặn dò
* HS nhắc lại nội dung bài học, GV chốt kiến thức toàn bài. 
* Dặn những HS viết dàn ý cha đạt về viết lại. Tổng kết giờ học và dặn tiết sau quan sát, chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả một đồ vật.
Tiết 2 Toán
Luyện tập chung
I-Mục tiêu: Giúp HS
- Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS làm các BT 1a/ b, 2. HS khá, giỏi làm hết.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học:
1. HĐ1: Bài cũ:
* Nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
* Nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phơng. 
* Nêu quy tắc, công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. 
* Nêu quy tắc, công thức tính thể tích hình lập phương.
Lớp nhận xét. GV ghi điểm.
2. HĐ2: Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu và mục đích tiết học.
3. HĐ3: Tiến hành ôn tập
Bài 1: Một HS đọc đề toán, lớp đọc thầm. 
* Bài toán cho gì? (Cho biết bể cá dạng hình hộp chữ nhật có các số đo là: a = 1m, b = 50cm, c = 60m)
* Bài toán yêu cầu tìm gì? (Tính diện tích kính làm bể cá đó - bể không có nắp, thể tích bể cá, thể tích nước trong bể.)
GV: Để làm bài toán này, trước hết ta phải làm gì? ( Ta phải đổi đơn vị đo).
* Em hãy nêu các bước tính của bài toán? 2 HS lần lượt nêu, cả lớp theo dõi, nhận xét. GV chốt ý đúng:
- Tính diện tích xung quanh của bể kính. 
- Tính diện tích đáy của bể kính.
- Tính diện tích kính để làm bể cá. 
- Tính thể tích trong lòng bể kính.
- Tính thể tích nước ở trong bể kính. 
HS giải bài toán vào vở. Sau đó, đổi chéo vở để chữa.
Bài 2: (Các bước hướng dẫn HS tính hoàn toàn tương tự bài 1). 
- HS vận dụng quy tắc tính diện tích và thể tích hình lập phương.
- Cho HS nhắc lại các bước tính:
+ Tính diện tích hình lập phương.
+ Tính diện tích toàn phần hình lập phương.
+ Tính thể tích hình lập phương. 
Bài 3: HS tự giải bài toán vào vở, 1 em giải vào bảng phụ. GV treo bảng chữa bài, chốt lại cách tính:
-Tính diện tích toàn phần của hình N và hình M:
+ Hình N: a x a x 6.
+ Hình M: (a x 3) x(a x 3) x 6 = ( a x a x 6) x ( 3 x 3 ) = ( a x a x 6) x 9.
* Vậy diện tích toàn phần của hình M gẩp 9 lần diện tích toàn phần của hình N.
- Tính thể tích của hình N và hình M:
+ Hình N: a x a x a.
+ Hình M:( a x 3) x (a x 3) x( a x 3) = (a x a x a) x (3 x 3 x 3) = (a x a x a) x 27.
* Vậy thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N.
- HS nhắc lai kết quả bài tập.
4. HĐ4: Củng cố dặn dò
Tiết 3 Lịch sử 
Đường Trường Sơn
I. Mục tiêu:
- Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực...của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần vào thắng lợi to lớn của cách mạng miền Nam: 
+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí minh).
+ Qua đườn Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn).
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
III. Hoạt động dạy - học:
1.HĐ1: Làm việc cả lớp 
- GV giới thiệu về nhiệm vụ của hai miền Nam, Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước: “miền Nam là tiền tuyến, miền Bắc là hậu phương lớn”. Sự chi viện kịp thời, đầy đủ về mọi mặt của miền bắc đối với miền Nam là yếu tố quyết định thắng lợi. Đường Trường Sơn là tuyến đường chính để miền Bắc chi viện cho miền Nam. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về tuyến đường huyết mạch đó.
- GV nêu nhiệm vụ học tập: 
+ Xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn (trên bản đồ)
+ Mục đích ta mở đường Trường Sơn.
+ Tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước.
2.HĐ2: Làm việc cả lớp 
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trình bày những nét chính về đường Trường Sơn. 
- GV dùng bản đồ để giới thiệu về vị trí của đường Trường Sơn (từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hóa qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ).
- GV nhấn mạnh: Đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến: Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ là một con đường. Mục đích mở đường Trường Sơn là để chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước. 
3.HĐ3: Làm việc cả lớp 
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về tấm gương của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn:
+ Cho HS đọc SGK, đoạn nói về anh Nguyễn Viết Sinh.
+ Yêu cầu các em kể thêm về bộ đội lái xe, thanh niên xung phong  mà các em đã sưu tầm được (qua tìm hiểu sách báo, truyền hình hoặc nghe kể lại).
4.HĐ4: Làm việc theo nhóm 
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: thảo luận về ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự 

File đính kèm:

  • docTuan 24.doc