Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2: Tập đọc - Bài 55: Ôn tập giữa học kì II (tiết 1)

3-Bài tập 2:

-Mời HS đọc yêu cầu.

-HS làm bài cá nhân, sau đó phát biểu.

-Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.

4-Bài tập 3:

-Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.

-Mời một số HS tiếp nối nhau cho biết các em chọn viết dàn ý cho bài văn miêu tả nào.

 

doc24 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2: Tập đọc - Bài 55: Ôn tập giữa học kì II (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g điều khiển kim đồng hồ chạy.
b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích riêng của mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng.
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”.
	5-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS tranh thủ đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 3, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiết 2: Chính tả 
$28: Ôn tập giữa học kì II 
(tiết 3)
I/ Mục tiêu:
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
	2. Đọc – hiểu nội dung, ý nghĩa của bài “Tình quê hương” ; tìm được các câu ghép ; từ ngữ được lặp lại, thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
-Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng
1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3-Bài tập 2: 
-Mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu.
-HS đọc thầm đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi với bạn bên cạnh
-GV giúp HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của BT:
+Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. (đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt).
+Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương? (những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó TG với QH.)
+Tìm các câu ghép trong bài văn. ( có 5 câu. Tất cả 5 câu trong bài đều là câu ghép.)
-Sau khi HS trả lời, GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết 5 câu ghép của bài. Cùng HS phân tích các vế của câu ghép VD:
1)Làng quê tôi / đã khuất hẳn // nhưng tôi / vẫn đăm đắm nhìn theo.
2) Tôi / đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, // nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương / vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
3) Làng mạc / bị tàn phá // nhưng mảnh đất quê hương / vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi / có ngày trở về.
+Tìm những từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?
+) Những từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu: tôi, mảnh đất.
+) Những từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1), mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2) mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).
	5-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 4, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiết 3: Toán
$137: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
-Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
-Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (144):
-Mời 1 HS đọc BT 1a:
+Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
+Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (145): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời một HS nêu cách làm.
-Cho HS làm nháp. Một HS làm vào bảng nhóm.
-HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (145): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài. 
-Cho HS làm bài vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 4 (145): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
 Sau mỗi giờ cả hai ô tô đi được quãng đường là:
 42 + 50 = 92 (km)
 Thời gian đi để hai ô tô gặp nhau là:
 276 : 92 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3 giờ
*Bài giải:
 Thời gian đi của ca nô là:
 11 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút
 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ.
 Quãng đường đi được của ca nô là:
 12 x 3,75 = 45 (km)
 Đáp số: 45 km.
*Bài giải:
C1: 15 km = 15 000 m
 Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 000 : 20 = 750 (m/phút).
 Đáp số: 750 m/phút.
C2: Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 : 20 = 0,75 (km/phút) 
 0,75 km/phút = 750 m/phút.
 Đáp số: 750 m/phút.
*Bài giải:
 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
 Quãng đường xe máy đi trong 2,5 giờ là:
 42 x 2,5 = 105 (km)
 Sau khi khởi hành 2,5 giờ xe máy còn cách B số km là: 
 135 – 105 =30 (km).
 Đáp số: 30 km. 
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Tiết 4: Kĩ thuật
$28: An toàn điện
I/ Mục tiêu: HS cần phải :
	-Biết được nguyên nhân gây ra tai nạn về điện.
	-Biết cách sử dụng điện an toàn.
	-Có ý thức thực hiện các biện pháp an toàn điện.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Một số tranh ảnh minh hoạ về các hiện tượng bị điện giật.
	-Phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
 2.2-Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp an toàn khi sử dụng điện 
-GV giới thiệu cho HS biết tai nạn về điện giật thường xảy ra ở điện thế 36V trở lên. Khi con người và vật mang điện tạo thành mạch kín thì sẽ có dòng điện chạy qua người, vì vậy người trở thành vật dẫn điện.
+Gia đình em thường sử dụng những thiết bị dùng điện nào?
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, giới thiệu tranh minh hoạ những tai nạn bị điện giật và nêu sự nguy hiểm khi không hiểu biết các biện pháp an toàn điện,
-Cho HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi:
+Để sử dụng điện được an toàn, em cần phải lưu ý những điểm nào?
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, nhấn mạnh những điểm cần tránh.
 2.3-Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp xử lí khi gặp người bị điện giật
-GV hỏi: Khi gặp người bị điện giật em sẽ xử lí NTN?
-Mời một số HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, và tóm tắt nội dung bài học.
 2.4-Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
-Cho HS trả lời các câu hỏi sau vào giấy:
+Tại sao không được cầm những vật bằng kim loại cắm vào ổ lấy điện?
+Khi gặp người bị tai nạn điện giật, ta phải làm gì?
-GV nêu đáp án. HS đối chiếu kết quả với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
+ Những thiết bị dùng điện ở gia đình là: ti vi, tủ lạnh, quạt,
+Không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ điện, 
+Không được chạm tay vào nạn nhân mà phải tìm cách giải thoát
-HS trả lời các câu hỏi vào giấy.
-HS đối chiếu với đáp án.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Lắp mạch điện nối tiếp”
Tiết 5: Đạo đức
$28: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc 
(tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS có:
-Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
-Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
II/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 12.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.2-Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 40-41, SGK).
*Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về LHQ và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40, 41 và hỏi:
+Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức LHQ?
-Mời một số HS trình bày.
-GV giới thiệu thêm một số thông tin, sau đó, cho HS thảo luận nhóm 4 hai câu hỏi ở trang 41, SGK.
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr. 57.
-HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
	2.3-Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1, SGK)
*Mục tiêu: HS có nhận thức đúng về tổ chức LHQ
*Cách tiến hành: 
-GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT 1.
	-Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
	-GV mời một số HS giải thích lí do.
	-GV kết luận: Các ý kiến c, d là đúng ; các ý kiến a, b, đ là sai.
	-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
	3-Hoạt động nối tiếp: 
	-Tìm hiểu về tên một vài cơ quan của LHQ ở VN ; về một vài hoạt động của các cơ quan của LHQ ở Việt Nam và ở địa phương em.
	-Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức LHQ ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2007
Tiết 1: Thể dục
$55 : môn thể thao tự chọn
Trò chơi “Bỏ khăn”
I/ Mục tiêu:
- Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc ôn ném bóng 150g trúng đích (Đích cố định hoặc di chuyển ). Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Học trò chơi “ Bỏ khăn “ Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 - Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
Cán sự mỗi người một còi, 10-15 quả bóng, mỗi học sinh 1 quả cầu. Kẻ sân để chơi trò chơi
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1.Phần mở đầu.
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc theo vòng tròn trong sân
-Xoay các khớp cổ chân đầu gối , hông , vai.
- Ôn bài thể dục một lần.
- Chơi trò chơi khởi động (Bịt mắt bắt dê)
2.Phần cơ bản
*Môn thể thao tự chọn : 
-Ném bóng
+ Học cách cầm bóng bằng hai tay trước ngực
+ Học cách ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực
- Chơi trò chơi “Bỏ khăn “
 -GV tổ chức cho HS chơi .
3 Phần kết thúc.
-Đi đều theo 2-4 hàng dọc vỗ tay và hát.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6-10 phút
1-2 phút
1 phút
2-3 phút
3- phút
18-22 phút
14-16 phút
2-3 phút
13-14 phút
4- 6 phút
1 –2 phút
1 phút
1 phút
-ĐHNL.
GV @ * * * * * * *
 * * * * * * * 
-ĐHTC.
-ĐHTL: GV
 * * * * *
 * * * * *
-ĐHTC : GV
 * * * *
 * * * *
 - ĐHKT:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Tiết 2: Kể chuyện
$28: Ôn tập giữa học kì II 
(tiết 4)
I/ Mục tiêu:
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
	2. Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì II. Nêu được dàn ý của một trong những bài văn miêu tả trên ; nêu chi tiết hoặc câu văn học sinh yêu thích ; giải thích được lí do yêu thích chi tiết hoặc câu văn đó.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
-Bút dạ, bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng (1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu,
GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3-Bài tập 2: 
-Mời HS đọc yêu cầu.
-HS làm bài cá nhân, sau đó phát biểu.
-Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
4-Bài tập 3: 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Mời một số HS tiếp nối nhau cho biết các em chọn viết dàn ý cho bài văn miêu tả nào.
-HS viết dàn ý vào vở. Một số HS làm vào bảng nhóm.
-Một số HS đọc dàn ý bài văn ; nêu chi tiết hoặc câu văn mình thích, giải thích lí do.
-Mời 3 HS làm vào bảng nhóm, treo bảng.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung ; bình chọn bạn làm bài tốt nhất.
*Lời giải:
Có ba bài: Phong cảnh đền Hùng ; Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ; Tranh làng Hồ.
*VD về dàn ý bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
-Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (MB trực tiếp).
-Thân bài:
+Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm.
+Hoạt động nấu cơm.
-Kết bài: Chấm thi. Niềm tự hào của những người đoạt giải (KB không mở rộng).
5-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà viết lại hoàn chỉnh dàn ý của bài văn miêu tả đã chọn.
-Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiết 3: Tập làm văn
$55: Ôn tập giữa học kì II 
(tiết 5)
I/ Mục tiêu:
Nghe-viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè.
Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình của một cụ già mà em biết
II/ Đồ dùng dạy học:
Một số tranh ảnh về các cụ già.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Nghe-viết:
- GV Đọc bài viết.
+ Bài chính tả nói điều gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: gáo dừa, năm chục tuổi, diễn viên tuồng chèo,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
-HS theo dõi SGK.
-Bài chính tả nói về bà cụ bán hàng nước chè.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
3-Bài tập 2: 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV hỏi:
+Đoạn văn các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước?
+Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình?
+Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?
-GV nhắc HS:
+Miêu tả ngoại hình nhân vật không nhất thiết phải tả tất cả các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu.
+Trong bài văn miêu tả, có thể có 1, 2, 3 đoạn văn tả tả ngoại hình nhân vật
-HS viết đoạn văn vào vở. 
-Một số HS đọc đoạn văn.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung ; bình chọn bạn làm bài tốt nhất.
+Tả ngoại hình.
+Tả tuổi của bà.
+Bằng cách so sánh với cây bằng lăng già.
-HS viết đoạn văn vào vở
-HS đọc.
5-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà viết lại hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả đã chọn.
-Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiết 4: Toán
$138: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
-Làm quen với bài toán chuyển động cùng chiều.
-Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (145):
-Mời 1 HS đọc BT 1a:
+Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
+Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (146): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời một HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vở. Một HS làm vào bảng nhóm.
-HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (146): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
 Khi bắt đầu đi xe máy cách xe đạp số km là:
 12 x 3 = 36 (km)
 Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là:
 36 – 12 = 24 (km)
 Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
 36 : 24 = 1,5 (giờ) 
 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút.
 Đáp số: 1 giờ 30 phút.
*Bài giải:
 Quãng đường báo gấm chạy trong 1/25 giờ là:
 120 x 1/ 25 = 4,8 (km)
 Đáp số: 4,8 km.
*Bài giải:
 Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
 11 giờ 7 phút – 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ 
Đến 11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường (AB) là:
 36 x 2,5 = 90 (km)
Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy là:
 54 – 36 = 18 (km)
Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:
 90 : 18 = 5 (giờ) 
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:
 11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút
 Đáp số: 16 giờ 7 phút.
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Tiết 5: Lịch sử 
$28: Tiến vào dinh Độc Lập
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
-Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu ngày 26-4-1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập.
-Chiến dịch HCM toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới : miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 	-Tranh, ảnh tư liệu về đại tháng mùa xuân năm 1975.
	-Lược đồ để chỉ các địa danh được giải phóng năm 1975.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
	- Trình bày ND chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri?
	- Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
2-Bài mới:
2.1-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV trình bày tình hình cách mạng của ta sau Hiệp định Pa-ri.
-Nêu nhiệm vụ học tập.
2.2-Hoạt động 2 (làm việc cả lớp)
-GV nêu câu hỏi:
+ Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diến ra như thế nào?
+Sự kiện quân ta tiến vào Dinh độc Lập thể hiện điều gì?
-Mời HS lần lượt trả lời.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
2.3-Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm 7)
-Cho HS dựa vào SGK để thảo luận câu hỏi:
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975?
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
2.4-Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
-GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
-Cho HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975.
*Diễn biến:
-Xe tăng 390 húc đổ cổng chính tiến thẳng vào. Đồng chí Bùi Quang Thận giương cao cờ CM.
-Dương Văn Minh và chính quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện, lúc đó là 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975.
*Y nghĩa: : Chiến thắng ngày 30-4-1975 là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc. Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
3-Củng cố, dặn dò:
-Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2007
Tiết 1: Tập đọc
$56: Ôn tập giữa học kì II 
(tiết 6)
I/ Mục tiêu:
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
	2. Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống đểliên kết câu trong những ví dụ đã cho.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
-Ba tờ giấy khổ to pho tô 3 đoạn văn ở bài tập 2 (đánh số tt các câu văn).
-Giấy khổ to viết về ba kiểu liên kết câu.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (số HS còn lại):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng (1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu,
GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3-Bài tập 2: 
-Mời 3 HS đọc nối tiếp yêu cầu của bài.
-GV nhắc HS: Sau khi điền từ ngữ thích hợp với ô trống, các em cần xác định đó là liên kết câu theo cách nào.
-Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn văn, suy nghĩ , làm bài vào vở, một số HS làm bài trên bảng 
-Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Lời giải:
a) Từ cần điền: nhưng (nhưng là từ nối câu 3 với câu 2)
b) Từ cần điền: chúng (chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1.
c) Từ cần điền lần lượt là: nắng, chị, nắng, chị, chị.
- nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2.
-chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4.
-chị ở câu 7 thay thế Sứ ở câu 6.
5-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh được điểm cao trong phần kiểm tra đọc.
Tiết 2: Luyện từ 

File đính kèm:

  • docTuan 28.doc