Bài giảng Lớp 5 - Môn Địa lý - Bài 1 - Việt Nam - Đất nước chúng ta

GV kết luận: Nước ta có nhiều ngành công nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng công nghiệp, trong đó có mặt hàng có giá trị xuất khẩu. Các sản phẩm của ngành công nghiệp giúp đời sống con người thoải mái, hiện đại hơn. Nhà nước ta đang đầu tư để phát triển công nghiệp thành ngành sản xuất hiện đại, theo kịp các nước công nghiệp trên thế giới.

doc83 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Địa lý - Bài 1 - Việt Nam - Đất nước chúng ta, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phá hoại rừng và nguồn lợi thuỷ sản.
II. Đồ dùng dạy - học
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ trong SGK.
Các hình ảnh về chăm sóc và bảo vệ rừng, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- Giới thiệu bài:
+ Hỏi và yêu cầu HS trả lời nhanh: Rừng và biển có vai trò thế nào trong đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
+ Nêu: Bài học Lâm nghiệp và thuỷ sản hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về vai trò của rừng và biển trong đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ Kể một số loại cây trồng ở nước ta.
+ Vì sao nước ta có thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới?
+ Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc?
- Một số HS nêu trước lớp, mỗi HS chỉ cần nêu 1 ý.
Hoạt động 1
 các hoạt động của lâm nghiệp
- GV hỏi HS cả lớp: Theo em, ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì?
- GV treo sơ đồ các hoạt động chính của lâm nghiệp và yêu cầu HS dựa vào sơ đồ để nêu các hoạt động chính của lâm nghiệp.
- GV yêu cầu HS kể các việc của trồng và bảo vệ rừng.
- Hỏi: Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác phải chú ý điều gì?
- HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân. Ví dụ:
Trồng rừng.
Ươm cây.
Khai thác gỗ.
- HS nêu: lâm nghiệp có hai hoạt động chính, đó là trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác.
- HS nối tiếp nhau nêu: Các việc của hoạt động trồng và bảo vệ rừng là: Ươm cây giống, chăm sóc cây rừng, ngăn chặn các hoạt động phá hoại rừng,...
- Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác phải hợp lí, tiết kiệm không khai thác bừa bãi, phá hoại rừng.
- GV nêu kết luận: Lâm nghiệp có hai hoạt động chính là trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và các lâm sản khác.
Hoạt động 2
sự thay đổi về diện tích của rừng nước ta
- GV treo bảng số liệu về diện tích rừng của nước ta và hỏi HS:
Bảng số liệu thống kê về điều gì? Dựa vào bảng có thể nhận xét về vấn đề gì?
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng phân tích bảng số liệu, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào?
+ Nêu diện tích rừng của năm đó?
+ Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta tăng hay giảm bao nhiêu triệu ha? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?
+ Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích rừng của nước ta thay đổi như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
- Gọi HS trình bày ý kiến trước lớp.
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS (nếu cần).
- GV hỏi thêm:
+ Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng nào?
+ Điều này gây khó khăn gì cho công tác bảo vệ và trồng rừng?
- HS đọc bảng số liệu và nêu: Bảng thống kê diện tích rừng của nước ta qua các năm. Dựa vào đây có thể nhận xét về sự thay đổi của diện tích rừng qua các năm.
- HS làm việc theo cặp, dựa vào các câu hỏi của GV để phân tích bảng số liệu và rút ra sự thay đổi diện tích của rừng nước ta trong vòng 25 năm, từ năm 1980 đến năm 2004.
+ Bảng thống kê diện tích rừng vào các năm 1980, 1995, 2004.
Năm 1980: 10,6 triệu ha.
Năm 1995: 9,3 triệu ha.
Năm 2004: 12,2 triệu ha.
+ Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta mất đi 1,3 triệu ha. Nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác rừng bừa bãi, việc trồng rừng, bảo vệ rừng lại chưa được chú ý đúng mức.
+ Từ năm 195 đến năm 2004, diện tích rừng nước ta tăng thêm được 2,9 triệu ha. Trong 10 năm này diện tích rừng tăng lên đáng kể là do công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được Nhà nước và nhân dân và nhân dân thực hiện tốt.
- Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi, HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng núi, một phần ven biển.
+ Vùng núi là vùng dân cư thưa thớt vì vậy:
Hoạt động khai thác rừng bừa bãi, trộm gỗ và lâm sản cũng khó phát hiện.
Hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng thiếu nhân công lao động.
- GV kết luận: Trước kia nước ta có diện tích rừng rất lớn. Trong khoảng thời gian từ 1980 đến 1985, hơn 1 triệu ha rừng đã bị biến thành đất trồng, đồi trọc do bị khai thác bừa bãi. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong trồng rừng và bảo vệ rừng nhưng trong những năm gần đây. Nhà nước đã thi hành nhiều biện pháp để thúc đẩy diện tích rừng trồng, chống việc khai thác rừng bừa bãi. Kết quả là từ năm 1995 đến năm 2004, diện tích rừng của nước ta đã tăng được 2,9 triệu ha.
Hoạt động 3
ngành khai thác thuỷ sản
- GV treo biểu đồ thuỷ sản và nêu câu hỏi giúp HS nắm được các yếu tố của biểu đồ:
+ Biểu đồ biểu diễn điều gì?
+ Trục ngang của biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Trục dọc của biểu đồ thể hiện điều gì? Tính theo đơn vị nào?
+ Các cột màu đỏ trên biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Các cột màu xanh trên biểu đồ thể hiện điều gì?
Lưu ý: Nếu HS có trình độ khá, nắm vững cách xem lược đồ thì GV không cần tiến hành bước hướng dẫn kể trên.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập (GV có thể in phiếu cho từng nhóm hoặc viết sẵn phiếu lên bảng cho HS đọc, khi làm HS chỉ cần ghi đáp án
- HS đọc tên biểu đồ và nêu:
+ Biểu đồ biểu diễn sản lượng thuỷ sản của nước ta qua các năm.
+ Trục ngang thể hiện thời gian, tính theo năm.
+ Trục dọc của biều đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản, tính theo đơn vị là nghìn tấn.
+ Các cột màu đỏ thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác được.
+ Các cột màu xanh thể hiện sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được.
- Mỗi nhóm 4 HS cùng xem, phân tích lược đồ và làm các bài tập.
Phiếu Học tập
Bài: Lâm nghiệp và thuỷ sản
Nhóm:................................
Hãy cùng đọc SGK, xem Biểu đồ sản lượng thuỷ sản và thảo luận đển hoàn thành các bài tập sau:
Bài 1. Kể tên một số hải sản của nước ta. Kể tên một loại hải sản đang được nhân dân nuôi, trồng.
Bài 2. Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất.
1) Ngành thuỷ sản nước ta có các hoạt động.
 a) Đánh bắt thuỷ sản. 
 b) Nuôi trồng thuỷ sản.
 c) Cả hoạt động đánh bắt và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
2) Sản lượng thuỷ sản hàng năm là:
 a) Sản lượng thuỷ sản đánh bắt được.
 b) Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được.
 c) Tổng sản lượng thuỷ sản đánh bắt được và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được.
3) Tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta năm 2003 là:
 a) 1856 nghìn tấn	 b) 1003 nghìn tấn 	 c) 2859 nghìn tấn.
4) Sản lượng thuỷ sản của nước ta đang ngày càng:
 a) Tăng 	 b) Giảm	 c) Không thay đổi
5) So với sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được thì sản lượng thuỷ sản đánh bắt được luôn:
 a) ít hơn	 b) Bằng nhau	 c) Nhiều hơn
6) Tốc độ tăng của sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được:
 a) Nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng thuỷ sản đánh bắt được.
 b) Chậm hơn tốc độ tăng của sản lượng thuỷ sản đánh bắt được.
 c) Bằng tốc độ tăng của sản lượng thuỷ sản đánh bắt được.
Bài 3: Chọn các ý cho sẵn dưới đây điền vào ô trống thích hợp trong sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các điều kiện phát triển của ngành thuỷ sản.
a) Người dân có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt cá và nuôi trồng thuỷ sản.
b) Nhu cầu về hải sản tăng.
c) Sản lượng thuỷ sản tăng.
d) Ngành thuỷ sản ngày càng phát triển.
e) Vùng biển rộng.
g) Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
(1)....................................
(6)...............................
(5)............................
(2).....................................
(3)....................................
(4)....................................
Đáp án:
	Bài 1: Các loại thuỷ sản đang được nuôi nhiều: các loại cá nước ngọt như cá ba sa, cá tra, cá trôi, cá trắm, cá mè,...; các loại cá nước lợ và nước mặn: cá song, cá tai tượng, cá chình,...; các loại tôm như tôm sú, tôm hùm, trai, ốc;...
	Bài 2: 1 - c; 2 - c; 3 - c; 4 - a; 5 - c; 6 - a
	Bài 3: 	Điền các ý a, b, e, g vào 1, 2, 3, 4 (không cần đúng thứ tự).
	Điền c vào ô 5; điền d vào ô 6.
- GV cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS (nếu cần).
- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung phiếu bài tập trình bày đặc điểm của ngành thuỷ sản nước ta.
- Mỗi nhóm HS cử đại diện trả lời 1 câu hỏi, HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV kết luận: Ngành thuỷ sản nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển. Nhất là ở các tỉnh ven biển, các tỉnh nhiều ao hồ, hầu hết các tỉnh ở đồng bằng Nam bộ đều có ngành thuỷ sản phát triển mạnh như Kiên Giang, An giang, Cà Mau, Vũng Tàu,...ngoài ra ở miền Trung có các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định,.... phía Bắc có Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định.
củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cần phải làm gì để bảo vệ các loài thuỷ hải sản?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Bài 12	công nghiệp
i. mục tiêu
Sau bài học, HS có thể:
Nêu được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp.
Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
Kể tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp.
Kể tên và xác định trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nghiệp.
ii. đồ dùng dạy - học
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Các hình minh hoạ trong SGK.
Phiếu học tập của HS.
GV và HS sưu tầm về tranh ảnh và một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
iii. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động 1
Hoạt đông 2
kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV giới thiệu bài:
+ GV cho HS xem một số tranh ảnh về sản xuất công nghiệp và hỏi: Các hoạt động sản xuất được chụp trong hình là hoạt động của ngành nào?
+ GV nêu: Trong giờ học này các em sẽ cùng tìm hiểu về ngành công nghiệp của nước ta.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?
+ Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản?
+ Ngành thuỷ sản phân bố ở đâu? Kể tên một số tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển.
- HS nêu: Ngành công nghiệp.
Hoạt động 1
một số ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng
- GV tổ chức cho HS cả lớp báo cáo kết quả sưu tầm về các tranh ảnh chụp hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc sản phẩm của ngành công nghiệp.
- GV nhận xét kết quả sưu tầm của HS, tuyên dương các em tích cực sưu tầm để tìm được nhiều ngành sản xuất, nhiều sản phẩm của ngành công nghiệp.
- GV hỏi HS: Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống của nhân dân?
- HS trong lớp tiếp nối nhau báo cáo kết quả. Cách báo cáo như sau:
+ Giơ hình cho các bạn xem.
+ Nêu tên hình (tên sảm phẩm).
+ Nói tên các sản phẩm của ngành đó (hoặc nói tên ngành tạo ra sản phẩm đó).
+ Nói xem sản phẩm của ngành đó có được xuất khẩu ra nước ngoài không.
- HS cả lớp theo dõi GV nhận xét.
- Một số HS nêu ý kiến:
+ Tạo ra các đồ dùng câng thiết cho cuộc sống như vải vóc, quần áo, xà phòng, kem đánh răng,...
+ Tạo ra các máy móc giúp cuộc sống thoải mái, tiện nghi, hiện đại hơn: máy giặt, điều hoà, tủ lạnh,...
+ Tạo ra các máy móc giúp con người nâng cao năng suất lao động, làm việc tốt hơn,...
Bảng thống kê về các ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp
Sản phẩm
Sản phẩm được xuất khẩu
Khai thác khoáng sản
Than, dầu mỏ, quặng sắt, bô-xít,...
- Than, dầu mỏ,....
Điện (thuỷ điện, nhiệt điện,...
Điện
Luyện kim
Gang, thép, đồng, thiếc,...
Cơ khí (sản xuất, lắp ráp, sửa chữa)
Các loại máy móc, phương tiện giao thông,...
Hoá chất
Phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng,...
Dệt, may mặc
Các loại vải, quần áo,...
Các loại vải, quần áo
Chế biến lương thực, thực phẩm
Gạo, đường, mía, bia, rượu
Gạo
Chế biến thuỷ, hải sản
Thịt hộp, cá hộp, tôm,...
Thịp hộp, cá hộp,...
Sản xuất hàng thiêu dùng
Dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình,...
- GV kết luận: Nước ta có nhiều ngành công nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng công nghiệp, trong đó có mặt hàng có giá trị xuất khẩu. Các sản phẩm của ngành công nghiệp giúp đời sống con người thoải mái, hiện đại hơn. Nhà nước ta đang đầu tư để phát triển công nghiệp thành ngành sản xuất hiện đại, theo kịp các nước công nghiệp trên thế giới.
Hoạt động 2
trò chơi "đối đáp vòng tròn?"
- GV chia lớp thành 4 nhóm, chọn mỗi nhóm 1 HS làm giám khảo.
- GV nêu cách chơi: Lần lượt mội đội đưa câu hỏi cho đội bạn trả lời, theo vòng tròn, đội 1 đố đội 2, đội 2 đố đội 3, đội 3 đố đội 4, đội 4 đố đội 1. Chơi như vậy 3 vòng. Các câu hỏi phải hỏi về các ngành sản xuất công nghiệp, hoặc các sản phẩm của ngành này. Mỗi câu hỏi đúng tính 10 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Nếu đặt câu hỏi sai bị trừ 2 điểm, nếu trả lời sai bị trừ 2 điểm.
Khi kết thúc cuộc thi, đội nào có nhiều điểm nhất là đội thắng cuộc.
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- HS chia nhóm chơi.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
Ví dụ về một số câu hỏi, câu trả lời:
1. Ngành khai thác khoáng sản nước ta khai thác được loại khoáng sản nào nhiều nhất (than).
2. Kể một số sản phẩm của ngành luyện kim (gang, thép,...)
3. Cá hộp, thịt hộp,... là sản phẩm của ngành nào? (Chế biến thuỷ, hải sản).
.......
Hoạt động 3
một số nghề thủ công ở nước ta
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm trưng bày kết quả sưu tầm về các trang ảnh chụp hoạt động sản xuất thủ công hoặc sản phẩm của nghề thủ công.
- GV nhận xét kết quả sưu tầm của HS, tuyên dương các em tích cực sưu tầm để tìm được nhiều nghề sản xuất thủ công, nhiều sản phẩm của các nghề thủ công.
- GV hỏi: Địa phương ta có nghề thủ công nào?
- HS làm việc theo nhóm, dán hoặc ghi những gì mình biết về các nghề thủ công, các sản phẩm thủ công vào phiếu của nhóm mình.
+ Giơ hình cho các bạn xem.
+ Nêu tên nghề thủ công, hoặc sản phẩm thủ công.
+ Nếu xem nghề thủ công đó tạo ra những sản phẩm nào (nếu là ảnh chụp nghề thủ công); nói sản phẩm thủ công đó là của nghề nào (nếu là ảnh chụp sản phẩm).
+ Nói xem sản phẩm của nghề thủ công đó được làm từ gì và có được xuất khẩu ra nước ngoài không?
- HS cả lớp theo dõi GV nhận xét.
- Một số HS nêu ý kiến.
Ví dụ về một phiếu của HS
Tranh ảnh
(nếu có)
Tên nghề
 thủ công
Các sản phẩm
Vật liệu
Địa phương có nghề
Gốm sứ
Bình hoa, lọ hoa, chậu cảnh, lọ lục bình,....
Đất sét
Bát tràng (Hà Nội), Biên Hoà (Đồng Nai)
Cói 
Chiếu cói, làn cói, hòm cói, tranh cói,...
Sợi dây cói
Nga Sơn (Thanh Hoá); Kim Sơn (Ninh Bình).
Lụa Hà Đông
Vải lụa, khăn lụa, quần áo lụa,...
Lụa tơ tằm
Mây, tre, đan
Tủ mây, làn mây, lọ hoa, mành.
Cây mây, song, cây tre,...
Hoạt động 4
vai trò và đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta
- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta?
+ Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống nhân dân ta?
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến:
+ Nghề thủ công ở nước ta có nhiều và nổi tiếng như: lụa Hà Đông; gốm sứ Bát Tràng, gốm Biên Hoà, chiếu Nga Sơn,...
+ Đó là các nghề chủ yếu dựa vào truyền thống, và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn.
+ Nghề thủ công tạo công ăn việc làm cho nhiều lao độg.
+ Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ, dễ kiếm trong dân gian.
+ Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu.
- GV nhận xét câu trả lời của HS, kết luận: Nước ta có nhiều nghề thủ công nổi tiếng, các sản phẩm thủ công có giá trị xuất khẩu cao, nghề thủ công lại tạo nhiều việc làm cho nhân dân, tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ trong nước. Chính vì thế mà Nhà nước đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề thủ công truyền thống.
củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Bài 13	công nghiệp (tiếp theo)
i. mục tiêu
Sau bài học, HS có thể:
Chỉ trên lược đồ và nêu sự phân bố của một số ngành công nghiệp nước ta.
Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.
Xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, BàRịa - Vũng Tàu, Đồng Nai.
Biết một số điều kiện để hình thành khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
ii. đồ dùng dạy - học
Bản đồ kinh tế Việt Nam.
Lược đồ công nghiệp Việt Nam (2 bản không có các kí hiệu của các ngành công nghiệp).
Sơ đồ các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước
Các miếng bìa cắt kí hiệu của các ngành công nghiệp; Nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện, khai thác dầu mỏ, khai thác khí tự nhiên, khai thác than, khia thác a-pa-tít (đủ dùng cho trò chơi).
Phiếu học tập của HS.
iii. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học trước các em đã cùng tìm hiểu về một số ngành công nghiệp, nghề thủ công, các sản phẩm của chúng. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vè sự phân bố của ngành công nghiệp ở nước ta.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số ngành công nghiệp của nước ta và sản phẩm của các ngành đó.
+ Nêu đặc diểm của nghề thủ công nước ta.
+ Địa phương em có những ngành công nghiệp, nghề thủ công nào?
Hoạt động 1
sự phân bố của một số ngành công nghiệp
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ.
- GV nêu yêu cầu: Xem hình 3 và tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện
- GV nêu yêu cầu HS nêu ý kiến.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV tổ chức cuộc thi ghép kí hiệu vào lược đồ.
+ Treo 2 lược đồ công nghiệp Việt Nam không có kí hiệu các khu công nghiệp, nhà máy,...
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 em đứng xếp thành hai hàng dọc hai bên bảng.
+ Phát cho mỗi em một loại lí hiệu của ngành công nghiệp.
+ Yêu cầu các em trong đội tiếp nối nhau dán các kí hiệu vào lược đồ sao cho đúng vị trí.
+ Đội nào có nhiều kí hiệu dán đúng là đội thắng cuộc, nếu hai đội dán được số kí hiệu như nhau thì đội nào xong trước đội đó thắng cuộc.
- GV tổ chức cho HS chơi, sau đó nhận xét cuộc thi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Phỏng vấn một số em: Em làm thế nào mà dán đúng kí hiệu?
- GV nêu Khi xem lược đồ, bản đồ cần đọc chú giải thật kỹ. Điều đó sẽ giúp các em xem bản đồ, lược đồ được chính xác.
- HS nêu: Lược đồ công nghiệp Việt Nam cho ta biết về các ngành công nghiệp và sự phân bố của ngành công nghiệp đó.
- HS làm việc cá nhân.
- 5 HS nối tiếp nhau nêu về từng ngành công nghiệp, các HS khác the dõi và bổ sung ý kiến.
Công nghiệp khai thác than Quảng Ninh.
Công nghiệp khai thác dầu mỏ Biển Đông (thềm lục địa).
Công nghiệp khai thác A-pa-tít Cam Đường (Lào Cai).
Nhà máy thuỷ điện: vùng núi phía Bắc (Thác Bà, Hoà Bình); vùng tây nguyên, Đông Nam Bộ (Y-a-ly, sông Hinh, Trị An)
Khu công nghiệp nhiệt điện Phú Mỹ ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ HS lên bảng chuẩn bị chơi và nhận đồ dùng:
Đội 1 (đội 2 tương tự như đội 1).
HS 1 - Kí hiệu khai thác than.
HS 2 - Kí hiệu khai thác dầu mỏ.
HS 3 - Kí hiệu khai thác a-pa-tít.
HS 4 - Kí hiệu nhà máy thuỷ điện.
HS 5 - Kí hiệu nhà máy nhiệt điện.
- HS nêu suy nghĩ: 
+ Em nhớ vị trí.
+ Em nhớ tên của các mỏ khoáng sản và biết chúng được in màu gì trên lược đồ.
+ Em biết tên các nhà máy được viết màu trên lược đồ nên tìm chỗ dán nhanh và dễ.
Hoạt động 2
sự tác động của tài nguyên, dân số
đến sự phân bố của một số ngành công nghiệp
A
B
Ngành công nghiệp
Phân bố
1. Nhiệt điện
a) Nơi có nhiều thác ghềnh
2. Thuỷ điện
b) Nơi có mỏ khoáng sản
3. Khai thác khoáng sản
c) Nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng
4. Cơ khí, dệt may, thực phẩm
- GV nêu yêu cầu HS làm việc các nhân để hoàn thành bài tập sau:
Nối mỗi ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp.
- GV cho HS trình bày kết quả làm bài trước lớp.
- GV sửa chữa cho HS (nếu các em làm sai).
- GV yêu cầu HS dựa vào kết quả làm bài để trình bày sự phân bố của các ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí, nhiệt điện, thuỷ điện, ngành cơ khí, dệt may, thực phẩm.
- GV sửa chữa phần trình bày cho HS (nếu cần).
- Tự làm bài
Kết quả làm bài đúng:
1 nối với d
2 nối với a
3 nối với b
4 nối với c
-

File đính kèm:

  • docDia 5 (ca nam).doc