Bài giảng Lớp 4 - Môn Tuần 8 - Tiết 2 - Đạo đức : Tiết kiệm tiền của

Toàn đoạn đọc với giọng kể và tả chậm rãi, nhẹ nhàng, thể hiện niềm ao ước ngày nhỏ của chị phụ trách khi nhìn thấy đôi giày ba ta màu xanh.

*Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của đôi giày: Chao ôi, đẹp làm sao, ôm sát chân, dáng thon thả, màu da trời, hàng khuy dập và tưởng tượng của cô bé nếu được mang giày: nhẹ, nhanh hơn, thèm muốn.

 

doc59 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tuần 8 - Tiết 2 - Đạo đức : Tiết kiệm tiền của, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về con người Ngô Quyền.
 -GV nhận xét và bổ sung .
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn : “Sang đánh nước ta  hoàn toàn thất bại” để trả lời các câu hỏi sau :
 +Cửa sông Bạch Đằng ở đâu ?
 +Vì sao có trận Bạch Đằng ?
 +Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì ?
 +Trận đánh diễn ra như thế nào ?
 +Kết quả trận đánh ra sao ?
 -GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận BĐ.
 -GV nhận xét, kết luận: Quân Nam Hán sang xâm lược nước ta . Ngô Quyền chỉ huy quân ta, lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông BĐ, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938) .
 *Hoạt động nhóm :
 -GV phát PHT và yêu cầu HS thảo luận : 
 +Sau khi đánh tan quân Nam Hán ,Ngô Quyền đã làm gì ?
 + Điều đó có ý nghĩa như thế nào ?
 -GV tổ chức cho các nhóm trao đổi để đi đến kết luận: Mùa xuân năm 939 , Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa . Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị PKPB đô hộ .
4.Củng cố :
 -Cho HS đọc phần bài học trong SGK .
 -Ngô Quyền đã dùng mưu kế gì để đánh tan quân Nam Hán ?
 -Chiến thắng BĐ có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước ta thời bấy giờ ?
 -GV giáo dục tư tưởng .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học .
 -Về nhà tìm hiểu thêm một số truyện kể về chiến thắng BĐ của Ngô Quyền .
 -Chuẩn bị bài tiết sau :” Ôn tập “.
-4 HS hỏi đáp với nhau .
-HS khác nhận xét , bổ sung .
-HS điền dấu x vào trong PHT của mình .
-Vài HS nêu: NQ là người Đường Lâm. Ông là người có tài,có đức, có lòng trung thực và căm thù bọn bán nước và là một anh hùng của dân tộc .
-HS đọc SGK và trả lời câu hỏi .
-HS nhận xét ,bổ sung .
-3 HS thuật .
-HS các nhóm thảo luận và trả lời.
-Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
-3HS dọc .
-HS trả lời .
-HS cả lớp .
IV/ Rút kinh nghiệm bổ sung:
 Thứ tư ngày tháng năm 20
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU TRUYỆN
I. Mục tiêu: 
Biết cách phát triển câu truyện theo thời gian.
Biết cách sắp xếp các đọc văn kể truyện theo trình tự thời gian,
Biết viết câu mở đầu đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
Có y61 thức dùng từ hay, viết đúng ngữ pháp và chính tả.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ cốt truyện Vào nghề trang 73., SGK..
Giấy khổ to và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện từ đề bài: Trong giất nơ em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước.
-Nhận xét cề nội dung truyện, cách kể và cho điểm từng HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
+Nếu kể chuyện không theo một trình tự hợp lí, nhớ đến đâu kể đến đó thì có tác hại gì?
-Trong tiết học này, các em sẽ luyện phát triển câu truyện theo trình tự thời hian và cùng thi xem ai có xách mở đoạn hay nhất.
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
-Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh minh hoạ cho truyện gì? Hãy kể lại và tóm tắt nội dung truyện đó.
-Nhận xét, khen HS nhớ cốt truyện.
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Phát phiếu cho HS . Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và viết câu mở đầu cho từng đoạn, 4 nhóm làm xong trước mang nộp phiếu.
-Yêu cầu 1 HS lên sắp xếp các phiếu đã hoàn thành theo đúng trình tự thời gian.
-Gọi HS nhận xét, phát biểu ý niến.
GV ghi nhanh các cách mở đoạn khác nhau của từng HS vào bên cạnh.
-Kết luận về những câu mở đoạn hay.
-3 HS lên bảng kể chuyện.
+Khi kể chuyện mà không kể theo trình tự hợp lí thì sẽ làm cho người nghe không hiểu được và câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn nữa.
+Lắng nghe.
-Bức tranh minh hoạ cho truyện Vào nghề.
Câu truyện kể về ước mơ đẹp của bé Va-li-a.
Một lần Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc. Em rất thích tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn” và ước mơ trở thành diễn viên biểu diễn tiết mục ấy. Em xin vào học nghề ở rạp xiếc. Ông giám đốc giao cho em việc quét dọn chồng ngựa. Em ngạc nhiên nhưng rồi cũng nhận lời. Em đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn trong suốt thời gian học. Về sau, Va-li-a trở thành một diễn viên như em hằng mong ước.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động cặp đôi.
-1 HS lên bảng dán phiếu.
-Nhận xét, phát biểu cho phần mở đoạn của mình.
-Đọc toàn bộ các đoạn văn. 4 HS tiếp nối nhau đọc.
Đoạn 1:
-Mở đầu
-Diễn biến
-Kết thúc
Tết Nô-en năm ấy, cô bé Va-li-a được 11 tuối được bố mẹ đưa đi xem xiếc./ Nô-en năm ấy, cô bé Va-li-a được 11 tuổi bố mẹ cho em đi xem xiếc.
Chương trình xiếc hôm ấy hay tuyệt, như Va-li-a thích hơn cả là tiết mục cô gái xinh đẹp vừ phi ngựa vừa đánh đàn
Từ đó, lúc nào Va-li-a cũng mơ ước một ngày nào đó sẽ trở thành một diễn viên xiếc vừa phi ngựa vừa đánh đàn.
Đoạn 2:
-Mở đầu
-Diễn biến
-Kết thúc
Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ ghi tên học nghề./ Một hôm, tình cờ Va-li-a đọc trên thông báo tuyển diễn viên xiếc. Em mứng quýnh xin bố mẹ cho ghi tên đi học.
Sáng ấy, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác dẫn em đến chồng ngựa, chỉ vào con ngựa và bảo
Bác giám độc cười bảo em
Đoạn 3:
-Mở đầu
-Diễn biến
-Kết thúc
Thế là từ hôm đó, ngày ngày Va-li-a đến làm việc trong chuồng ngựa./ Từ đó, hôm nào Va-li-a cũng làm việc trong chuồng ngựa.
Những ngày đầu Va-lia- rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí , nhưng
Cuối cùng em quen việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lai của em
Đoạn 4:
-Mở đầu
-Diễn biến
-Kết thúc
Thế rồi cũng đến ngày Va-li-a trở thành một diễn viên thực thụ./ Chẳng bao lâu, Va-li-a trở thành diễn viên, được biểu diễn trên sân khấu.
Mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên
Thế là ước mơ thuở nhỏ của Va-li-a trở thành sự thật.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS đọc toàn truyện và thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
+Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
+Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Em chọn câu truyện nào đã đọc để kể?
-Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
-Gọi HS tham gia thi kể chuyện. HS chưa kể theo dõi, nhận xét xem câu chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa?
-Nhận xét, cho điểm HS .
3. Củng cố-dặn dò:
-Hỏi: Phát triển câu truyện theo trình tự thời gian nghĩa là thế nào?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại một câu truyện theo trình tự thời gian vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS đọc toàn truyện, 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi.
+Các đoạn văn được sắp sếp theo trình tự thời gian (sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau).
+Các câu mở đoạn giúp nối đoạn văn trước với đoạn văn sau bằng các cụm từ chỉ thời gian.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Em kể câu chuyện:
Dế mèn bênh vực kẻ yếu.
Lời ước dưới trăng.
Ba lưỡi rìu.
Sự tích hồ Ba Bể.
Người ăn xin.
-4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thành 1 nhóm. Khi 1 HS kể thì các em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn.
-7 đấn 10 HS tham gia kể chuyện.
IV/ Rút kinh nghiệm bổ sung:
Tiết : 38 	LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 -Giúp HS: Rèn kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 -Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
III.Hoạt động trên lớp: 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 37, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được luyện tập về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
 b.Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1 
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
Số lớn là:
(24 + 6) : 2 = 15
Số bé là:
15 – 6 = 9
 b) Số lớn là:
 (60 + 12) : 2 = 36
 Số bé là:
 36 – 12 = 24
 c) Số bé là:
 (325 – 99) : 2 = 113
 Số lớn là:
 163 + 99 = 212
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 -GV yêu cầu HS nêu lại cách tìm số lớn, cách tìm số bé trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 Bài 2
 -GV gọi HS đọc đề bài toán, sau đó yêu cầu HS nêu dạng toán và tự làm bài.
Bài giải
Tuổi của chị là:
(36 + 8) : 2 = 22 (tuổi)
Tuổi của em là:
22 – 8 = 14 (tuổi)
Đáp số: chị 22 tuổi
 Em 14 tuổi
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
 -GV tiến hành tương tự như bài tập 2.
 Bài 4
 -GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. GV đi kiểm tra vở của một số HS.
Tóm tắt
 ? kg
8 tạ
Thửa I
Thửa II
5 tấn 2 tạ
? kg
 Bài 5
Bài giải
5 tấn 2 tạ = 5200 kg
8 tạ = 800 kg
Số ki-lô-gam thóc thửa I thu được là:
(5200 + 800) : 2 = 3000 (kg)
Số ki-lô-gam thóc thửa II thu được là:
3000 – 800 = 2200 (kg)
Đáp số: 3000 kg
 2200 kg
Bài giải
5 tấn 2 tạ = 5200 kg
8 tạ = 800 kg
Số ki-lô-gam thóc thửa II thu được là:
(5200 – 800) : 2 = 2200 (kg)
Số ki-lô-gam thóc thửa I thu được là:
2200 + 800 = 3000 (kg)
Đáp số: 3000 kg
 2200 kg
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài 
sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn và đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
-2 HS nêu trước lớp.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cách, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
Tuổi của em là:
(36 – 8) : 2 = 14 (tuổi)
Tuổi của chị là:
14 + 8 = 22 (tuổi)
Đáp số: Em 14 tuổi
 Chị 22 tuổi
-HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS làm bài và kiểm tra bài làm của bạn bên cạnh.
-HS.
IV/ Rút kinh nghiệm bổ sung:
TẬP ĐỌC
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I. Mục tiêu: 
Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
-PB: đôi giày, ôm sát chân, hàng khuy, run run, ngọ nguậy, nhảy tưng tưng.
-PN: nước biển, thon thả, tưởng tượng, lang thang, ngẩn ngơ, mấp máy, ngọ nguậy, nhảy tưng tưng ,
Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm .
Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
Đọc- hiểu:
Hiểu các từ ngữ: ba ta, vận động, cột
Hiểu nội dung bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm đến ước mơ của cậu, khiến cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh minh hoạ bài tập đọc trang 81 SGK (phóng to nếu có điều kiện)
Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc..
III. Hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi HS lên bảng đọc thuộc bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ và trả lời câu hỏi:
+Nêu ý chính của bài thơ.
+Nếu có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao?
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Bức tranh minh hoạ bài tập đọc gợi cho em điều gì?
-Bài tập đọc Đôi giày ba ta màu xanh sẽ cho các em biết về ước mơ, về tình cảm của mọi người dành cho nhau thật yêu thương và gần gũi. Mỗi người đều có một ước mơ và thật hạnh phúc khi ước mơ trở thành hiện thực.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:
-Gọi HS đọc toán bài. Cả lớp đọc thầm và trả lới câu hỏi: Bài văn chia làm mấy đọc ? Tìm từng đoạn.
-Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1. GV sửa lỗi ngắt giọng, phá âm cho từng HS , chú ý câu cảm và câu dài:
*Chao ôi ! Đội giày mới đẹp làm sao !
*Tôi tưởng tượng / nếu mang nó vào/ chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên con đường đất mịn trong làng / trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi
-GV đọc mẫu đoạn 1.
* Toàn đoạn đọc với giọng kể và tả chậm rãi, nhẹ nhàng, thể hiện niềm ao ước ngày nhỏ của chị phụ trách khi nhìn thấy đôi giày ba ta màu xanh.
*Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của đôi giày: Chao ôi, đẹp làm sao, ôm sát chân, dáng thon thả, màu da trời, hàng khuy dập và tưởng tượng của cô bé nếu được mang giày: nhẹ, nhanh hơn, thèm muốn.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1. cả lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Nhân vật Tôi trong đoạn văn là ai?
+Ngày bé, chị từng mơ ước điều gì?
+Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
+Ước mơ của chị phụ trách Đội có trở thành hiện thực không? Vì sao em biết?
+Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-Ghi ý chính đoạn 1.
-Tổ chưcù cho HS thi đọc diễn cảm.
+Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm ở bảng phụ.
+Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bà luyện đọc.
+Gọi HS tham gia thi đọc diễn cảm.
+Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS . 
Đoạn văn:
Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân giày gần sát cổ có 2 hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Tôi tưởng tượng/ nếu máng nó vào / chắc bước đi sẽ nhẹ nhàng và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường dất mịn trong làng / trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi
 * Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2:
-Từ ước mơ của mình ngày còn bé, chị phụ trách đội sẽ làm gì khi thấy một cậu bé có ước mơ giống mình. Các em đọc và tìm hiểu đoạn 2 của bài.
-Các bước tiến hành (như đoạn 1)
*Chú ý đoạn 2 đọc giọng nhanh hơn, vui hơn khi thể hiện niềm xúc động, vui sướng khôn tả của cậu bé lang thang lúc cậu được tặng đôi giày.
*Nhấn giọng ở những từ ngữ: ngẩn ngơ, run run, mấp máy, ngọ nguậy, nhảy tưng tưng
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trở lời câu hỏi.
+Khi làm công tác Đội, chị phụ trách được phân công làm nhiệm vụ gì?
Lang thang có nghĩa là gì?
+Vì sao chị biết ước mơ của một cậu bé lang thang?
+Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp?
+Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó?
+Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
+Đoạn 2 nói lên điều gì?
-Ghi ý chính đoạn 2.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễm cảm.
+Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
+Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+Tổ chức thi đọc diễn cảm.
Đoạn văn:
 Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột 2 chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ , nhảy tưng tưng,.
-Gọi HS đọc toàn bài.
-Hỏi: nội dung của bài văn là gì?
-Ghi ý chính của bài.
-Tổ chức cho HS thi đọc cả bài.
-Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS .
3. Củng cố- dặn dò:
-Hỏi : +Qua bài văn, em thấy chi phụ trách là người như thế nào?
+Em rút ra điều gì bổ ích qua nhân vật chị phụ trách ?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Bức tranh minh hoạ gợi cho em thấy không khí vui tươi trong lớp học và cảm giác sung sướng của một bạn nhỏ khi được đôi giày như mình mong ước.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
-Bài văn chia làm 2 đoạn:
+Đoạn 1: Ngày còn bé đến các bạn tôi.
+Đoạn 2: Sau này  đến nhảy tưng tưng.
-3 HS đọc thành tiếng.
-2 HS đọc thành tiếng.
+Nhân vật tôi trong đoạn văn là chị phụ trách Đội Thiếu niên Tiền Phong
+Chị mơ ước có 1 đôi giày ba ta màu xanh nước biển như của anh họ chị.
+Những câu văn: Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân ôm sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt qua.
+Ứơc mơ của chị phụ trách Đội không trở trách hiện thực vì chỉ được tưởng tượng cảnh mang giày vào chân sẽ bước đi nhẹ nhàng hơn trước con mắt thèm muốn của các bạn chị.
+Vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh.
-2 HS nhắc lại ý chính đoạn 1.
+1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, tìm cách đọc hay (như đã hướng dẫn)
+2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
+5 HS tham gia thi đọc.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+Chị được giao nhiệm vụ phải vận động Lái, một cậu bé lang thang đi học.
+Lang thang có nghĩa là không có nhà ở, người nuôi dưỡng, sống tạm bợ trên đường phố.
+Vì chị đã đi theo Lái khắc các đường phố.
+Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp.
+Vì chị muốn mang lại niềm hanh phúc cho Lái.
*Vì chị muốn động viên, an ủi Lái, chị muốn Lái đi học.
*Vì chị nghĩ Lái cũng như chị sẽ rất sung sướng khi ước mơ của mình thành sự thật.
*Vì Lái cũng có ước mơ giống hệt chị ngày nhỏ: cũng ao ước có một đôi giày ba ta màu xanh.
+Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột 2 chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ , nhảy tưng tưng,.
+Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được tặng giày.
-2 HS nhắc lại ý chính đoạn 2.
+2 HS đọc thành tiếng.
+2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm, chỉnh sử cho nhau.
+5 HS thi đọc đoạn văn.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được chi phụ trách tặng đôi giày mới trong ngày đầu tiên đến lớp.
-2 HS nhắc lại.
-3 HS thi đọc cả bài.
IV/ Rút kinh nghiệm bổ sung:
BÀI 16 KHOA HỌC : ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Nêu được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và đặc biệt khi bị bệnh tiêu chảy.
 -Biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
 -Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trang 34, 35 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Chuẩn bị theo nhóm: Một gói dung dịch ô-rê-dôn, một nắm gạo, một ít muối, cốc, bát và nước.
 -Bảng lớp ghi sẵn các câu thảo luận.
 -Phiếu ghi sẵn các tình huống.
III/ Hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Ki

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc