Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tiết: 56 - Tuần:12 - Bài: Nhân một số với một tổng

 Bài: : KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

I.MỤC TIÊU: - Nhận biết được hai cách kết bài ( kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng ) trong bài văn kể chuyện ( mục I và BT1, BT2 mục III ).

 - Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn KC theo cách mở rộng (BT3, mục III).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy khổ to hoặc bảng phụ.

III. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’ - Gọi 2 HS đọc lại phần Mở bài của mình đã viết vào vở.

 

doc22 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tiết: 56 - Tuần:12 - Bài: Nhân một số với một tổng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 một số với một tổng và ngược lại? 
HS2: Làm bài tập: Tính bằng hai cách: 207 x (2 + 6) - Nhận xét - Ghi điểm. 
IV.GIẢNG BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
GV giới thiệu bài mới - Ghi bảng.
*HĐ1: Tính & so sánh giá trị của 2 b/thức. 
 - Hd hs tính: 3 x (7 - 5) & 3 x 7 - 3 x 5
 Ta có: 3 x (7 - 5) = 3 x 2 = 6
 3 x 7 - 3 x 5 = 21 – 15 = 6
 Vậy: 3 x ( 7- 5) = 3 x 7 - 3 x 5
-Qua ví dụ trên y/c hs rút ra qui tắc : khi nhân một số với một hiệu ta làm như thế nào?
-Gv kết luận và rút ra cách tính tổng quát: 
 a x (b - c)= a x b - a x c
*HĐ2: Luyện tập - thực hành.
Bài 1: 
- Y/c hs nhắc lại qui tắc một số nhân với một hiệu?
- Y/c hs tính giá trị biểu thức rồi viết vào ô trống 
( theo mẫu)
(Khi tính giá trị của biểu thức cột a x (b - c) dành cho hs yếu)
- Nhân xét- Tuyên dương. 
Bài 3: - Gọi hs đọc bài tập.
- Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Cho hs làm phiếu bt CN, 1 hs làm ở bảng lớp
- Yêu cầu hs khác nhận xét, bổ sung.	
Bài 4: 
- Y/c hs tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
- Cho hs thảo luận nhóm, gọi đại diện trình bày. 
+ B/thức thứ nhất, thứ hai có dạng như thế nào?
+ Khi thực hiện nhân 1hiệu với 1số ta có thể làm thế nào?
*HĐ3: Củng cố.
- Nêu cách nhân một số với hiệu?
- Hs theo dõi
- Hs theo dõi và trả lời
- Cả lớp thảo luận nhóm đôi và trình bày.
- Hs nhắc lại qui tắc.
- HS nêu yêu cầu và làm miệng.
- Hs đọc bài tập 
- Vài hs trả lời
- HS làm bài phiếu CN, 1 hs làm ở bảng lớp
- Cả lớp thảo luận nhóm 4. Trình bày.
- Vài hs trả lời, nhận xét.
-Hs trả lời
V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 2’ 
 - Dặn dò hs VN học bài.Chuẩn bị trước bài: “ Luyện tập”. Nhận xét – Tuyên dương. 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy: Thứ Ba: 11/12/2013 
 Môn:LTVC - Tiết: 23 -Tuần:12
 Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ - NGHỊ LỰC 
I. MỤC TIÊU : 
 - Biết thêm một số từ ngữ ( kể cả tục ngữ, từ Hán Việt ) nói về ý chí, nghị lực của con người ; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt ( có tiếng chí ) theo hai nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ ( nói về ý chí, nghị lực ) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu TN theo chủ điểm đã học(BT4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bốn, năm tờ giấy khổ to đã viết nội dung BT1, 3.
III. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’. Luyện tập về động từ.
* HS1: Nêu định nghĩa tính từ và cho VD về tính từ.
* HS2: Em hãy tìm 1 tính từ và đặt câu với tính từ đó.
 - Nhận xét, ghi điểm.
IV. GIẢNG BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 GV giới thiệu bài mới - Ghi bảng. 3’
*HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập. 24’
BT1: - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giao việc. Cho HS làm bài theo nhóm. GV phát giấy đã kẻ bảng cho các nhóm.
-Gọi HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
* chí: có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất): chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
* chí: có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
BT2: Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
-GV giao việc. Cho HS làm bài theo nhóm 4.
-Gọi HS trình bày.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Dòng b nêu đúng ý nghĩa của từ nghị lực .
BT3: Cho HS đọc yêu cầu của BT3 và đọc đoạn văn viết về Nguyễn Ngọc Ký. GV y/c HS chọn những chữ cần thiết để điền vào chỗ trống.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Các ô trống cần điền là: nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.
BT4: - Gọi HS nêu y/c bài tập. Cho HS làm bài miệng. Nhận xét.
*HĐ2: Củng cố. 5’
- GV cho HS chơi trò chơi: Tìm từ nói về ý chí, nghị lực.
-HS nhắc lại đề bài.
- HS đọc y/c.
- HS làm bài theo nhóm 4 và đại diện các nhóm lên trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét.
- HS tiếp tục thảo luận nhóm 4 làm bài và trình bày.
- HS làm phiếu BT cá nhân.
- HS lên bảng điền vào ô trống. Cả lớp nhận xét.
- HS làm BT và trình bày miệng.
- HS tham gia trò chơi.
V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 3’.
 - Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau: “ Tính từ (t.t). ”. Nhận xét, tuyên dương.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy: Thứ Ba: 11/12/2013 
 Môn: Kể chuyện - Tiết: 12 -Tuần:12
 Bài: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. 
I. MỤC TIÊU : 
 - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện(mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
 - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 -Một số truyện viết về người có nghị lực. Bảng phụ để viết gợi ý, tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
 III. GIẢNG BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
GV giới thiệu bài mới - Ghi bảng. 3’
*HĐ1 : Hướng dẫn HS kể chuyện. 26’
a)Hướng dẫn HS tìm hiểu y/c của đề bài:
-Cho HS đọc đề bài và đọc gợi ý sgk.
-GVgạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực.
- GVgọi HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK.
 Hỏi: Em chọn truyện nào ? Ở đâu?
-GV: Các em có thể chọn các truyện có trong gợi ý, các em cũng có thể chọn truyện khác ngoài sgk.
- Gọi HS đọc gợi ý 3.GV đưa bảng phụ ghi dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện lên bảng để HS đọc lại.
+GV lưu ý HS:
* Trước khi kể, các em cần giới thiệu tên câu chuyện, tên nhân vật trong truyện mình kể.
* Kể tự nhiên, không đọc truyện
* Với truyện dài, các em chỉ kể 1,2 đoạn.
b)HS thực hành KC, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
-Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện mình kể.
-Cho HS thi kể cá nhân.
- GV nhận xét và khen những HS kể hay.
*HĐ2: Củng cố 
GV khen những hs kể chuyện hay, hấp dẫn.
- HS nhắc lại đề.
- HS đọc .
- HS theo dõi.
-HS đọc n/ tiếp các gợi ý. - HS giới thiệu tên câu chuyện mình chọn kể.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
-HS thực hành kc đôi bạn và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể cá nhân và nêu ý nghĩa câu chuyện.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 2’.- Dặn dò bài về nhà. Chuẩn bị bài sau: “ Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ”.- Nhận xét, tuyên dương.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy: Thứ Tư: 13/11/2013
 Môn: Toán - Tiết: 57 -Tuần:12
 Bài: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU: 
 - Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân , nhân một số với một tổng ( Hiệu) trong thực hành, tính nhanh.
II.KTBC: 5’. HS1: Nêu qui tắc nhân một số với một hiệu và ngược lại? 
 HS2: Làm bài tập: Tính bằng hai cách: 13 x (10 - 2 ) 
 - Nhận xét - Ghi điểm. 
III.GIẢNG BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 GV giới thiệu bài mới - Ghi bảng.2’
*HĐ1: Hướng dẫn luyện tập.27’
Bài 1:( câu a, b dòng 1)
- Cho hs nêu y/c của BT.
- Cho hs nhận dạng toán gì? 
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- Gọi 2 hs lên làm câu a, b ở bảng lớp.
- Nhận xét & sửa chữa.
Bài 2: câu a, b (dòng 1)
- Cho hs nêu y/c của BT. 
-Y/c HS thực hiện tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
*Hỏi: Ta áp dụng tính chất nào để tính giá trị của biểu thức này?
- Y/c HS nêu lại các tính chất.
- Cho hs làm bài vào phiếu CN
- Gọi hs lên trình bày ở bảng lớp.
- Nhận xét & sửa chữa.
Bài 4: 
- Y/c HS đọc đề bài.
- Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- GV hướng dẫn xong cho hs làm bài vào vở.
- Thu chấm một số vở.
- Gọi 1hs lên bảng làm bài.
- Cho cả lớp nhận xét và sửa chữa.
*HĐ2: Củng cố. 3’
- Nêu cách nhân một số với một tổng?
- Nêu cách nhân một số với một hiệu?
- Hs theo dõi
- HS nêu yêu cầu BT
- Hs áp dụng tính chất để tính vào bảng con.
- 2 hs lên bảng làm.
-Tính bằng cách thuận tiện nhất
- HS trả lời.
- Vài hs nhắc lại tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân.
- HS làm bài vào phiếu CN
- 1 hs đọc
- Vài Hs trả lời
- Hs làm bài vào vở.
- 1hs lên bảng làm bài
- Cả lớp nhận xét.
- Vài hs trả lời.
IV.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 2’ 
 - Dặn dò hs VN học bài 
 - Chuẩn bị trước bài: “ Nhân với số có hai chữ số”. 
 - Nhận xét – Tuyên dương . 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy: Thứ Tư: 13/11/2013
 Môn: Tập đọc- Tiết: 24 -Tuần:12
 Bài: VẼ TRỨNG 
I. MỤC TIÊU : 
 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi,
Vê-rô-ki-ô ); bước đầu đọc diễn cảm được lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần ).
 - Hiểu nội dung : Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chân dung Lê-ô-nác- đô đa Vin-xi trong SGK.
III.KTBC: 4’. * HS1: Đọc đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi 1.
 * HS2: Đọc đoạn 3,4 và nêu nội dung bài.
IV. GIẢNG BÀI MỚI: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 GV giới thiệu bài mới - Ghi bảng. 2’
*HĐ1: Luyện đọc. 15’
- Gọi HS khá đọc toàn bài .
- GV chia đoạn: 4 đoạn.
- Hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn ( 2 lượt).
- Hướng dẫn đọc các từ khó: chán ngán, hoàn toàn, kiệt xuất.
- Cho hs đọc thầm theo cặp nối tiếp từng đoạn
- Hướng dẫn đọc câu khó “ Trong một nghìn giống nhau đâu ”và đọc nhấn giọng một số từ.
- Cho HS đọc cá nhân nối tiếp theo đoạn,GV kết hợp sửa sai.-GV đọc mẫu toàn bài.
*HĐ2: Tìm hiểu bài. 7’
- Gọi HS đọc phần chú thích sgk/ 121.
- Gọi HS đọc các câu hỏi trong bài .
- Cho HS thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi trang121sgk.
- Gọi đại diện HS trả lời ;
- GV nhận xét, bổ sung.
- Cho HS rút ra nội dung bài - Ghi bảng.
*HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. 7’
- Hướng dẫn đọc diễn cảm toàn bài. Gọi 2 HS đọc diễn cảm nối tiếp theo đoạn.
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn: “Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo vẽ được như ý ”. 
- Nhận xét, tuyên dương một số HS đọc hay.
- Truyện này giúp em hiểu được điều gì?
*HĐ4: Củng cố3’
 - Gọi HS đọc nội dung bài.
- HS nhắc lại đề.
- HS đọc.
- HS theo dõi.
- HS đọc cá nhân.
- HS đọc.
- HS đọc thầm.
- HS đọc.
- HS đọc cá nhân.
- HS lắng nghe.
- HS đọc chú thích.
- HS thảo luận và trình bày.
- HS nhắc lại.
- HS đọc.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS trả lời.
- Nêu nội dung bài.
V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 2’
 - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: “ Người tìm đường lên các vì sao ”.
 - Nhận xét, tuyên dương.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy: Thứ Tư: 13/11/2013
 Môn:TLV - Tiết:23 -Tuần:12
 Bài: : KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN 
I.MỤC TIÊU: - Nhận biết được hai cách kết bài ( kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng ) trong bài văn kể chuyện ( mục I và BT1, BT2 mục III ).
 - Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn KC theo cách mở rộng (BT3, mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy khổ to hoặc bảng phụ.
III. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’ - Gọi 2 HS đọc lại phần Mở bài của mình đã viết vào vở. 
IV. GIẢNG BÀI MỚI :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 GV giới thiệu bài mới - Ghi bảng. 2’
*HĐ1: Phần nhận xét. 13’
1/ Cho HS đọc lại bài Ông Trạng thả diều.
2/ Y/c HS tìm đoạn kết bài của truyện?
-Gọi HS trả lời.GV nhận xét, bổ sung.
3/Cho HS làm việc theo nhóm: Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, n/x làm đoạn kết bài.
- Gọi HS các nhóm tr/bày, GV n/xét, bổ sung.
4/ Cho HS so sánh 2 cách kết bài nói trên.
-Gọi HS các nhóm trình bày.GV n/xét,bổ sung
-GV kết luận & rút ra ghi nhớ. Gọi HS đọc.
*HĐ2: Phần luyện tập14’
BT1:Gọi hs đọc bài tập, đọc 5 kết bài a,b,c,d,e
-GV giao việc: Các em đọc 5 kết bài đã cho và cho biết đó là những kết bài theo cách nào.
-Cho HS làm bài. Gọi HS trình bày.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
a/Kết bài không mở rộng;b,c,d,e/ KB mở rộng
BT2: Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-Cho HS làm bài.Gọi HS trình bày. 
(Tìm mở bài cho các truyện dành cho hs yếu)
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: 
a/Truyện Một người chính trực:
 *Kết bài : “ Tô Hiến Thành tâu: “ Nếu Thái Hậucử Trần Trung Tá” Là cách kết bài không mở rộng.
b/Truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca:
*Kết bài: “ Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậyđược ít năm nữa!” Là cách kết bài không mở rộng
BT3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
-Cho HS làm bài vào vở.Gọi HS trình bày.Nhận xét,bổ sung.
*HĐ3 : Củng cố. 3’ Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
-HS nhắc lại đề bài.
- HS đọc.
- HS trả lời.
-HS làm việc theo nhóm đôi và trình bày.
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài và tr/bày.
- Vài HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài và tr/bày.Cả lớp nhận xét.
- HS làm việc theo nhóm đôi và tr/bày.
- HS làm bài vào vở và trình bày.
- HS nêu.
V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 3’
 - Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau: “Kể chuyện (KT viết )”.
 - Nhận xét, tuyên dương.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy: Thứ Năm: 14/11/2013
 Môn: Toán - Tiết: 59 -Tuần:12
 Bài: NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
I.MỤC TIÊU: 
 - Biết cách nhân với số có hai chữ số .
 - Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số
II.KTBC: 5’.
 - Nêu qui tắc nhân một số với một hiệu và làm bài tập: 427 x (10 + 8)
 - Nêu qui tắc nhân một số với một tổng và làm bài tập: 287 x (40 – 8)
 - Nhận xét - Ghi điểm 
III.GIẢNG BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
E GV giới thiệu bài mới - Ghi bảng. 2’
 *HĐ1: Hướng dẫn Phép nhân 36 x 2315’
- Viết phép nhân: 36 x 23
- Y/c HS áp dụng t/chất 1 số nhân 1 tổng để tính.
- Để tính 36 x 23, theo cách tính trên ta phải thực hiện 2 phép nhân là 36 x 20 & 36 x 3, sau đó th/h 1 phép tính cộng 720 + 108, rất dài dòng. Để tránh thực hiện nhiều bước tính, ta tiến hành đặt tính & thực hiện tính theo cột dọc.
- Hdẫn thực hiện phép nhân:( Như SGK/ 69)
- Muốn nhân với số có hai chữ số ta thực hiện theo mấy bước? Đó là những bước nào?
- GV nhận xét và kết luận.
*HĐ2: Luyện tập - thực hành. 12’ 
Bài1( câu a, b, c)
- Gọi hs nêu y/c của BT.
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- Gọi 3 hs lên làm ở bảng lớp.
 (câu a, b dành cho hs yếu)
Bài2:
- Y/c HS đọc đề bài.
- Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Y/c hs tóm tắt bài toán.
- GV hướng dẫn xong cho hs làm bài vào vở.
- Thu chấm một số vở.
- Gọi 1hs lên bảng làm bài.
- Cho cả lớp nhận xét và sửa chữa.
* HĐ3: Củng cố. 4’
- Khi nhân với số có hai chữ số ta thực hiện theo thứ tự như thế nào?
- Hs theo dõi
- Hs tính.
- Theo dõi
- Cả lớp thảo luận nhóm đôi và trình bày.
- HS nêu yêu cầu BT
- HS làm vào bảng con.
- 2 hs lên bảng làm.
- 1 hs đọc
- Vài Hs trả lời
- HS tóm tắt nháp.
- Hs làm bài vào vở.
- 1hs lên bảng làm bài
- Cả lớp nhận xét.
- Hs trả lời.
IV.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 2’ .
 - Dặn dò hs VN học bài. 
 - Chuẩn bị trước bài: “Luyện tập”. 
 - Nhận xét – Tuyên dương.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy: Thứ Năm: 14/11/2013
 Môn: LTVC - Tiết: 24 -Tuần:12
 Bài: TÍNH TỪ (t.t) 
I. MỤC TIÊU : 
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất ( ND Ghi nhớ ).
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III ) ; bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm , tính chất và tập đặt câu với từ tìm được ( BT2, BT3, mục III ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bút dạ và giấy khổ to.
III. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’. 
 - GV yêu cầu HS : Tìm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực.Chọn 1 từ để đặt câu. 
IV. GIẢNG BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 GV giới thiệu bài mới - Ghi bảng. 3’
*HĐ1: Phần nhận xét . 13’
1/ Cho HS đọc yêu cầu BT1 và đọc 3 câu a,b,c.
- GV giao việc như nội dung bài.
- Gọi HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
a/ Chỉ ở mức độ trung bình : Tính từ trắng.
b/Chỉ ở mức độ thấp :Từ láy trăng trắng.
c/ Chỉ ở mức độ cao : Từ ghép trắng tinh..
- Vậy mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép (trắng tinh) hoặc từ láy (trăng trắng) từ tính từ (trắng) đã cho.
2/Cho HS đọc yêu cầu BT2 và 3 câu a, b, c.
-GV giao việc. Cho HS làm bài. Gọi HS tr/ bày.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
a/Thêm từ rất vào trước tính từ trắng -> rất trắng.
b/ Thêm từ hơn vào sau từ trắng tạo ra phép so sánh -> trắng hơn.
c/ Thêm từ nhất vào sau từ trắng tạo ra phép so sánh -> trắng nhất.
* GV cho HS rút ra ghi nhớ. Nhận xét, ghi bảng
*HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập.
BT1: - Gọi HS nêu y/c bài tập? Cho HS thảo luận nhóm đôi làm bài .
- Gọi HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
BT2: - Gọi HS nêu y/c bài tập? Cho HS thảo luận đôi bạn làm bài .
- Gọi HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
 BT3: - Gọi HS nêu y/c bài tập? Cho HS làm miệng. GV nhận xét, sửa chữa.
*HĐ3: Củng cố. Gọi vài HS nhắc lại ghi nhớ.
- HS nhắc lại đề.
- HS đọc y/c.
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài và trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tiếp tục thảo luận nhóm 4 làm bài và trình bày.
- HS làm phiếu BT cá nhân và trình bày.
- HS thảo luận đôi bạn làm bài và trình bày.
- HS làm cá nhân và trình bày miệng.
- HS nhắc lại ghi nhớ.
V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 3’.- Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau:“ MRVT :Ý chí – Nghị lực ”.- Nhận xét, tuyên dương. 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy: Thứ Năm: 14/11/2013
 Môn:Lịch sử - Tiết: 12 -Tuần:12
 Bài: CHÙA THỜI LÝ 
I.MỤC TIÊU: Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý.
 + Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
 + Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
 + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Các hình minh họa trong SGK (phóng to nếu có điều kiện). Bảng phụ, phiếu học tập.
 III.KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long. 
 IV. GIẢNG BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
GV giới thiệu bài mới - Ghi bảng. 4’
*HĐ1: Đạo phật khuyên làm điều thiện,
tránh điều ác. 6’
-GV yêu cầu HS đọc SGK từ “ Đạo Phật ... rất thịnh đạt ”.
-GV hỏi: Đạo Phật du nhập vào nước ta bao giờ và có giáo lý như thế nào? Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật? 
- GV nhận xét, kết luận.
*HĐ2: Sự p/triển của đạo phật dưới thời Lý. 7’
- GV y/c HS đọc sgk và thảo luận để trả lời câu hỏi: Những việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển ?
-GV gọi đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
-GV kết luận: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là Quốc giáo.
*HĐ3: Chùa trong sinh hoạt đời sống của nhân dân. 7’
- GV đưa ra một số ý phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời Lý. Y/c HS đọc sgk điền dấu (x) vào ô trống sau những ý đúng:
+ Chùa là nơi tu hành của các nhà sư *
+ Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật *
+ Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã *
+ Chùa là nơi tổ chức văn nghệ *
*HĐ4:Tìm hiểu một số ngôi chùa của thờiLý 6’
-Cho các nhóm tr/bày tư liệu, tr/ảnh sưu tầm.
-Gọi đại diện các nhóm thuyết minh, g/thiệu 1 ngôi chùa mà các em biết.
-GV nhận xét, tuyên dương những tổ sưu tầm được nhiều tư liệu.
*HĐ5: Củng cố 3’ Gọi HS đọc ghi nhớ sgk/ 34.
-HS nhắc lại đề.
- HS đọc sgk & trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc sgk & thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi và trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS làm phiếu BT cá nhân và trình bày.
- HS trưng bày tr/ảnh sưu tầm được và trình bày.
- HS lắng nghe.
- Đọc ghi nhớ.
 V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 3’.- Dặn dò bài về nhà. Chuẩn bị bài sau : “ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 – 1077) ”. Nhận xét, tuyên dương.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy: Thứ Năm: 14/11/2013
 Môn: Khoa học - Tiết:24 -Tuần:12
 Bài: NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG 
 I. MỤC TIÊU : Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt : 
+ Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất đọc hại.
+ Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sx nông nghiệp, công nghiệp.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình vẽ trang 50, 51 SGK. Sưu tầm những tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước.
 III.KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’
 - GV y/c HS : Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ? 
 IV. GIẢNG BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
E GV giới thiệu bài mới - Ghi bảng. 2’
 *HĐ1 :Tìm hiểu vai trò của nước đối với đời sống của con người, động vật & thực vật. 13’
P Mục tiêu: Nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật. 
Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS nộp các tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được. GV chia lớp thành 3 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 nhiệm vụ:
* Nhóm1: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể người.
* Nhóm2: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với động vật.
* Nhóm3 :Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật.
-GV giao tư liệu, tranh ảnh có liên quan cho các nhóm thảo luận.
-GV gọi đại diện các nhóm tr/bày. Nhận xét.
-GV cho cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung. 
- Nhận xét.
Kết luận: Như mục Bạn cần biết 

File đính kèm:

  • docTuan 12 lop 4 da chinh sua.doc