Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 7 - Tập đọc: Trung thu độc lập

Yêu cầu HS đọc nối tiếp (3 lượt) kết hợp luyện đọc từ khó, giúp HS hiểu nghĩa từ thuốc trường sinh. Đọc đúng câu hỏi, câu cảm.

b, Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung:

- Tin - tin và Mi - tin đến đâu và gặp những ai?

- Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương lai?

- Các bạn nhỏ trong công xưởng chế ra những cái gì?

doc11 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 7 - Tập đọc: Trung thu độc lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 30 tháng 9 năm 2013
Tập đọc: Trung thu độc lập
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
- KNS: Xác định giá trị, đảm nhận trách nhiệm (xác định nhiệm vụ của bản thân)
II. Đồ dùng: 
- Tranh ảnh về một số thành tựu kinh tế xã hội của nước ta những năm gần đây.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Bài cũ:
- Đọc bài “Chị em tôi”
- Nêu nội dung của truyện
2. Bài mới:
- Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
HĐ1: Luyện đọc
- Y/c HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn (3 lượt). GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ được chú thích cuối bài, giải nghĩa thêm từ “vằng vặc” hướng dẫn HS nghỉ hơn đúng
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài
HĐ2. Tìm hiểu bài:
* Đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
- Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
- Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
- Đ1 cho ta biết điều gì?
* Đọc thầm Đ2 và TLCH:
- Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
- Vẻ đẹp đó có gì khác với đêm trung thu độc lập?
- ý 2 là gì?
- Cuộc sống hiện nay của em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
- Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển ntn?
- Nêu ý đoạn 3?
*Bài văn nói lên điều gì?
GV ghi đại ý lên bảng
HĐ3: Hướng dẫn luyện đọc lại
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
- GV hdẫn HS đọc diễn cảm toàn bài
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1
- Tổ chức HS đọc diễn cảm theo nhóm
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- GV n.xét, tuyên dương nhóm đọc tốt
HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn:
Đ1: Từ đầu ...các em
Đ2: Tiếp ...vui tươi
Đ3: Đoạn còn lại
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc cả bài
- anh đứng gác ở trại trong đêm trăng thu độc lập đầu tiên
- Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập
ý1: Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên
- dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng bay trên những con tàu lớn....
- HS trả lời.
ý 2: Ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai
- HS phát biểu
- HS phát biểu
ý3:Lời chúc của anhh chiến sĩ với thiếu nhi
- HS trả lời như mục I.
2 HS nhắc lại
- 3 HS đọc
- HS đọc theo nhóm bàn
- Các nhóm thi đọc
- HS nhận xét, đánh giá
 3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà
Đạo đức: Tiết kiệm tiền của 
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Nhận thức được : Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào? Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
2. HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hàng ngày
3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình với những hành vi, những việc làm lãng phí tiền của.
- KNS: Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của, kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.
II. Đồ dùng.
- Mỗi HS có 3 tấm thẻ màu xanh, đỏ, vàng.
III. Các hoạt động dạy - học.
HĐ1: Thảo luận nhóm 
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK.
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
- Đọc và thảo luận các thông tin
- Đại diện nhóm trình bày
- HS cả lớp trao đổi, thảo luận.
HĐ2: Bày tỏ ý kiến, thái độ 
- GV nêu từng ý trong BT1. Y/c HS bày tỏ thái độ theo các phiếu màu như quy ước.
- HS giơ thẻ
- GV đề nghị HS giải thích về lý do lựa chọn của mình.
- GV kết luận: Các ý kiến c, d là đúng; a, b là sai.
- HS giải thích
- Cả lớp trao đổi, thảo luận.
HĐ3: Thảo luận nhóm 
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận về những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- GV yêu cầu 2 HS ghi nhớ SGK.
HĐ4: Đóng vai
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống ở bài tập SGK
- Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa?
- Hãy nêu cách ứng xử hay hơn?
- GV kết luận.
2 HS đọc
- HS thảo luận nhóm 4 chọn tình huống và phân vai cho từng thành viên.
- Một hai nhóm lên đóng vai
- HS phát biểu
- HS nêu ýkiến
HĐ nối tiếp: 
- Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân 
Thứ 3 ngày 1 tháng 10 năm 2013
Luyện từ và câu: 
Cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
I. Mục tiêu: 
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
II. Đồ dùng.
- 1 bảng phụ viết tên người.
- 1 số tờ phiếu để HS làm bài tập 3. Bản đồ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Bài cũ:
- Khi viết danh từ riêng ta chú ý điều gì?
GV nhận xét, ghi điểm.
-HS trả lời.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
HĐ1: Tìm hiểu phần nhận xét 
* Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- Nhận xét cách viết tên người, tên địa lý đã cho.
- Mỗi tên gồm mấy tiếng.
- Chữ cái mỗi tiếng đều viết ntn?
- Khi viết tên riêng người, địa lý ta viết ntn?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK - GV ghi bảng.
- đều viết hoa.
- 2, 3, 4.
- đều viết hoa.
- Phải viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng
- 2 HS đọc.
HĐ2: Luyện tập.
Bài 1: Hướng dẫn HS viết tên mình và địa chỉ gia đình.
GV chữa bài.
HS viết vào vở bải tập.
1 HS yếu lên bảng viết. HS nhận xét
Bài 2: Hướng dẫn HS viết tên một số xã ( phường) ở thành phố em.
GV chữa bài.
- HS viết vào vở.
phường Hà Huy Tập, phường Lê Lợi, Lê Mao,.. .
Bài 3: Hướng dẫn HS xem bản đồ viết tên các phường, xã nơi em ở. Các di tích thắng cảnh ở địa phương em hoặc trong nước.
- GV nhận xét, kết luận chung.
- HS đọc nội dung, yêu cầu bài tập.
- Các nhóm trao đổi, thảo luận viết vào phiếu bài tập.:
phường Bến Thuỷ, thành phố Vinh, biển Cửa Lò. Sầm Sơn, Xuân Thành.
- Đại diện nhóm đọc kết quả, nhận xét
 3. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.	
- GV nhận xét giờ học, dặn dò tiết sau.
Kể chuyện: Lời ước dưới trăng
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào lời kể của thầy (cô) và tranh minh hoạ. HS kể lại được câu chuyện “Lời ước dưới trăng” phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt. Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe cô kể, bạn kể, nhớ chuyện theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét đúng lời bạn kể.
II. Đồ dùng
- Tranh kể chuyện ở trong bộ đồ dùng.
iII. Các hoạt động dạy - học.
HĐ1: GV kể lần 1
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh
- HS nghe
- HS nghe, quan sát tranh
HĐ2: HD HS kể chuyện
Y/c HS thi kể.
HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa chuyện
- Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì?
- Hành động của cô cho thấy cô là người như thế nào?
- Em hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện trên.
- Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?
- Kể chuyện theo nhóm
- thi kể trước lớp
- Cô cầu nguyện cho bác hàng xóm, bên nhà được khỏi bệnh.
- Cô là người nhân hậu, sống vì người khác.
- 2 HS phát biểu
HĐ4: Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Y/c HS nhắc lại ý nghĩa
- Về nhà tập kể cho gia đình nghe 
Chính tả (nhớ - viết): Gà Trống và Cáo
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhớ viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ “Gà trống và cáo” 
- Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr/ch (hoặc có vần ươn/lương) để điền vào chỗ trống, hợp với nghĩa đã cho
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ
III. các hoạt động dạy - học.
- Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ viết
- GV nêu yêu cầu của bài
- GV lưu ý những từ ngữ dễ sai
- GV chốt bài, hướng dẫn HS trình bày
- GV chấm 10 em, nhận xét
- 2 HS đọc thuộc đoạn thơ.
- HS đọc thầm đoạn thơ
- HS nêu cách trình bày bài thơ
- HS viết đoạn thơ vào vở, tự soát bài
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2 (a) GV nêu yêu cầu bài tập
- HS đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ, làm vào vở
- Một số em nêu ý kiến, cả lớp nhận xét
- Trí tuệ - phẩm chất - trong lòng đất - chế ngự - chinh phục - vũ trụ - chủ nhân
Bài 3. GV hướng dẫn HS chọn bài tập
Viết 2 nghĩa đã cho lên bảng, mỗi nghĩa ghi ở một dòng) HS chơi: Tìm từ nhanh
3a. ý muốn bền bỉ theo đuổi đến cùng 1 mục đích tốt đẹp
Khả năng suy nghĩ và hiểu biểu
HĐ3 . Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà. 
-ý chí
- Trí tuệ
 Thứ 4 ngày 2 tháng 10 năm 2013
Tập đọc: ở Vương quốc Tương Lai
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc trơn, trôi chảy, đúng với một văn bản kịch, cụ thể:
+ Biết đọc ngắt giọng rõ ràng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói nhân vật
+ Đọc đúng các từ mà HS địa phương dễ lẫn phát âm sai. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm.
+ Biết đọc vở kịch với giọng rõ ràng, hồn nhiên, thể hiện được tâm trạng háo hức, ngạc nhiên, thán phục của Tin - tin và Mi - tin. Thái độc tự tin, tự hào của những em bé ở Vương quốc tương lai. Biết hợp tác, phân vai đóng vở kịch.
- Hiểu nội dung bài: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.
II. Đồ dùng
- Tranh minh họa SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn đọc
III. Các hoạt động dạy - học. 
1. Bài cũ:
- Đọc bài Trung thu độc lập và nêu nội dung của bài.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài
HĐ1: Luyện đọc và tìm hiểu màn 1
a, GV đọc mẫu màn kịch.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp (3 lượt) kết hợp luyện đọc từ khó, giúp HS hiểu nghĩa từ thuốc trường sinh. Đọc đúng câu hỏi, câu cảm.
b, Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung:
- Tin - tin và Mi - tin đến đâu và gặp những ai?
- Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương lai?
- Các bạn nhỏ trong công xưởng chế ra những cái gì?
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài
 - Đến Vương quốc Tương lai, trò chuyện với người bạn nhỏ.
HS trả lời, HS khác nhận xét
+ Vật làm cho con người hạnh phúc. Ba mươi vị thuốc trường sinh. Một loại ánh sáng kỳ lạ. Máy biết bay trên không như chim
- Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người?
- Hướng dẫn HS đọc phân vai
+ Được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng.
+ HS đọc diễn cảm màn kịch theo 7 vai
HĐ2: Luyện đọc, tìm hiểu màn 2
a) GV đọc diễn cảm màn 2
HS quan sát tranh để nhận ra Tin - tin, Mi-tin và 3 em bé, nhận thấy những hoa quả trong tranh đều to lạ thường.
Yêu câu HS nối tiếp nhau đọc (3 lượt)
b) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung 
- Những trái cây mà Tin - tin và Mi - tin thấy trong khu vườn có gì lạ?
HS nối tiếp màn 2
+ Chùm nho quả to như quả lê, quả táo to như quả dưa đỏ, quả dưa to như quả bí đỏ.
- Em thích những gì ở vương quốc tương lai?
+ GV hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm màn 2 theo cách phân vai
đ HS trả lời theo ý của mình.
+ HS đọc theo 5 vai, 1 bạn đóng vai dẫn chuyện. Đọc đúng các từ gợi cảm và câu hội thoại.
- Vở kịch nói lên điều gì?
Thể hiện ước mơ của các bạn nhớ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo góp sức mình phục vụ cuộc sống.
 3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
Tập văn văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn (đã có sẵn cốt chuyện)
II. Đồ dùng.
- 3 tờ giấy khổ to + bút dạ
- Bảng phụ viết nội dung chưa hoàn chỉnh của một đoạn văn.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Yêu cầu HS đọc cốt truyện “Vào nghề”. GV giới thiệu tranh minh hoạ truyện.
(?) Cốt truyện vào nghề gồm những sự việc chính nào?
1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK 
HS quan sát
HS nêu các sự việc chính trong truyện.
a) Va - li - a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn.
b) Va - li - a học nghề ở rạp xiếc và được giao quét dọn chuồng ngựa...
c) Va - li - a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa.
d) Sau này em trở thành một diễn viên giỏi như em mong ước .
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài tập
GV làm mẫu HS đoạn 1.
- HS theo dõi
(?) Một đoạn văn gồm mấy phần?
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo 3 tổ: Tổ 1 làm đoạn 2, tổ 2 hoàn thành đoạn 3, tổ 3 hoàn thành đoạn còn lại.
GV chữa bài, chữa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, dùng câu cho HS.
3 phần: Mở đầu, diễn biến và kết thúc
HS hoàn thành bài tập GV ra vào vở bài tập. 3 HS làm vào 3 tờ giấy khổ to.
HS đọc bài của mình trước lớp.
3. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Luyện tiếng Việt: Dạy bù tiết tập đọc (thứ 2 ngày 30/9/2013)
 Nghỉ: Hội nghị CNVC.
 Thứ 5 ngày 3 tháng 10 năm 2013
Luyện từ và câu: 
Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam 
I. Mục tiêu: 
- Biết vận dụng những hiểu biết và quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Bài cũ:
Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
- GV đánh giá, ghi điểm.
- 1 em
- Lớp nhận xét
2. Bài mới:
HĐ1: Sửa lại cho đúng các từ viết sai ở bài ca dao
GV hướng dẫn giúp đỡ HS yếu
G: Các tên riêng phải viết hoa
- HS đọc thầm bài ca dao
- Phát hiện chỗ sai, sửa sai
- Làm việc cá nhân vào VBT
HĐ2: Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh, thành phố nước ta
- Khen các nhóm đạt kết quả cao
- HS đọc y/c bài tập
- Các nhóm thi đua làm bài
- Dán kết quả lên bảng
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
Y/c nhắc lại quy tắc viết hoa
 Thứ 6 ngày 4 tháng 10 năm 2013
Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện)
II. Đồ dùng
- 4 tờ phiếu cở to
iII. các hoạt động dạy - học.
1. Bài cũ: 
- 2 HS kể 2 đoạn của câu chuyện “ba lưỡi rìu”
GV đánh giá - ghi điểm
2. Bài mới
- 2 HS kể 2 đoạn.
HĐ1: HD HS làm bài tập (BT1)
- GV giới thiệu tranh minh hoạ
- Nêu các sự việc chính trong cốt truyện
- GV ghi nhanh các sự việc chính lên bảng
- 1 HS đọc cốt truyện “vào nghề”
- Lớp theo dõi SGK 
- HS phát biểu
 - HS đọc lại
HĐ2: Hoàn chỉnh đoạn văn (BT2)
- Gọi HS đọc 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh
- Đoạn văn thường có mấy phần?
- GV phát 3 tờ phiếu cho 3 HS 
Nêu y/c BT2
4 HS đọc 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh
- 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- HS đọc thầm 1 đoạn văn. tự chọn để hoàn chỉnh.
- GVcùng HS chữa bài ở phiếu
- Lớp làm việc cá nhân vào nháp
3 em làm ở phiếu
- HS tiếp nối nhau đọc bài của mình
- Lớp nhận xét bổ sung
- Bình chọn đoạn văn hay
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn còn lại.
Luyện tiếng Việt: Ôn luyện
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết vận dụng những hiểu biết và quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam
- Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện)
II. Đồ dùng: 
- Vở thực hành Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy và học: 
1. Bài cũ:
? Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa danh Việt Nam?
? Đoạn văn thường có mấy phần?
2. Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài:
Bài 9, 10, 11 – Trang 26, 27 – Vở Thực hành Tiếng Việt.
HĐ2: HS làm bài
HĐ3: Chấm bài, chữa bài.
Bài 10: sông Thao, phố én, Bắc Cạn, hồ Ba Bể, Hội An, Kim Bồng, Trà Nhiêu, Cần Thơ, bến Ninh Kiều.
3. Củng cố, dặn dò:
-Về nhà hoàn chỉnh tiếp các đoạn văn bài 11.
Sinh hoạt lớp: Dạy bù tiết đạo đức (thứ 2 ngày 30/9/2013)
 Nghỉ: Hội nghị CNVC.

File đính kèm:

  • docga 4 Tuan 7.doc