Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 5 - Tập đọc ( tiết 9): Những hạt thóc giống

HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp

- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp

- HS đọc trước lớp

Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp

- HS nhẩm thuộc những câu thơ mà mình thích .Cả lớp thi đọc thuộc lòng

- HS nêu

 

doc26 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 5 - Tập đọc ( tiết 9): Những hạt thóc giống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2014
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 9)
Mở rộng vốn từ : trung thực- tự trọng
I.Mục tiêu:
Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực-Tự trọng (BT4); tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1, BT2); nắm được nghĩa từ "tự trọng" (BT3).
-GDHS trong cuộc sống hằng ngày phải biết trung thực và tự trọng.
II. Chuẩn bị.Bảng phụ .VBT.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
 Giáo viên
Học sinh
1 Kiểm tra
-Gọi HS lên bảng chữa bài 2,3 (SGK)
-Nhận xét, cho điểm HS.
2 Bài mới 
-Giới thiệu, ghi tên bài
Bài 1:Tìm từ cùng nghĩa; trái nghĩa trung thực 
-Cho HS đọc yêu cầu 
-Bài y/c gì?
-Cho HS tìm từ .
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng ghi bảng.
Bài 2 :Đặt câu với từ tìm được ở BT1
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập2.
-Cho HS làm bài
-Cho HS trình bày
-Nhận xét , đánh giá
Bài 3:Hiểu nghĩa từ Tự trọng 
-Cho HS đọc bài tập 3+ đọc các dòng a,b,c,d
-Y/C hs giải nghĩa từ :tự trọng 
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
-Cho HS đọc các thành ngữ, tục ngữ
Bài 4:Câu TN; thành ngữ nào nói tính trung thực;lòng tự trọng
-Cho HS làm bài theo cặp
-Cho HS trình bày
+Nói về tính trung thực:
+Nói về lòng tự trọng:
-Yêu cầu HS nêu nghĩa của một số thành ngữ
-Nhận xét , giải nghĩa thêm
3 Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Yêu cầu về nhà học thuộc 5 câu thành ngữ SGK
2- HS lên bảng trả lời miệng
-Nghe, nhắc lại .
-1HS đọc .
-Tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với trung thực
-Nối tiếp nêu .
-Cùng nghĩa: thẳng thắn, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật lòng, bộc trực
-Trái nghĩa: gian dối, gian lận, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, lừa đảo, bịp bợm, lừa lọc
-Đọc lại .
-1HS đọc .
-Làm bài vào vở
-Nối tiếp đặt câu .
-Lớp nhận xét
-1 HS đọc 
- Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
-Nhiều HS nhắc lại
-Lớp nhận xét
-2 HS đọc, cả lớp đồng thanh
-Thảo luận cặp đôi .
-1 số HS lên trình bày
-Thẳng như ruột ngựa.
-Thuốc đắng dã tật.
-Cây ngay không sợ chết đứng
-Giấy rách phải giữ lấy lề.
-Đói cho sạch, rách cho thơm.
-HS nêu nghĩa 
-Nghe
-Nghe
+ Thực hiện 
RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................Toán(Tiết 22)
TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. Mục tiêu :	
-Bước đầu có hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số
-Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
-HS làm được BT1(a, b, c); BT2.
-Vận dụng vào giải các bài toán có liên quan
II. Đồ dùng dạy học :
Hình vẽ SGK
III.Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ :Luyện tập
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
a.Giới thiệu: 
b. Nội dung:
GV cho HS đọc đề bài toán 1 , quan sát hình vẽ tóm tắt nội dung đề toán.
? Đề toán cho biết có mấy lít dầu? 
? Nếu rót đều số dầu đó vào 2 can thì mỗi can đựng bao nhiêu lít dầu 
? Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu vậy trung bình cộng của mỗi can có mấy lít dầu 
? Số trung bình cộng của 6 và 4 là mấy 
? Bước thứ nhất trong bài trên , chúng ta tính gì 
? Để tính số lít dầu rót đều vào mỗi can , chúng ta tính gì 
 Như vậy , để tìm số dầu trung bình trong mỗi can chúng ta đã lấy tổng số dầu chia cho số can . 
? Tổng 6 và 4 có mấy số hạng 
+ Để tìm số trung bình cộng của 2 số 6 và 4 chúng ta tính tổng của hai số rồi lấy tổng chia cho 2 , 2 chính là số các số hạng của tổng 4 + 6 
-GV yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số. 
Bài toán 2 : 
-GV yêu cầu HS đọc đề bài toán 2 
? Bài toán cho ta biết những gì 
? Bài toán hỏi gì 
? Em hiểu câu hỏi của bài toán như thế nào 
- GV yêu cầu HS làm bài . 
-GV nhận xét bài làm của HS : ba số 25 , 27 , 32 có trung bình cộng là bao nhiêu ? 
? Muốn tìm số trung bình cộng bốn số 32, 48 , 64 , 72 
- HS nêu quy tắc tính số trung bình cộng của nhiều số . 
b. Luyên tập :
Bài 1/27 : Tìm số trung bình cộng của các số.
Gọi HS nêu yêu cầu 
Bài d dành cho HS cả lớp làm thêm
Yêu cầu HS nêu cách giải toán 
Nhận xét ghi điểm 
Bài 2/27 : Tìm trung bình mỗi em cân nặng bao nhiêu kg?
Gọi HS nêu yêu cầu 
- Gọi HS đọc đề 
- Yêu cầu HS nêu cách giải
Nhận xét ghi điểm 
Bài3/27 : Tìm số trung bình của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 
Dành cho HS cả lớp làm thêm
Bài toán yêu cầu gì ?
 - Hãy nêu các số tự nhiên từ 1 – 9 
Yêu cầu HS làm bài 
 GV nhận xét, sửa sai.
3.Củng cố – dặn dò : 
Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm gì ?
Nhận xét tiết học . 
Chuẩn bị bài sau
- Hát
HS sửa bài
 ngày = 8 giờ, 4 giờ = 240 phút.
4 phút 20 giây = 260 phút.
HS nhận xét
HS đọc đề toán, quan sát tóm tắt.
10 lít dầu
- Trung bình mỗi can có 5 lít dầu
-Số trung bình cộng của 6 và 4 là 5
- Là số 5 
+ Tính tổng số dầu trong cả 2 can dầu 
+ Thực hiện phép tính chia tổng số dầu cho 2 can . 
- Có 2 số hạng . 
-Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số . Ta tính tổng của các só đó rồi lấy tổng chia cho số các số hạng 
HS đọc đề bài . 
-Số HS của 3 lớp lần lượt là 25 HS , 27 HS , 32 HS . 
-Trung bình mỗi lớp có bao nhiêu HS ? 
- Nếu chia đều số học sinh cho 3 lớp thì mỗi lớp có bao nhiêu học sinh. 
Tổng số học sinh của 3 lớp :
25 + 27 + 32 = 48 ( học sinh)
Trung bình mỗi lớp:
84 : 3 = 28 ( học sinh)
- Là 28
- Ta tính tổng của 4 số đó rồi lấy tổng vừa tìm được chia cho 4 . 
Trung bình cộng là 
(32 + 48 + 64 + 72 ) : 4 = 54
-3 em làm ở bảng . Lớp làm vở 
a. (42 + 52 ) : 2 = 47
b. ( 34 + 43 + 52 + 39 ) : 4 = 42
c. ( 42 + 36 + 57 ) : 3 = 45
d. (20 + 35 + 37 + 65 + 73) : 5 = 46
Nhận xét bài của bạn 
-1 em giải ở bảng . Lớp làm vở bài tập
Bài giải
Cả bốn em cân nặng :
36 + 38 + 40 + 34 = 148 ( kg)
Trung bình mỗi em cân nặng :
148 :4 = 37 ( kg )
 Đáp số : 37 kg
- Tìm trung bình cộng của các số liên tiếp từ 1 – 9 
- 1 , 2, 3 , 4, 5, 6, 7, 8, 9
Tổng các số từ 1 – 9 :
1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7+ 8 + 9 = 45
Trung bình cộng của 9 số :45 : 9 = 5
Nhận xét bài của bạn 
- Tính tổng các số rồi chia tổng đó cho số các số hạng
RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................
 Kể chuyện( Tiết 5)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I . Mục tiêu :
-Dựa vào gợi ý (SGK). Biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
-Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung của câu chuyện.
-Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn
-Có ý thức rèn luyện thành người có tính trung thực. 
II. Đồ dùng dạy học:
III.Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Kể chuyện đã nghe , đã đọc 
Yêu cầu HS kể lại 1, 2 đoạn của câu chuyện Một nhà thơ chân chính, trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
GV nhận xét 
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn HS kể chuyện 
+ Hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề:
 Kể lại một câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại), được đọc (tự em tìm đọc được) về tính trung thực 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc gợi ý ở SGK
GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện, nhắc HS:
+ Trước khi kể, các em cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình (Tên truyện; Em đã nghe câu chuyện từ ai hoặc đã đọc truyện này ở đâu?)
+ Kể chuyện phải có đầu có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Phải nói rõ đó là truyện về một người dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi, không làm những việc gian dối, hay truyện về người không tham của người khác 
c.HS thực hành kể chuyện, 
+ Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm 
+ Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá :
+ Đúng chủ đề : 4 điểm
+ Ngoài SGK : 1 điểm 
+ Hay , hấp dẫn phối hợp điệu bộ cử chỉ : 3 điểm 
+ Nêu đúng ý nghĩa : 1 điểm 
+ Trả lời được câu hỏi của bạn : 1 điểm 
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể , tên truyện của các em 
 - GV cùng HS nhận xét, tính điểm thi đua.
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Khi kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc, em cần lưu ý điều gì?
Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bàisau
-HS kể và trả lời câu hỏi, kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện. 
-HS nhận xét
-HS đọc đề bài 
-HS cùng GV phân tích đề bài 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1, 2, 3, 4
-Vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình
-Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 3
+ Kể chuyện trong nhóm
HS kể chuyện theo cặp
Sau khi kể xong, HS cùng bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
+ Kể chuyện trước lớp 
- HS xung phong thi kể trước lớp
- Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình trước lớp hoặc trao đổi cùng bạn, đặt câu hỏi cho các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
-HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................
ÔN TIẾNG VIỆT
ÔN VĂN VIẾT THƯ
I. Mục tiêu:
 - HS luyện viết được một bức thư.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết đề văn
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu tạo của một bức thư? 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Phần luyện tập:
- Yêu cầu 1 số học sinh hoàn chỉnh bức thư ở tiết trước.
- Học sinh còn lại viết bài:
Em hãy viết thư thăm một bạn ở vùng lũ lụt để chia sẻ và động viên bạn.
- Nhận xét.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- HS chưa viết xong ở tiết trước.
- 2, 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- 1 HS đọc.
- Tự xác định yêu cầu của đề
- Viết bài vào nháp
- 1, 2 HS trình bày miệng
- Cả lớp làm vào vở.
Thứ tư ngày 01 tháng 10 năm 2014
 Tập đọc( Tiết 10)
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I . Mục tiêu :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm. - Học thuộc lòng bài thơ 
- Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo. ( Trả lời được các CH, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng)
- GDHS: Luôn cảnh giác, không tin vào những lời nói mê hoặc có ý xấu.
II . Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ ở SGK.Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: Những hạt thóc giống 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài , trả lời câu hỏi trong SGK
GV nhận xét ghi điểm
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b.Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc cả bài
GV giúp HS chia từng đoạn bài thơ
Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
Lượt 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. GV giải nghĩa thêm một số từ:
+ Từ rày: từ nay
+ Thiệt hơn: tính toán xem lợi hay hại, tốt hay xấu 
- GV đọc diễn cảm cả bài
c.Tìm hiểu bài
F GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
? Gà Trống đứng ở đâu? Cáo đứng ở đâu 
1. Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất 
? Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt 
? Đoạn 1 cho em biết điều gì 
F GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
2. Vì sao Gà không nghe lời Cáo 
3. Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì 
? Đoạn 2 nói lên điều gì 
F GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 
? Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói 
? Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao 
? Theo em, Gà thông minh ở điểm nào 
- Đoạn 3 nói lên điều gì ?
GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 4
- Em hãy suy nghĩ, lựa chọn ý đúng?
Ä Liên hệ : Phải biết xử lí thông minh để không mắc lừa kẻ gian
[ Hãy nêu nội dung bài học
d.Đọc diễn cảm
- GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm 
- GV sửa lỗi cho các em
- GV cho HTL ngay ở lớp theo bảng phụ
4.Củng cố – dặn dò :
? Em hãy nêu nhận xét về Cáo , Gà Trống 
GV nhận xét tiết học .- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài sau
- Hát 
-HS nối tiếp nhau đọc bài
-HS trả lời câu hỏi
-HS nhận xét
HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc 
-1 HS khá đọc cả bài
+ Đoạn 1: Nhác trông . . . tỏ bày tình thân
+ Đoạn 2: Nghe lời Cáo . . . loan tin này
+ Đoạn 3: Cáo nghe . . . làm gì được ai
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trong bài tập đọc
- HS nhận xét cách đọc của bạn
- HS đọc thầm phần chú giải
 -1 HS đọc lại toàn bài
- HS nghe
- HS đọc thầm đoạn 1
- Gà Trống đậu vắt vẻo trên cành cây cao. Cáo đứng dưới gốc cây
- Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để báo cho Gà biết tin mới: từ nay muôn loài đã kết thân. Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân.
- Đó là tin Cáo bịa đặt ra nhằm dụ Gà Trống xuống đất để ăn thịt 
- Âm mưu của Cáo
- HS đọc thầm đoạn 2
- Gà biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo: muốn ăn thịt Gà.
- Cáo rất sợ chó săn. Tung tin có cặp chó săn đang chạy đến loan tin vui, Gà đã làm cho Cáo khiếp sợ phải bỏ chạy, lộ mưu gian.
- Sự thông minh của Gà
- HS đọc thầm đoạn 3
- Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay, quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy
- Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm được gì mình, còn bị mình lừa lại sợ phát khiếp
- Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời Cáo, mừng khi nghe thông tin của Cáo. Sau đó, báo lại cho Cáo biết có cặp chó săn cũng đang chạy lại để loan tin vui, làm Cáo khiếp sợ quắp đuôi co cẳng bỏ chạy.
Cáo lộ rõ mưu gian xảo
- HS đọc câu hỏi 4
Ý 3: khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
* Bài thơ khuyên chúng ta hãy cảnh giác , chớ tin lời kẻ xấu cho dù là những lời nói ngọt ngào.
- HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
- HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
- HS nhẩm thuộc những câu thơ mà mình thích .Cả lớp thi đọc thuộc lòng 
- HS nêu 
RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................
Toán( Tiết 23)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
 -Giúp HS: Củng cố về số trung bình cộng, cách tìm số trung bình cộng.
II.Đồ dùng dạy học: 
VBT , PBT , Bảng phụ 
III.Hoạt động trên lớp: 37 phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 3 của tiết 22, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
 b.Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số rồi tự làm bài.
 Bài 2
 -GV gọi HS đọc đề bài.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 3/ GV gọi Hs đọc đề 
GV gọi 1 em lên làm 
Các em còn lại làm trong PBT 
GV nhận xét ghi điểm 
 4.Củng cố- Dặn dò
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập 3 và chuẩn bị bài sau.
-1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
Bài 3: -Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9.
-HS nêu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Tổng các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 là:
1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = 45
Trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 là:
 45 : 9 = 5
-HS nghe GV giới thiệu bài.
Bài 1/ đọc yêu câu đề 
-HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
a) (96 + 121 + 143) : 3 = 120
b) (35 + 12 + 24 + 21 + 43) : 5 = 27
Bài 2/ Hs đọc yêu cầu đề
-HS đọc.
Bài giải
Số dân tăng thêm của cả ba năm là:
96 + 82 + 71 = 249 (người)
Trung bình mỗi năm dân số xã đó tăng thêm số người là:
249 : 3 = 83 (người)
Đáp số: 83 người
Bài 3/ Hs đọc yêu cầu đề
Bài giải 
Tổng số đo chiều cao của 5 học sinh là 
138+132+130+136+134=670(cm)
Trung bình số đo chiều cao của mỗi HS là :
670:5= 134(cm )
 Đáp số : 134cm
-HS cả lớp.
RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................
Tập làm văn( Tiết 9)
 VIẾT THƯ 
I. Mục tiêu
- HS viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ 3 phần: Đầu thư, Phần chính, phần cuối thư).
- HSY: Viết được 5 câu.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:	- Viết sẵn nội dung ghi nhớ cuối tuần 3 tiết TLV.
HS: 	- Giấy viết.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Giới thiệu bài: Ghi bảng tên bài
2/ Hướng dẫn nắm yêu cầu của đề:
- GV cho HS nhắc lại ND cần ghi nhớ về 3 phần của 1 lá thư.
- HS nêu
- GV cho HS đọc đề bài.
- Cho 1 vài học sinh nêu đề bài mình chọn?
- HS đọc 4 đề trong SGK - lớp đọc thầm
- Khi viết thư em cần chú ý điều gì?
- Lời lẽ trong thư cần chân thành, thể hiện sự quan tâm.
- Viết xong thư ghi tên người gửi, người nhận.
3/ Thực hành:
- GV cho HS làm bài viết.
- GV giúp đỡ HS 
- GV quan sát- nhắc nhở
4/ Củng cố - dặn dò:
- Thu bài.
- HS viết thư
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn luyện về: từ ghép, từ láy
I.Yêu cầu :
- Củng cố rèn luyện kĩ năng cho HS về từ ghép ( từ ghép có nghĩa tổng hợp, phân loại), từ láy (láy âm, láy vần, láy cả âm và vần).
II.Chuẩn bị :
	Soạn đề bài . 
III.Lên lớp :
1. Ổn định : 
2. Bài tập :
GV ghi đề , chia nhóm 4 HS thực hiện . 
Gợi ý : Có mấy loại từ ghép ? cho 1 ví vụ minh hoạ .
 Bài 1 : Tìm 3 từ ghép tổng hợp , 3 từ ghép phân loại ?
-Các nhóm trình bày .
-Nhận xét bài làm của học sinh , tuyên dương nhóm .
 Bài 2 : Ghép các từ sau để tạo thành 8 từ ghép : thương , quý , yêu , mến 
-Gọi HS đọc . HS nhận xét - GV kết luận.
 Bài 3 : Tìm 3 từ láy, đặt câu với mỗi từ vừa tìm được.
a. Láy âm đầu
b. Láy vần.
c. Láy cả âm và vần
 -Thu vở, chấm, nhận xét .
3/Nhận xét tiết học.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về làm BTVN.
Thứ năm ngày 02 tháng 10 năm 2014
TOÁN( TIẾT 24)
BIỂU ĐỒ
I. Mục tiêu:	Giúp HS 
-Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh.
-Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh.
II.Đồ dùng dạy- học.
-Tranh biểu đồ.-Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra:
-Yêu cầu HS làm bài tập 5( T23)
-Yc HS nêu quy tắc tìm số TBC
-Chữa bài, nhận xét, cho điểm.
2 Bài mới:
-Giới thiệu ,ghi tên bài.
HĐ1:Làm quen với biểu đồ .
-Treo biểu đồ các con của 5 gia đình
-Giới thiệu: đây là biểu đồ về các con của 5 gia đình
-Biểu đồ gồm mấy cột?
-Cột bên trái cho biết gì?
-Cột bên phải cho biết những gì?
-Biểu đồ cho biết các con của những gia đình nào?
-Gia đình cô Mai có mấy con 

File đính kèm:

  • docGA tuan 5 lop 4 2 buoi co nang cao.doc