Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 17: Tiết 33: Rất nhiều mặt trăng

Nhắc nhở HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài.

B. Kiểm tra bài cũ.

- Gọi 2 HS kể lại chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em.

- Nhận xét .

doc17 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 17: Tiết 33: Rất nhiều mặt trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 CHÍNH TẢ (nghe – viết)
 MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
I. MỤC TIÊU :
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Một số tờ phiếu viết nội dung BT2a, BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách vở để học bài.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS viết bảng con.
- GV đọc cho HS viết các từ : nhảy dây, múa rối, giao bóng, vật, nhấc, lật đật.
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở chính tả.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe viết đúng bài văn miêu tả “Mùa đông trên rẻo cao”. Sau đó chúng ta cùng luỵên tập để viết đúng chính tả các tiếng có âm đầu (l/n), có vần (ât/âc). 
- GV ghi tựa 
b/ Hướng dẫn nghe viết chính tả
* Tìm hiểu nội dung :
- GV gọi HS đọc đoạn văn.
Hỏi : - Mùa đông trên rẻo cao được tả đẹp như thế nào?
- GV nhận xét.
* Hướng dẫn viết từ khó :
- Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
- Luyện viết ở bảng con.
- GV đọc cho HS viết các từ : trườn xuống, chít bạc, khua lao xao 
- GV đưa bảng mẫu: HS phân tích tiếng khó 
* Viết chính tả
- GV nhắc HS: ngồi viết cho đúng tư thế.
- HS gấp SGK lại.
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. 
* Soát lỗi, chấm bài
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. HS soát lại bài. HS tự sửa lỗi viết sai.
- Em nào không mắc lỗi, sai từ 1- 5 lỗi, dưới 5lỗi
- Gọi HS đưa vở lên chấm.
- GV nhận xét chung về bài viết của HS.
c. Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài tập 2 : Hoạt động cả lớp
+Điền vào chỗ trống :a/ Tiếng bắt đầu bằng l/ n 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2 + đoạn văn
- GV nêu : bài tập cho một đoạn văn ngắn. Nhiệm vụ của các em là tìm tiếng có âm đầu l/n điền vào ô trống sao cho thích hợp.
- Các em thực hiện tìm và ghi vào nháp.
- GV dán lên bảng 4 tờ phiếu, mời 4 HS lên bảng thi làm bài. Sau đó đọc đoạn văn đã điền đầy đủ các tiếng cần thiết vào ô trống.
- Cả lớp và GV nhận xét trên cơ sở: đúng / đẹp / nhanh thì đội đó sẽ thắng cuộc.
- GV tuyên dương đội thắng cuộc .
 - Các em làm bài vào VBT
- GV chốt ý đúng :+ loại nhạc cu ï- lễ hội - nổi tiếng
- Vì sao ta chọn loại mà không phải noại ?( là để chỉ một số nhạc cụ có những đăc điểm chung)
- GV : tiếng noại không có nghĩa gì cả.
- Tương tự các tiếng : nễ, lổi không có nghĩa
- Con người nhận xét gì về cồng chiêng ?
* Bài tập 3 : Thi tiếp sức :
+ Miêu tả đồ chơi + trò chơi:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3 + đoạn văn. 
- GV : BT3 cho một đoạn văn. Nhiệm vụ của các em là chọn từ trong ngoặc đơn để điền hoàn chỉnh các câu văn sao cho đúng chính tả.
- Các em làm bài vào nháp .
- GV dán bảng 4 tờ phiếu cho HS các nhóm thi tiếp sức ( mỗi nhóm 6 em tiếp nối điền 12 từ đúng)
 - Cả lớp và GV nhận xét.
4. Củng cố :
- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì ?
- Chúng ta được viết đúng âm nào, vần nào?
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị chính tả ôn thi HKI
- GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp lắng nghe, thực hiện.
- Cả lớp viết vào bảng con, 1 HS viết ở bảng lớp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS nhắc lại. 
- 1 HS đọc.
- HS trả lời
- HS nêu.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- HS phân tích.
- HS chú ý tư thế ngồi viết.
- HS cả lớp viết bài vào vở.
- HS dò bài, trao đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS giơ tay.
- 10 HS đưa vở lên chấm
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS lắng nghe.
- HS tìm từ và ghi vào giấy nháp.
- HS thi đua nhóm
- Các nhóm lắng nghe.
- Vỗ tay
- Làm vào vở bài tập.
- HS nêu.
- HS nêu.
- 2 HS đọc yêu cầu
- HS lắng nghe.
- Các em tìm từ ghi vào vở nháp.
- Các nhóm thi tiếp sức
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- Lắng nghe ghi nhớ, về nhà thực hiện.
TUẦN 17
Tiết 33 CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I/ MỤC TIÊU
- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2, mục III); viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì? (BT3, mục III).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- Đoạn văn BT1, phần nhận xét viết sẵng trên bảng lớp.
- BT1 phần Luyện tập viết vào bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Oån định
- Nhắc nhở HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B.Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng viết câu kể tự chọn theo các đề tài ở BT2.
- Thế nào là câu kể ?
- HS nhận xét câu kể bạn viết.
- Nhận xét, sửa chữa câu và cho điểm HS.
C./ Bài mới 
1/ Giới thiệu bài.
- Viết lên bảng câu văn : Chúng em đang học bài.
- Hỏi : + Đây là kiểu câu gì?
- Câu văn trên là câu kể. Nhưng trong câu kể có nhiều ý nghĩa. Vậy câu này có ý nghĩa như thế nào? Các em cùng học bài hôm nay.
2/ Tìm hiểu ví dụ.
* Bài 1- 2: Hoạt động nhóm bàn.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Viết bảng câu : Người lớn đánh trâu ra cày.
- Trong câu văn trên, từ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày, từ chỉ người hoạt động là từ người lớn.
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS. Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV chốt: Câu : Trên nương, mỗi người một việc cũng là câu kể nhưng không có từ chỉ hoạt động, vì vị ngữ của câu là cụm danh từ.
* Bài 3 : Hoạt động nhóm 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận nho9m1 đôi với câu hỏi :
+ Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động gì?
+ Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động ta hỏi thế nào?
+ Gọi HS đặt câu hỏi cho từng câu kể. 
- Nhận xét HS đặt câu và kết luận câu hỏi đúng.
* GV chốt: Tất cả các câu trên thuộc kiểu câu kể Ai làm gì ? Câu kể Ai làm gì? Thường có 2 bộ phận. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì? Con gì?). Gọi là chủ ngữ. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? Gọi là vị ngữ.
+ Câu kể ai làm gì? Thường gồm những bộ phận nào?
3/ Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.
- HS đọc câu kể theo kiểu Ai làm gì?
4/ Luyện tập
* Bài 1 : Hoạt động cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
- HS chữa bài.
* GV chốt.
* Bài 2: Hoạt động nhóm 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để xác định chủ ngữ, vị ngữ. 
- GV dán 3 băng giấy viết sẵn 3 câu kể ở bài tập 1, 3 HS lên bảng làm.
* GV nhắc HS gạch chân dưới chủ ngư, vị ngữ. Chủ ngữ viết tắt ở dưới là CN. Vị ngữ viết tắt ở dưới là VN . Ranh giới giữa CN và VN có 1 dấu gạch chéo (/).
- Gọi HS chữa bài.
* GV nhận xét, chốt như SGV/338
* Bài 3 : Hoạt động cá nhân.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV hướng dẫn các em yếu.
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, đặt câu và cho điểm HS viết tốt.
D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Hỏi : Câu kể Ai làm gì? Có những bộ phận nào? Cho ví dụ?
- Dặn HS vế nhà viết lại BT3 và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp thực hiện.
- 3 HS viết bảng lớp.
- 2 HS trả lời.
- Nhận xét câu kể của bạn.
- HS nghe.
- Đọc đoạn văn.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm bàn.
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu .
- HS thảo luận cặp đôi.
- Nhận xét, hoàn thành phiếu.
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- HS nêu.
- 2 HS thực hiện, 
- Gọi HS đọc.
- 
 -HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận theo cặp
- Chữa bài cho bạn.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS trình bày
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
TUẦN 17
Tiết 17 MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
I/ MỤC TIÊU:
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV , kể lại được toàn bộ câu chuyện Một phát minh nho nhỏ.
- Hiểu nội dung truyện : Cô bé Ma – ri – a ham thích quan sát , chịu suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên.
- Hiểu ý nghĩa truyện : Nếu chịu khó tìm hiểu thé giới xung quanh , ta sẽ phát hiện ra nhiều lý thú và bổ ích.
- Lời kể tự nhiên , sáng tạo, phối hợp với cử chỉ điệu bộ, nét mặt .
- Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trang 167 SGK 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định.
- Nhắc nhở HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS kể lại chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em.
- Nhận xét .
C/ Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
- Thế giới xung quanh ta có rất nhiều điều thú vị. Hãy thử một lần khám phá các em sẽ hãy ham thích ngay. Câu chuyện Một phát minh nho nhỏ mà các em nghe kể hôm nay kể về tinh quan sát , tìm tòi, khàm phá những quy luật trong giới tự nhiên của nhà bác học người Đức khi cón nhỏ. Bà tên là Ma – ri – a Gô- e – pớt May – ơ ( sinh năm 1906, mất năm 1972)
- GV ghi tựa bài lên bảng.
2. GV kể chuyện 
* GV kể chuyện lần 1:
- Chậm rãi , thông thả, phân biệt lời nhân vật.
* GV kể chuyện lần 2 : kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ.
+ Tranh1 : Ma – ri –a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên , bát đựng trà thoat65 dầu rất dễ trượt trong đĩa.
+ Tranh 2 : Ma – ri –a tò mò, lên ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.
+ Tranh 3 : Ma – ri –a làm thí nghiệm với đống bát đĩa lên bàn ăn. Anh trai của Ma – ri –a xuất hiện và trêu em.
+ Tranh 4 : Ma – ri –a và anh trai tranh luận về điều cô bé pgát hiện .
+Tranh 5 :Người cha ôn tồn giải thích cho hai em.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện và trao dổi ý nghĩa.
- Gọi HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập.
- Dựa vào tranh minh họa , đặt câu hỏi để HS nắm được cốt truyện .
* Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện . GV đi giúp đỡ các nhóm và viết phần nội dung chính dưới mỗi bức tranh để HS ghi nhớ.
* Kể trước lớp
- Gọi HS thi kể tiếp nối.
- Gọi HS thi kể toàn truyện.
- GV nêu câu hỏi:
+Theo bạn, Ma – ri – a là người thế nào?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Bạn học tập ở Ma-ri-a đức tính gì?
+ Bạn nghĩ rằng chúng ta có nên tò mò như Ma- ri - a không?
- Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi và cho từng HS.
D/ Củng cố - Dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- GV chốt ý và giáo dục tư tưởng : Nếu chịu khó quan sát , suy nghĩ, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều bổ ích và lý thú trong thế giới xung quanh. Muốn trở thành học sinh giỏi cần phải biết quan sát , tìm tòi , học hỏi, tự kiếm nhiệm những điều đó bằng thực tiễn . Chỉ có tự tay mình làm điều gì đó mới biết chính xác được điều đó đúng hay sai.
- Về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài : Oân tập.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp thực hiện.
- 2 học sinh kể.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh lắng nghe.
- HS quan sát tranh và lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Thảo luận nhóm trao đổi về ý nghĩa .
- 2 lượt HS thi kể , mỗi HS chỉ kể về nội dung một bức tranh.
- 3 Học sinh thi kể.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Bạn nhận xét bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
TIẾT 34:	 RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (tt)
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng; chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh SGK /168.
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn dài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Ổn định 
- Nhắc nhở HS ngồi trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài: “ Rất nhiều mặt trăng” (phần đầu)
- Nêu đại ý.
- Nhận xét.
C/. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- Ở bài trước các em đã biết, công chúa nghĩ về mặt trăng một cách rất ngộ nghĩnh & ở phần sau, công chúa giải thích về thế giới xung quanh này ra sao? Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.
- GV ghi tựa bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Ỵêu cầu 1HS đọc toàn bài
- Bài này chia làm mấy đoạn? 
- Yêu cầu HS đánh dấu 3 đoạn. :
+ Đoạn 1 : 6 dòng đầu
+ Đoạn 2 : 5 dòng tiếp theo.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
* Đọc nối tiếp lần 1
- GV hướng dẫn HS phát âm một số từ khó : vằng vặc, nâng niu, con hươu, rón rén.
* Đọc nối tiếp lần 2 và giải từ chú thích.
* Đọc nối tiếp lần 3
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm 2.
- GV đọc mẫu : Giọng căng thẳng ở đoạn đầu, nhẹ nhàng ở đoạn sau. Đọc phân biệt lời chú hề (nhẹ nhàng, khôn khéo), lời công chúa (hồn nhiên, tự tin, thông minh).
b) Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1 : Hoạt động cả lớp :
- Gọi HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Nhà vua lo lắng về điều gì?
+ Nhà vua cho mời các vị đại thần & các nhà khoa học lại làm gì?
+ Vì sao 1 lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?
- GV :Vẫn nghĩ theo cách của người lớn họ không giúp được nhà vua.
- GV chốt ý đoạn 1 
* Đoạn 2, 3 : Hoạt động nhóm đôi
- Gọi HS đọc đoạn 2+3.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi với các câu hỏi sau :
+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về 2 mặt trăng để làm gì?
+ Công chúa trả lời thế nào?
+ Cách trả lời của công chúa nói lên điều gì?
- GV chấp nhận sự chọn lựa của HS nhưng vẫn xem ý c là hợp lí nhất – sâu sắc nhất.
c/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV nói qua cho HS nghe về cách thể hiện giọng đọc của từng nhân vật. (hoặc yêu cầu HS tìm lời đọc cho từng nhân vật)
- Gọi 3 HS đọc theo dạng phân vai.
- GV treo đoạn văn cần đọc.
- GV đọc mẫu đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn
- Nêu cách đọc đoạn văn này.
- GV gạch chân các từ ngữ cần nhấn giọng.
* Đọc diễn cảm đoạn văn : hoạt động nhóm đôi.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo nhóm
* Thi đua đọc diễn cảm
- GV gọi HS thi đua đọc diễn cảm.
- GV theo dõi + nhận xét.
- Nêu ý nghĩa của bài.
- GV ghi bảng .
D/ Củng cố:
- Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì ?
E. Dặn dò:
- Về nhà tập kể lại chuyện cho cả nhà nghe.
- Chuẩn bị ôn thi HKI.
- Nhận xét , tuyên dương.
- Cả lớp thực hiện.
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi 
- HS nghe .
- Nhắc lại tựa bài.
- 1 HS đọc.
- HS nêu : 3 đoạn.
- HS ngắt vào SGK
- 3 HS lần lượt đọc 3 đoạn.
- 3 HS luyện phát âm	
- 3 HS đọc nối tiếp và giải nghĩa từ.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS nghe, và cảm nhận cách đọc.
- HS nghe.
- 1 HS đọc , cả lớp đọc thầm.
- HS lần lượt trả lời.
- Vì trăng ở rất xa & rất to – không thể che mặt trăng được. 
- 1 HS đọc , cả lớp đọc thầm.
- HS các nhóm thảo luận .
- Lần lượt các nhóm trình bày.
+ Chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy 1 mặt trăng đang chiếu trên bầu trời và mặt trăng đang ở trên cổ công chúa.
+ Khi ta mất 1 chiếc răng,  mặt trăng cũng vậy, mọi thứ đều vậy.
+ HS chọn câu trả lời hợp với ý mình – có thể là a, b, c.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nhận vai rồi đọc.
- HS nghe và nhận xét 
- Cả lớp cùng quan sát.
- Cả lớp lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- 1 HS nêu
- HS nêu.
- HS luyện đọc theo nhóm 2
- 4 HS thi đua đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
- 2 HS nêu.
- HS lần lượt nêu 
- Lắng nghe, ghi nhớ về nhà thực hiện
Tập làm văn
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
I- Mục đích, yêu cầu
1. Hiểu đợc cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
2. Luyện tập xây dựng 1 đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
II- Đồ dùng dạy- học 
- Bảng lớp viết ND bài 2,3. Bảng phụ viết bài 1luyện tập.
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
Ổn định
A. Trả bài viết
 - GV trả bài tả đồ chơi, nhận xét, đọc điểm
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: SGVtrang 344
2. Phần nhận xét
 - Bài văn gồm mấy đoạn?
 - Bố cục bài văn nh thế nào?
 - Nêu ý chính mỗi đoạn?
3. Phần ghi nhớ
4. Phần luyện tập
Bài 1
 - GV giải nghĩa từ “két”: bám chặt vào
 - GV phát phiếu bài tập
 - GV thu phiếu, chấm, nhận xét
 - GV chốt lời giải đúng
a) Cĩ 4 đoạn
b) Đoạn 2 tả hình dáng bên ngồi
c) Đoạn 3 tả ngịi bút
d) Câu mở đầu đoạn 3, câu kết đoạn
ý chính: Tả ngịi bút, cơng dụng, cách giữ...
Bài 2
 - GV nhắc HS nội dung chú ý SGV 345
5.Củng cố, dặn dị
 - Gọi 1 em đọc ghi nhớ
 - Dặn về nhà quan sát cái cặp sách
 - Hát
 - Nghe nhận xét
 - Nghe, mở sách
 - 3 HS nối tiếp đọc yêu cầu bài 1,2,3
 - Cả lớp đọc thầm bài: Cái cối tân suy nghĩ làm bài cá nhân vào nháp
 - 4 đoạn
 - 3 phần, mở bài: Đoạn 1
 thân bài: Đoạn 2, 3
 kết bài: Đoạn 4
Đoạn 1: Giới thiệu cái cối
Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngồi
Đoạn 3: Tả hoạt động
Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về cái cối
 - 3 em đọc, lớp đọc thầm 
 - 1 em đọc nội dung bài
 - Nghe giải nghĩa
 - Làm bài cá nhân vào phiếu
 - Nhiều em đọc bài làm
 - 1 em đọc câu mở đầu, câu kết đoạn
 - HS đọc yêu cầu, suy nghĩ viết bài. 2 HS đọc bài viết, lớp nhận xét
 - 1 em đọc
Tiết 34 VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I/ MỤC TIÊU
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? Theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn ở BT1 phần Nhận xét.
- Bảng phụ viết sẵn BT2 phần Luyện tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Oån định
- Nhắc nhở HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu. Mỗi HS đặt 2 câu kể theo kiểu Ai làm gì?
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Câu kể Ai làm gì? Thường có những bộ phận nào?
- Gọi HS đọc lại đoạn văn ở BT3.
- Nhận xét câu trả lời, đoạn văn và cho điểm HS.
- HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét và cho điểm HS.
C. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
- Viết lên bảng câu văn : Nam đang đá bóng.
- Tìm vị ngữ trong câu trên.
- Xác định từ loại của vị ngữ trong câu.
- Tiết học hôm nay các em sẽ hiểu được ý nghĩa, loại từ của vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- GV ghi tựa bài lên bảng
2/ Tìm hiểu ví dụ.
- Gọi HS đọc đoạn văn và yêu cầu bài tập.
* Bài 1 : Hoạt động nhóm đôi.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm ra các câu kể.
- Gọi các nhóm lần lượt trả lời.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
* GV c

File đính kèm:

  • docTV lop 4 tuan 17.doc