Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2: Tập đọc: Tiếng cười là liều thuốc bổ

Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên.

- Thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên, sự sống trên trái đất được bắt đầu từ thực vật. Bởi vậy chúng ta cần phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật đặc biệt là bảo vệ rừng.

doc32 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2: Tập đọc: Tiếng cười là liều thuốc bổ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình bày kết quả. (HS khá giỏi tìm được ít nhất 5 từ tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ)
- Nhận xét, đánh giá
- Lời giải
+ Cười ha hả: Anh ấy cười ha hả, đầy ve khoái chí.
+ Cười hì hì: Cu cậu gãi đầu cười hì hì, vẻ xoa dịu.
+ Cười hơ hơ: Anh chàng cười hơ hơ nom thật vô duyên.
+ Cười hí hí: Mấy cô bạn tôi không biết thích thú điều gì, cứ cười hí hí trong góc lớp.
+ Cười khùng khục: Ông cụ cười khùng khục trong cổ họng.
+ Cười khạnh khạch: Bọn khỉ vừa chuyền cành thoăn thoắt vừa cười khành khạch.
- Nêu YC
- suy nghĩ làm bài - Trình bày KQ
- Nxét
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Giáo dục liên hệ học sinh 
- HD học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 3: 
Môn: Toán
ôn tập về hình học
I/ Mục tiêu:
	Giúp HS ôn tập, củng cố về góc và các loại góc: góc vuông, góc nhọn, góc tù; các đoạn thẳng song song, vuông góc.
Củng cố kỹ năng vẽ hình vuông có kích thước cho trước.
Củng cố công thức tính chu vi, diện tích của 1 hình vuông.
	Rèn kỹ năng vẽ, tính chu vi, diện tích hình vuông, nhận biết các góc, các đoạn thẳng song song, vuông góc với nhau.
	Học sinh có tính cẩn thận, làm bài chính xác.
II/ Đồ dùng: 
+ GV:
+ HS:
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 (4)
- Gọi HS lên bảng chữa BT1.
- Nhận xét, đánh giá 
HS lên bảng làm, còn lại theo dõi
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
HD HS làm bài tập.
Bài 1
 (6)
- Cho 1 HS nêu đầu bài.
- YC học sinh quan sát hình vẽ trong SGK nhận biết các cạnh song song với nhau, các cạnh vuông góc với nhau.
- YC học sinh làm bài, trình bày kết quả.
- Đáp án: 
Cạnh AB song song với canh DC
Cạnh BA vuông góc với cạnh AD
Cạnh AD vuông góc với DC
- Nêu đầu bài.
- Quan sát hình vẽ, nêu nhận xét.
- Bài 2
 (8)
- Cho HS nêu đầu bài.
- YC học sinh vẽ hình vuông theo kích thước cho trước.
- Cho học sinh nhắc lại cách tính chu vi, diện tích của hình vuông.
- YC học sinh cùng nhau làm bài. 1 học sinh khá giỏi lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp án:
Chu vi của hình vuông là:
 3 x 4 = 12 (cm)
Diện tích của hình vuông là : 
 3 x 3 = 9 (cm2)
 Đáp số: P = 12cm
 S = 9cm2
- Nêu đầu bài.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 3
 (8)
- Cho HS nêu đầu bài.
- HD học sinh cách làm bài: Tính chu vi, diện tích của các hình đó.
So sánh các kết quả tương ứng rồi viết Đ, S vào cuối các câu.
- YC HS làm bài, nêu kết quả.
- Nhận xét đánh giá.
- Đáp số:
 a - Đ; b - S; c - S ; d - Đ
- Nêu đầu bài.
- Nghe GV HD.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 4
 (10)
- Cho HS nêu đầu bài.
- HD HS tóm tắt và nêu các bước giải.
- YC HS làm bài, chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp số:
 Diện tích của phòng học là:
 8 x 5 = 40 (m2)
 Diện tích 1 viên gạch là:
 20 x 20 = 400 (cm2)
 Đổi 40m2 = 400000cm2
 Số viên gạch dùng để lát nền phòng học là:
 400000 : 400 = 1000 (viên)
 Đáp số: 1000 viên gạch,
- Nêu đầu bài.
- HD học sinh làm bài.
- Làm bài, chữa bài.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- HD học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 4: 
Môn: Kể chuyên
kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I/ Mục tiêu:
	HS chọn được 1 câu chuyện về 1 người vui tính. Biết kể chuyện theo cách nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm tính cách của nhân vật hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật.
Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	Rèn kỹ năng nghe, kể chuyện cho HS, nhận xét lời kể của bạn.
	GD HS yêu cuộc sống.
II/ Đồ dùng: 
+ GV:
+ HS:
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 (3)
- Cho 1 HS kể tóm tắt câu chuyện đã nghe, đã đọc về 1 người có tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Nhận xét, đánh giá.
1 HS kể theo YC của GV.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài 
a, HD học sinh hiểu YC của đề bài 
 (10)
- Cho 1 học sinh nêu đề bài. 
- Cho HS nối tiếp đọc các gợi ý 1,2,3 trong SGK.
- Nhắc học sinh: Nhân vật trong câu chuyện là 1 người vui tính mà em biết.
+ Có thể kể theo 2 hướng: 
 . Giới thiệu 1 người vui tính, nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm tính cách đó.
 . Kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về 1 người vui tính.
- Cho học sinh nối tiếp nói nhân vật mình chọn kể.
- Nêu đề bài.
- Nêu gợi ý.
- Lắng nghe.
- Nêu tên nhân vật mình chọn kể.
b,Cho học sinh thực hành kể chuyện
 (16)
- YC HS kể chuyện theo nhóm và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
- Cho HS kể chuyện trước lớp. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn nhất.
- HS kể chuyện theo nhóm với nhau.
- Vài HS kể trước lớp. Bình chọn.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung của bài. 
- Giáo dục liên hệ học sinh 
- HD học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2011
Tiết 1: 
Môn: Thể dục
Nhảy dây - trò chơi Dẫn bóng.
I. Mục tiêu:
	Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Trò chơi dẫn bóng.
	Biết thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. Trò chơi chủ động nhiệt tình.
	HS yêu thích môn học.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
- Phương tiện: 1 HS /1 dây, bóng.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
6-10 p
- ĐHT + + + +
- Lớp trưởng tập trung báo sĩ số.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung.
- Đi thường theo 1 hàng dọc.
+Ôn bài TDPTC.
-Trò chơi: Tìm người chỉ huy.
G + + + + 
 + + + + 
- ĐHTL :
2. Phần cơ bản:
18-22 p
a. Nhẩy dây.
b. Trò chơi: dẫn bóng.
- ĐHTL: 
- Cán sự điều khiển.
 - Tập cá nhân và thi đồng loạt theo vòng tròn theo tổ ai vướng chân thì dừng lại.
- Nêu tên trò chơi: HS nhắc lại cách chơi, chơi thử và chơi chính thức.
3. Phần kết thúc.
4 - 6 p
- GV cùng HS hệ thống bài.
- HS đi đều hát vỗ tay.
- GV nx, đánh giá kết quả giờ học.
- ĐHTT:
Tiết 2: 
Môn: Tập đọc:
ăn “mầm đá”
I/ Mục tiêu:
	Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ dễ phát âm sai do phương ngữ. Hiểu một số từ mới trong bài (Chú giải)
- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa.
	Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi cho học sinh.
- Đọc bài với giọng vui vẻ, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện.
	Học sinh có ý thức học tập, yêu đời, yêu cuộc sống.
II/ Đồ dùng: 
+ GV:tranh minh hoạ
+ HS:
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 3
- Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
- Nhận xét, đánh giá.
1 học sinh đọc và trả lời câu hỏi .
B/ Bài mới
1. GTB: 1
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a, Luyện đọc
 (10 )
- Cho 1 học sinh đọc toàn bộ câu chuyện
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn (4 đoạn) Kết hợp phát âm, giải nghĩa từ.
- Đọc mẫu toàn bộ bài.
- Theo dõi.
- Luyện đọc theo yêu cầu của GV
b, Tìm hiểu bài
 (11 )
- Vì sao chua trịnh muốn ăn món “Mầm đá” ?
(Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng thấy “mầm đá” là món ăn lạ thì muốn ăn.)
- Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào ?
(Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá về ninh còn mình thì chuẩn bị 1 lọ tương đề bên ngoài 2 chữ “Đại phong” Trạng bắt chúa phải chờ cho đến lúc đói mèm.)
- Cuối cùng chúa có được ăn “mầm đá” không ? Vì sao ?
(Chúa không được ăn món “mầm đá”vì thật ra không hề có món đó)
- Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng ?
(Vì đói thì ăn gì cũng thấy ngon )
- Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh ?
(Trạng Quỳnh rất thông minh/ Trạng Quỳnh vừa giúp được chúa lại vừa khéo chê chúa./ Trạng Quỳnh rất hóm hỉnh)
- Đọc, suy nghĩ, trả lời câu hỏi cá nhân.
c, HD đọc diễn cảm (12’ )
- Nêu cách đọc toàn bài.
- Cho học sinh đọc nối tiếp câu chuyện.
- HD, đọc mẫu đoạn” Thấy chiếc lọ đề 2 chữ “Đại phong” . chẳng có gì vừa miệng đâu ạ !”
- Cho học sinh luyện đọc theo cặp.
- Cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá .
- Lắng nghe.
- Đọc toàn bài.
- Lắng nghe
- Đọc theo cặp
- 2 - 3 học sinh đọc.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Cho học sinh nêu nội dung câu chuyện (GV ghi bảng)
- Giáo dục liên hệ học sinh 
- HD học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Nêu nội dung bài (3 học sinh)
- Lắng nghe.
Tiết 3: 
Môn: Toán
ôn tập về hình học (Tiếp)
I/ Mục tiêu:
	Giúp HS nhận biết và vẽ được 2 đường thẳng song song, 2 đường thẳng vuông góc.
- Biết vận dụng công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học để giải các bài tập có YC tổng hợp.
	Rèn kỹ năng vẽ 2 đường thẳng song song, 2 đường thẳng vuông góc, tính chu vi, diện tích của các hình đã học.
	Học sinh có tính cẩn thận.
 II/ Đồ dùng: 
+ GV:
+ HS:
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 (5)
- Gọi HS lên bảng chữa BT 2
- Nhận xét, đánh giá 
1 HS lên bảng làm, còn lại theo dõi
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
HD HS làm bài
Bài 1
 (6)
- Cho 1 HS nêu đầu bài.
- YC học sinh quan sát hình vẽ để nhận xét.
- YC học sinh làm bài, chữa bài.
- Đáp án:
Cạnh DE song song với cạnh AB
Cạnh CD vuông góc với cạnh BC.
- Nêu đầu bài.
- Quan sát hình vẽ nêu nhận xét.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 2
 (8)
- Cho HS nêu đầu bài.
- HD học sinh làm bài: Tính S của hình chữ nhật MNPQ dựa vào tính S hình vuông ABCD
Tính chiều dài hình chữ nhật (Độ dài cạnh MN)
Chọn số đo chỉ số thích hợp theo YC.
- YC học sinh làm bài vào vở.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp án:
S hình vuông ABCD là: 
 8 x 8 = 64 (cm2)
S hình vuông = S hình chữ nhật.
à S hình chữ nhật MNPQ là 64cm2
Độ dài cạnh MN là:
 64 : 4 = 16 (cm)
Chiều dài của hình hcữ nhật là 16cm
à chọn ý C.
- Nêu đầu bài.
- Làm bài, chữa bài.
- Bài 3
 (8)
- Cho HS nêu YC của bài.
- YC học sinh làm bài. Chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp án:
Chu vi của hình chữ nhật là:
 (5 + 4) x 2 = 18 (cm)
Diện tích của hình chữ nhật là:
 5 x 4 = 20 (cm2)
 Đáp số: C = 18cm
 S = 20cm2
- Nêu đầu bài.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 4 
 (9)
- Cho học sinh nêu bài tập
- HD học sinh làm bài.
+ Tính S hình bình hành ABCD
+ Tính S hình chữ nhật BCGE + Tính S của hình H.
- YC học sinh làm bài vào vở. Chữa bài.
- Yc HS khá giỏi tính thêm S hình chữ nhật BCEG và hình H
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp án
 Diện tích của hình bình hành ABCD là:
 4 x 3 = 12 (cm2)
 Diện tích của hình chữ nhật BCGE là:
 4 x 3 = 12 (cm2)
 Diện tích của hình H là:
 12 + 12 = 24 (cm2)
 Đáp số: 24 (cm2)
- Nêu đầu bài.
- Lắng nghe sự HD của giáo viên.
- Làm bài, chữa bài.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung bài..
- Nhận xét giờ học.
- HD học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 4: 
Môn: Khoa học:
ôn tập: thực vật và động vật (tiếp)
I/ Mục tiêu:
	HS được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS biết.
Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tư nhiên.
	Có kỹ năng nêu nhận xét chứng minh cho kiến thức khoa học.
	Yêu thích môn học, ham tìm hiểu kiến thức khoa học.
II/ Đồ dùng: 
+ GV:
+ HS:
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 3
- Chuỗi thức ăn là gì ? 
- Nhận xét, đánh giá
- 1 HS trả lời. Còn lại theo dõi.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
b, Xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên
 (28 )
- MT: Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Cách tiến hành:
- YC HS quan sát hình trang 136, 137 SGK
+ Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ.
( Hình 7: Người đang ăn cơm và thức ăn.
Hình 8: Bò ăn cỏ.
Hình 9: các loại tảo à cá à cá hộp (thức ăn của người)
+ Hãy nói về chuỗi thức ăn dựa vào hình trên, trong đó có người.
+ Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn dựa vào các hình trang 136, 137 (Cỏ à bò à người)
à Thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho mình, con người đã tăng gia sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, một số người đã ăn thịt thú rừng hoặc sử dụng chúng vào việc khác.
+ Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trtạng gì ?
+ Điêuì gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ?
+ Chuỗi thức ăn là gì ?
+ Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất ?
=> Con người cũng là một thành phần tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên.
- Thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên, sự sống trên trái đất được bắt đầu từ thực vật. Bởi vậy chúng ta cần phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật đặc biệt là bảo vệ rừng.
- Quan sát hình vẽ và thảo luận theo YC của GV.
- Đại diện nhóm HS trình bày.
- Lắng nghe.
3. C2 - dặn dò
 (3)
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị cho bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 5: 
Môn: Lịch sử:
ôn tập
I/ Mục tiêu:
	củng cố cho học sinh 1 số kiến thức lịch sử đã học.
- Nhớ được các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử tiêu biểu.
	Rèn kỹ năng ghi nhớ các sự kiện, nhân vật lịch sử.
	Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.
II/ Đồ dùng: 
+ GV:Hệ thống câu hỏi.
+ HS:
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 (3)
- Kể tên 1 số nhân vật lịch sử mà em biết qua chương trình lịch sử đã học ?
- Nhận xét, đánh giá.
1 học sinh nêu. Còn lại theo dõi, nhận xét
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài 
Nêu câu hỏi, HD học sinh ôn tập (trả lời các câu hỏi đó)
 (28)
1. Nhà Mạc ra đời trong hoàn cảnh nào ? triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì ?
(Năm 1527, lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu Lê, Mạc Đăng Dung đã cầm đầu 1 số quan lại cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc, sử cũ gọi là Bắc triều.)
2. Chiến tranh Nam - Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào ?
(Chiến tranh Nam - Bắc triều kéo dài hơn 50 năm, đến năm 1592 khi nam triều chiếm được Thăng Long thì chiến tranh mới kết thúc.)
3. Hãy nêu kết quả của cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong ?
( Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã làm cho bờ cõi đất nước phát triển, diện tích đất nông nghiệp tăng, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân no ấm hơn)
4. Kể tên 1 số thành thị lớn ở nước ta thế kỷ XVI - XVII ?
( Thăng Long, Phố Hiến, Hội An)
5. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc khi nào ? Ai là người chỉ huy ? Mục đích của cuộc tiến quân là gì ?
( Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc vào năm 1786 do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy. Để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn)
6. Vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quận Thanh ?
( Vì quân ta đoàn kết 1 lòng đánh giặc, lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy)
7. Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
(Sau khi Quang trung mất, triều Tây Sơn suy yếu. Lợi dụng hoàn cảnh đó, Nguyễn ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn)
Dựa vào kiến thức lịch sử đã học để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung của bài
- Giáo dục liên hệ học sinh 
- HD học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe
Thứ hai ngày 9 tháng 5 năm 2011
Tiết1: 
Môn: Tập làm văn:
 trả bài văn miêu tả con vật 
II/ Mục tiêu
Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả con vật( đúng ý bố cục rõ, dùng từ đặt câu, và viết đuúng chính tả,...) ; tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết thêo thứ tự hướng dẫn của GV.
 Rèn kỹ năng chữa những lỗi thầy cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình.
	Có ý thức học tập. Nhận thức được cái hay của bài được thầy, cô khen.
II/ Đồ dùng: 
+ GV:
+ HS:
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
1. GTB: (1)
- Giới thiệu - ghi đầu bài
- Lắng nghe.
2. Giảng bài
a, Nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp
 (10)
- Ghi đề bài lên bảng 
- Nhận xét kết quả làm bài: Ưu điểm, nhược điểm.
- Thông báo điểm số cụ thể.
- Trả bài cho học sinh.
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
- Nhận bài kiểm tra.
b, Hướng dẫn HS chữa bài
 (16)
- HD từng HS sửa lỗi
+ YC HS đọc lời phê của cô giáo.
+ Đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài.
+ Ghi các lỗi đó vào vở và sửa lỗi.
- HD HS chữa lỗi chung.
- Đọc lời phê của cô
- Đọc các lỗi cô chỉ trong bài.
- Ghi các lỗi và sử lỗi.
c, HD học tập những đoạn văn, bài văn hay (10)
- Đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp (Hoặc bài văn giáo viên sưu tầm)
- Lắng nghe.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Nhận xét chung giờ học.
- HD HS học ở nhà.
- Lắng nghe.
Tiết 2: 
Môn: Toán
ôn tập về tìm số trung bình cộng
I/ Mục tiêu:
	Giúp HS củng cố về cách giải toán tìm số trung bình cộng.
	Rèn kỹ năng giải loại toán nêu trên.
	Học sinh có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi học toán.
II/ Đồ dùng: 
+ GV:
+ HS:
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 (3)
- Gọi HS lên bảng chữa BT 2
- Nhận xét, đánh giá.
1 HS lên bảng chữa, còn lại theo dõi, NX
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
HD HS làm bài tập
Bài1
 (8)
- Cho HS nêu YC của bài tập.
- Cho HS nhắc lại quy tắc tìm số trung bình cộng của các số.
- YC HS làm bài cá nhân
- Cho HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết quả:
a, ( 137 + 248 + 395) : 3 = 260
b, ( 348 + 219 + 560 + 725) : 4 = 463	 
- Nêu YC của bài.
- Thực hiện theo YC của GV
Bài 2
 (5)
- Cho HS nêu YC của bài tập.
- HD HS các bước giải:
+ Tính tổng số người tăng thêm trong 5 năm
+ Tính số người tăng TB mỗi năm.
- YC HS làm bài và chữa bài
- Nhận xét, đánh giá. 
- Kết quả:
Số người tăng trong 5 năm là:
 158 + 147 + 132 + 103 + 95 = 635 (người)
Số người tăng trung bình hằng năm là:
 635 : 5 = 127 (người)
 Đáp số: 127 người. 
- Nêu YC của bài.
- Làm bài và chữa bài.
Bài 3
 (5 )
- Cho HS nêu YC của bài tập.
- HD HS làm bài
- YC HS làm bài và chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá
- Kết quả: 
Tổ hai góp được số vở là:
 36 + 2 = 38 (quyển)
Tổ ba góp được số vở là:
 38 + 2 = 40 (quyển)
Cả ba tổ góp được số vở là:
 36 + 38 + 40 = 114 (quyển)
Trung bình mỗi tổ góp được số vở là:
 114 : 3 = 38 (quyển)
 Đáp số: 38 quyển) 
- Nêu YC của bài.
- Làm bài và chữa bài.
- Bài 4
 (7)
- Cho HS nêu YC của bài tập.
- HD HS làm bài
+ Tính số máy lần đầu chở.
+ Tính số máy lần sau chở.
+ Tính tổng số ô tô chở máy bơm.
+ Tính số máy bơm TB mỗi ô tô chở.
- YC HS cùng nhau làm bài, chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết quả:
Lần đầu 3 ô tô chở được là:
 16 x 3 = 48 (máy)
lần sau 5 ô tô chở được là:
 24 x 5 = 120 (máy)
Số ô tô chở máy bơm là:
 3 + 5 = 8 (ô tô) 
TB mỗi ô tô chở được là:
 ( 48 + 120) : 8 = 21 (máy)
 Đáp số: 21 máy.
- Nêu YC của bài.
- Làm bài và chữa bài.
- Bài 5
 (8)
- Cho HS nêu YC của bài.
- HD HS làm bài
+ Tìm tổng của 2 số đó
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau.
+ Tìm mỗi số.
- YC HS HS cùng nhau làm bài và chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá
- Kết quả:
Tổng của 2 số đó là:
 15 x 2 = 30
Ta có sơ đồ
Số lớn
30
Số bé
 Tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 1 = 3 (phần)
 Số bé là:
 30 : 3 = 10
 Số lớn là:
 30 - 10 = 20
 Đáp số: số lớn 20, số bé 10.
- Nêu YC của bài.
- Làm bài và chữa bài.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung bài.
- HD học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 3: 
Môn: Kĩ thuật
lắp ghép mô hình tự chọn
I/ Mục tiêu: 
	Chọn được các chi tiết để lắp ghép được mô hình tự chọn. Lắp ghép được một mô hình tự chọn.Mô hình lắp ghép tương đối chắc chắn, sử dụng dược
Lắp được mô hình đã chọn.
Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
II/ Đồ dùng dạy học: 
+ GV: yLắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK.
+ HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
ND-TG
HĐ của GV
HĐ của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 2p
2-Bài mới: 30p
2.1-Giới thiệu bài: 
2.2-Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép.
2.3-Hoạt động 2: HS thực hành lắp mô hình đã chọn.
3-Củng cố, dặn dò: 
 2p
-Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
- Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học. 
-GV cho các nhóm HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.
-GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
- Cho HS thực hành lắp ghép.
a) Chọn các chi tiết 
b) Lắp từng bộ phận.
c) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
-GV

File đính kèm:

  • doct34chinh sua.doc