Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2: Tập đọc - Bài 57: Ôn tập tiết 1

- HS2: Người sĩ quan cách mạng

- Còn lại vai chiến sĩ cách mạng vai các thành viên Chính Phủ, vai các viên chức cao cấp của địch.

- 2 nhóm đóng hoạt cảnh lớp bình chọn.

- Thảo luận theo cặp

- Nối tiếp trình bày

- Lớp nhận xét bổ sung

 

doc40 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2: Tập đọc - Bài 57: Ôn tập tiết 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u lăng mộ của các vua Hùng, vị trí và cảnh vật xung quanh.
-> Bên trái là đỉnh Ba vì
-> Phái xa xa là dãy Tam Đảo
-> Trước mặt là ngã ba Bạch Hạc.
+ Đoạn 3: Giới thiệu khu đền Trung, đền Hạ, chùa Thiên Quang, đều giống với những giai đoạn lịch sử.
- Chi tiết mà em thích.
Ví dụ: Chi tiết về một cột đá cao nằm ngang sông khoảng ba tấc mà An Dương Vương đã dựng mốc để thề với các vua Hùng sẽ giữ vững giang sơn.
- Em thích chi tiết đó vì: cột mốc đá thể hiện lời hứa, quyết tâm của người kế tục các triều đại vua Hùng sẽ giữ vững non sông của cha ông để lại. Một truyền thống dựng nước và giữ nước muôn đời của dân tộc.
IV. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà viếtlại dàn ý của bài mình đã chọn.
Tiết 5:
Khoa học
Đ55: 
Sự sinh sản của động vật
I. Mục tiêu. 
- Sau bài học HS biết:
+ Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật, vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh sự phát triển của hợp tử.
+ Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
II. Đồ dùng dậy học 
- Hình trang 112, 113 SGK
- Sưu tầm tranh ảnh những hoạt động của động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới.
Hoạt động 1: Thảo luận
* Mục tiêu: Giúp HS trình bày khái quát sự sinh sản của động vật vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
Bước 1: Làm việc cá nhân 
- HS đọc mục bạn cần biết SGK
- GV nêu yêu cầu.
Bước 2: Làm việc cá nhân
- GV nêu câu hỏi
- Đa số động vật được chia làm mấy giống?
- 2 giống
- Đó là những giống nào?
- Giống đực và giống cái.
- Tinh trung hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? cơ quan đó thuộc giống nào?
- Cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trung, cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
- Hiện tượng tình trung kết hợp với trứng gọi là gì?
- Sự thụ tinh.
- nêu kết quả của sự thụ tinh hợp tử phát triển thành gì?
- Phát triển thành cơ thể mới mang những đặc tính của cả bố hoặc mẹ.
Kết luận
- Đa số động vật chia thành hai giống đực và cái. Con đực cơ quan sinh dục đực tạo ra tình trung, con cái cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
- Hợp tử chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới mang những đặc tính của cả bố và mẹ.
Hoạt động 2: Quan sát
Mục tiêu: HS biết được cách sinh sản khác nhau của động vật.
- Bước 1: làm việc theo cặp
- Quan sát hình 112 theo cặp và thảo luận.
- Con nào được nở ra từ trứng
- Con nào vừa đẻ đã thành con.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi 1 số HS trình bày
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nghe nhận xét.
- GV bổ sung
- Các con vật được nở ra từ trứng: sâu, thạch thùng, gà , nòng nọc.
- Các con vật đẻ ra thành con là: voi, chó, mèo, gấu, ..
Hoạt động 3: Trò chơi thi nói những con vật đẻ trứng.
* Mục tiêu: HS kể được tên một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con.
- GV chia lớp 4 nhóm
- Phổ biến luật chơi
- Trong cùng một thời gian nhóm nào viết, được nhiều các con vật đẻ trứng và con vật đẻ con là nhóm đó thắng cuộc.
- HS chú ý lắng nghe và tiến hành chơi khí có hiệu lệnh của GV.
- Nhận xét khen nhóm thắng cuộc
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại
Thứ ba ngày 28 tháng 03 năm 2007
Tiết 1:
Mỹ thuật
Đ28: 
Vẽ có 2 hoặc 3 vật mẫu (vẽ mầu)
I. Mục tiêu. 
- HS hiểu được đặc điểm của mẫu vẽ về hình dáng, màu sắc, và cách sắp xếp.
- HS biết cáchvẽ và vẽ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. Đồ dùng dậy học 
- GV - SGK.
- Chuẩn bị hai màu vẽ khác nhau (hình dạng màu sắc)
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Tranh tĩnh vật của hoạ sĩ, bài vẽ lọ hoa và quả của HS lớp trước.
- HS mẫu để vẽ theo nhóm (nếu có điều kiện) 
- Tranh tính vật hoặc bài vẽ lọ hoa và quả của lớp trược
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì , tẩy, màu vẽ, hoặc keo giấy hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- Cho HS quan sát
- HS quan sát
- GV cùng HS bày mẫu
- Quan sát nhận xét vẽ
+ Tỉ lệ chung của mẫu vẽ.
+ Vị trí của lọ, quả (ở trước ở sau) che khuất nhau.
+ Hình dạng đặc điểm của lọ hoa quả (cao, thấp, to, nhỏ)
+ Độ đậm nhạt và màu sắc của lọ.
- GV nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Cách vẽ
- Ước lượng chiều cao, chiều ngang của màu để vẽ khung hình chung
- Chú ý theo dõi.
- Quan sát mẫu, ước lượng và phách khung hình của lọ hoa quả.
- Vẽ phác hình lượng vật mẫu bằng các nét thẳng.
- Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho rõ đặc điểm của mẫu.
- Xác định các mảnh màu đậm nhạt ở mẫu và vẽ mẫu màu theo cảm nhận riêng.
- GV lên bảng vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV hướng dẫn HS quan sát 
- GV nhắc nhở.
- Quan sát tìm ra đặc điểm của mẫu: hình dáng, tỉ lệ, ước lượng tỉ lệ của khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu 
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài đẹp và chưa đẹp rồi gợi ý nhận xét.
- Bố cục (hình vẽ cân đối hay không cân đối với phần giấy 
- Cách vẽ chì hoặc vẽ mầu hay xé dán giấy (có đậm có nhạt)
- Học sinh xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
- GV nhận xét bổ sung và điều chỉnh, xếp loại hoạt động nên chung cả lớp.
- Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về lễ hội
- Chuẩn bị bài đất nặn.
Tiết 2:
Tập đọc
Đ56: 
Ôn tập tiết 5
I. Mục tiêu. 
1. Nghe - viết đúng chính tả đoạn văn bà cụ bán hàng nước chè.
2. Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình một cụ già mà em biết.
II. Đồ dùng dậy học 
- Một số tranh ảnh về các cụ già.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
- Nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Viết chính tả
- Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc bài chính tả 1 lượt.
- Cả lớp theo dõi SGK
- GV các em đọc thầm lại bài chính tả và cho nội dung của bài
- HS đọc thầm bài chính tả và phát biểu. Bài chính tả tả gốc cây bàng cổ thụ và tả bà cụ bán háng nước chè dưới gốc cây.
- Hướng dẫn HS viết những từ ngữ dễ viếtg sai: tuổi giời, tuồng chèo
- HS viết những từ ngữ giáo viên hướng dẫn.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận cảu câu cho HS viết
- HS viết chính tả.
- Chấm chữa bài
- GV đọc bài chính tả cho HS soát lỗi.
- HS tự soát lỗi
- GV chấm 5->7 bài
- HS đổi vở cho nhau soát lỗi.
- GV nhận xét cho điểm
3. làm bài tập
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV nhắc lại yêu cầu: khi miêu tả ngoại hình của nhân vật, các em cần nhớ không nhất thiết phải đầy đủ tất cả các đặc điểm mà tả những đặc điểm tiêu biểu.
- GV yêu cầu HS nói về nhân vật em chọn tả.
- HS phát biểu ý kiến về nhân vật mình chọn tả là ông cụ hay cụ bà.
- Cho HS trình bày bài lớp nhận xét, chấm 1 số đoạn văn viết hay.
- HS trình bày
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS viết đoạn văn chưa đạt về viết lại cho hay.
- Dặn những HS chưa có điểm kiểm tra tập đọc học thuộc lòng về nhà tiếp tục để tiết sau kiểm tra.
Tiết 3:
Toán
Đ138: 
Luyện tập chung
I. Mục tiêu. 
- Giúp HS làm quen với bài toán chuyển động cùng chiều.
- Rèn luyện kỹ năng tính vận tốc, quãng đường thời gian.
II. Đồ dùng dậy học 
- Bảng phụ vẽ sơ đồ bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Thực hành luyện tập
Bài tập 1
- GV gọi HS đọc bài tập 1
- HS đọc đề bài 
- Có mấy chuyển ccộng đồng thời?
- Có 2 chuyển động
- Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều
- Chuyển động cùng chiều với nhau.
- Gắn sơ đồ lên bảng yêu cầu HS quan sát
- Quãng đường xe máy cách xe đạp khởi hành là bao nhiêu?
- 0 Km
- Khi xe máy đuổi kịp xe đạp tại C thì khoảng cách giữa xe máy và xe đạp là bao nhiêu?
- n36 – 12 = 24 km
- Giải thích: Như vậy theo thời gian từ lúc khởi hành khảng cách giữa hai xe ngày càng giảm đi.
- Lờy 48 chia cho 24
- Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp là bao nhiêu?
- Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp được tính bằng cách nào?
Bài giải
Mỗi giờ xe máy đi nhanh hơn xe đạp số km là:
36 – 12 = 24 (km)
Lúc đầu xe đạp đi trước xe máy là 48 km. Vậy xe máy đuổi kịp xe đạp số giờ là:
48 : 24 = 2 (giờ)
 Đáp số 2 giờ
b. Yêu cầu HS đọc đề bài phần b
- Muốn tính xe máy cách xe đạp bao nhiêu km ta làm ntn?
- Khoảng cách đó chính bằng quãng đường xe đạp đi trước trong giờ.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài.
- HS làm bài và chữa bài theo nhận xét của GV và HS.
- GV nhận xét chốt đúng.
Bài giải
Sau 3 giờ xe đạp đã cách A một khoảng là:
12 x 3 = 36 (km)
Xe máy sẽ đuổi kịp xe đạp sau thời gian là:
36 : (36 – 12 ) = 1,5 (giờ)
 Đáp số 1,5 giờ
Bài 2
- GV cùng HS phân tích đề
- 1 HS đọc đề bài
- HS làm vào vở
Bài giải
Quãng đường báo gấm chạy được là:
120 x 1/25 = 4,8 (km)
 Đáp số 4,8 km
- Gọi HS lên đọc lời giải
- 1/25 phút = 2,4 giờ
- Trong 2,4 phút báo gấm đã chạy được 4,8 km. Báo gấm là một trong những động vật chạy nhanh nhất.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- HS đọc
- GV hướng dẫn làm bài
- HS chú ý nghe
- Bài toán thuộc dạng nào đã biết?
- 2 chuyển động cùng chiều đuổi kịp.
- HS làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm
Bài giải
Thời gian xe máy đi trước ô tô là
11h7 phút - 8h37p = 2h30 phút = 2,5 giờ
Đến 11h7phút xe máy đã đi được quãng đường AB là:
36 x 2,5 = 90 (km)
Vậy lúc 11h7phút ô tô đi từ A và xe máy đi từ B. Ô tô đuổi kịp xe máy sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy là:
54 – 28 = 18 (km)
Thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy là:
90 : 18 = 5 (giờ)
ô tô đuổi kịp xe máy lúc
11h7phút + 5h = 16 giờ 7 phút
 Đáp số 16h7phút
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
Tiết 4:
Tập làm văn
Đ35: 
Ôn tập tiết 6
I. Mục tiêu. 
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc laòng ( yêu cầu như tiết 1)
2. Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu biết dùng những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong những ví dụ đã cho.
II. Đồ dùng dậy học 
- Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộclòng (như tiết 1)
- 3 tờ giấy khổ to phô tô 3 đoạn văn ở bài tập 2
- Giấy khổ to viết về ba kiểu liên kết cuâ (bằng cách lập từ ngữ - cách thay thế từ ngữ, cách dùng từ ngữ nối).
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục đích yêu cầu
2. Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng
- Cho HS đọc các bài tập đọc học thuộc lòng từ đầu kỳ II
- Cho điểm mỗi em đọc 1 bài và trả lời câu hỏi.
3. Làm bài tập
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp lớp đọc thầm
- 3 HS đọc
- Mỗi em đọc lại 3 đoạn văn tìm những từ ngữ thích hợp để điền vào ô trống trong 3 đoạn văn.
- Xác định đó là liên kết câu theo cách nào?
- HS nêu
- Cho HS làm bài vào vở
- HS làm bài vào vở
- GV dán 3 tờ giấy khổ to đã phô tô 3 đoạn văn lên bảng.
- Lớp nhận xét kết quả bài làm của 3 bạn trên bảng.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
a. Từ cần điền là: Nhưng 
- Nhưng là từ nối câu 3 với câu 2
b. Từ cần điền là: Chúng
- Chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1.
c. Các từ ngữ lần lượt cần điền là: nắng, chị, nắng, chị, chị
- Nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại ở câu 2
- Chi ở câu 5 thay thế sứ ở câu 4
- Chị ở câu 7 thay thế cho sứ ở câu 6
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét đánh giá
- Dặn HS chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra viết.
Tiết 5:
Lịch sử
Đ28: 
Tiến vào dinh độc lập
I. Mục tiêu. 
Học xong bài này HS biết:
- Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu ngày 26/04/1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu hy sinh của dân tộc ta, mở ra thời kỳ mới, Miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất.
II. Đồ dùng dậy học 
- ảnh tư liệu về đại thắng mùa xuân 1975 (lưu ý ảnh tư liệu gắn với địa phương)
- Lược đồ để chỉ các địa danh ở miền Nam được giải phóng năm 1975.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài trước
B. Giới thiệu bài mới
- Sau Hiệp định Pa - ri , trên chiến trường miền Nam, thế và lực của ta ngày càng hơn hẳn kẻ thù. Đầu năm 1975, Đảng ta thấy thời cơ xuất hiện, quyết định tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy bắt đầu từ ngày 1975. Sau 40 năm ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân dân ta giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và cả dải miền Trung. 17h ngày 26/04/1975 chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhằm giải phóng Sài Gòn bắt đầu. Trong những ngày tháng lịch sử hào hùng ấy, chiến dịch giải phóng Sài Gòn là chiến dịch cuối cùng mang tầm vóc vĩ đại của lịch sử, Bài học hôm nay sẽ đưa chúng ta trở về với ngày tháng lịch sử trọng đại ấy. 
C. Dạy học bài mới.
1. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV nêu câu hỏi
- HS đọc SGK đoạn từ “Sau hơn một tháng. Dinh Độc Lập”
- HS nối tiếp trả lời.
- Quân ra giải phóng Tây Nguyên và cả dải miền Trung 
- Ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
- Vì sao ta phải mở chiến dịch Hồ Chí Minh? (mục đích)
- Mục đích của chiến dịch là giải phóng Sài Gòn, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Chiến dịch HCM bắt đầu khi nào và kết thúc khi nào?
- Bắt đầu từ 17h ngày 26/04/1975. và Kết thúc thồi 11h30 phút ngày 30/04/1975
- Quân ta chia mấy cánh quân tiến về Sai Gòn? Mũi tiến công từ phía Đông có gì đặc biệt?
- Chia làm 5 cánh quân, tại mũi tiến công từ phía Đông, dẫn đầu đội hình là lữ đoàn xe tăng 203. Bộ chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ cho lữ đoàn phối hợp với các đơn vị bạn cắm lá cờ cách mạng trên nóc Dinh Độc Lập
- Hỏi thêm: Em hiểu “ Lữ đoàn” là gì?
- Là đơn vị tổ chức của lực lượng vũ trang
- Khí thế của quân ta trong chiến dịch HCM ntn?
- Thần tốc, táo bạo, chắc thắng.
- GV chốt lại và ghi bảng.
- 2 HS đọc lại.
- Bắt đầu: 17h ngày 26/04/1975
- Kết thúc: 11h30 phút ngày 30/04/71975.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV treo ảnh (SGK)
- HS đọc SGK đoạn từ “chiếc xe tăng 843không điều kiện”
- Em biết gì về “Dinh Độc Lập”
- Là trụ sở làm việc của Tổng thống chính quyền Sài Gòn trước ngày 30/04/1975 nay gọi là Dinh thống nhất.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Hãy thuật lại cảnh quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập?
- 2 Nhóm thuật lại trước lớp đoạn từ: “Chiếc xe tăng 843 của đồng chí nhanh chóng toả lên các tầng”
- HS trong tổ phân vai
- HS 1: người dân chuyện
- HS2: Người sĩ quan cách mạng
- Hãy đóng lại cảnh cuối cùng của nội các Dương Văn Minh đầu hàng.
- Còn lại vai chiến sĩ cách mạng vai các thành viên Chính Phủ, vai các viên chức cao cấp của địch.
- GV ghi bảng:
- 2 nhóm đóng hoạt cảnh lớp bình chọn.
- Trận đánh Dinh Độc Lập.
- Thảo luận theo cặp
- Nối tiếp trình bày
- Lớp nhận xét bổ sung
2. ý nghĩa lịch sử của ngày 30/04/1975
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- Lá cờ cách mạng kiêu hành tung bay trên Dinh Độc Lập và thời điểm nào?
- Vào thời điểm 11h30 phút ngày 30/04/1975
- Nêu ý nghĩa lịch sử ngay 30/04 - Ngày 1/05/1975?
- Là một trong những chiến thắng hiểm hách nhất trong lịch sử dân tộc (như chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Điện Biên Phủ)
- Đánh tan chính quyền Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
- Từ đây hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
- 2 HS đọc lại ý nghĩa lịch sử
Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm 4
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- HS thảo luận theo nhóm 4, đại diện trình bày.
- Mục đích của chiến dịch HCM là gì?
- Mục đích của chiến dịch và giải phóng Sài Gòn, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
- Bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc. Thể hiện ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam
- hãy kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975.
- 3 nhóm kể kết hợp giới thiệu tranh ảnh đã chuẩn bị.
3. Củng cố dặn dò
- GV cho HS đọc lại phần tóm tắt cuối bài
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà ôn bài.
Thứ năm ngày 29 tháng 03 năm 2007
Tiết1:
Thể dục
Đ56: 
Môn thể thao tự chọn 
Trò chơi “ Hoàng anh, hoàng yến”
I. Mục tiêu. 
- Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân ném bóng 150g trúng đích (đích cố định hoặc di chuyển). Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi “ Hoàng anh, hoàng yến” Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm phương tiện.
- Địa điểm: trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: GV và cán sự mỗi người 1 còi, 10-15 quả bóng 150g hoặc 2HS 1 quả cầu, kẻ sân ném bóng hoặc sana đá cầu có căng lưới và kẻ sân, chuẩn bị khăn để tổ chức trò chơi.
III. Nội dung phương tiện.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
6-10'
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu bài học.
- Khởi động các khớp
- Chạy nhẹ nháng 1 vóng quanh sân
- Ôn lại động tác: tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy.
2x8 nhịp
- Cán sự điều khiển
- GV theo dõi uốn nắn sửa động tác cho học sinh
- Kiểm tra bài cũ
- Tâng cầu bằng mu bàn chân
- 2 HS thực hiện – lớp quan sát nhận xét.
2. Phần cơ bản
14 - 16 phút 
a. Môn thể thao tự chọn 
- Đá cầu 
14 - 16 
+ Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân
5 phút
- Từng tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- GV quan sát giúp đỡ học sinh
+ Ôn phát cầu bằng mu bàn chân 
10 - 12 phút 
 x x
- GV nêu tên động tác - Làm mẫu 
- Học sinh quan sát luyện tập theo 2 hàng ngang - GV quan sát giúp đỡ học sinh 
- GV gọi 1 số học sinh thực hiện tốt lên trình diễn cho các bạn xem.
- Ném bóng 
14 - 16 phút
+ Ôn ném bóng trúng đích
10 - 12 phút
- HS tập theo đội hình 
b. Trò chơi Hoàng Anh, Hoàng Yến 
5 - 6 phút
- GV nêu tên trò chơi 2 - 3 HS nhắc lại cách chơi 
- Tổ chức cho HS chơi thử - chơi chính thức 
3. Phần kết thúc 
4 - 6 phút 
- GV hệ thống nội dung bài 
- HS đi 
- HS đi thường 1 vòng tập 1 số động tác hồi tỉnh
- GV nhận xét dặn dò và giao bài về nhà 
Luyện từ và câu
Thi kiểm tra giữa kỳ học kỳ II
Môn: Tiếng Việt
(Nhà trường ra đề)
Đề bài:
Đọc thầm bài văn sau
Trống Đồng Đông Sơn
Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hoá Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.
Trống đồng Đông Sơn rất đa dạng không chỉ về hình dáng kích thước mà về cả phong cách trang trí, hình dáng kích thước mà về cả phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh toả sáng ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu , nai cò vạc
Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hoà với thiên nhiên. Con người lao động động đánh cả, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn. Con người làm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh  Đó là con người thuần hậu hiền hoà, mang tính nhân bản sâu sắc. Bên cạnh và xung quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la, những chim lạc, chim hồng những đàn cá lội tung tăng Đó đây, hình tượng ghép đôi muôn thú, nam nữ còn nói lên sự khao khát cuộc sống ấm no, yên vui của người dân, theo Nguyễn Văn Huyên.
II. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đủ, đúng nhất cho từng câu hỏi bài tập dưới đây.
1. Nội dung ý nghĩa của bài văn là:
a. Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú đa dạng 
b. Trống đồng Đông Sơn là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam 
c. Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú đa dạng với hoa văn đặc sắc là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam 
2. Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào ?
a. Trống đồng Đông Sơn đa dạng về hình dáng, màu sắc , phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn
b. Trống đồng Đông Sơn đa dạng về hình dáng kích thước, phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
c. Trống đồng Đông Sơn đa dạng về hình dáng, âm thanh, phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn
3. Các câu: " Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh toả ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc nói lên điều gì ?"
a. Trống đồng Đông Sơn đa dạng về hình dáng 
b. Trống đồng Đông Sơn đa dạng về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn
c. Trống đồng Đông Sơn đa dạng về kích thước 
4. Nổi bật trên hoa của Trống đồng Đông Sơn là:
a. Hình ảnh về hoạt động của con người
b. Hình ảnh về chim bay, cá lội
c. Hình ảnh về ngôi sao, hình tròn đồng tâm
5. Giữa mặt trống đồng Đông Sơn bao giờ cũng là :
a. Hình ảnh những ngôi sao nhiều cánh
b. Hình tròn đồng tâm
c. Hình chim bay, h

File đính kèm:

  • docTuan 28 thu hai.doc
Giáo án liên quan