Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc (tiết 25) Người tìm đường lên các vì sao

). GV giới thiệu cách đặt tính và tính

- Cho cả lớp đặt tính và tính 258 x 203

- Cho 1 HS lên bảng đặt tính. Nhận xét

- Nhận xét tích riêng thứ hai?

* GV hướng dẫn cách viết rút gọn:

- GV hướng dẫn HS chép vào vở, khi viết lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất

 

doc14 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc (tiết 25) Người tìm đường lên các vì sao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập 3. Vận dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 khi giải toán. 
Số học sinh của khối lớp bốn có là:
 11 x 17 = 187 (học sinh)
Số học sinh của khối lớp năm có là:
 11 x 15 = 165 (học sinh)
Số học sinh của cả hai khối lớp là:
 187 + 164 = 352 (học sinh)
 Đáp số: 352 học sinh
4. Tổng kết (1 phút): Muốn nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 ta làm thế nào?
5. Dặn dò (1 phút): HD về nhà, nhận xét giờ học. 
đạo đức: (T12):
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. (Tiết 2)
( Đã soạn tuần 12)
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011
Chính tả (T.13)
Nghe – viết: NGười tìm đường lên các vì sao
I. MụC TIÊU
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng một đoạn văn.
- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT(3) a / b, BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ DùNG DạY – HọC
- Bút dạ và phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2.
- Một số tờ giấy trắng khổ A4 để HS làm bài tập 3.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: 
1. ổn định tổ chức (1 phút): Bao quát lớp, chuẩn bị sách vở
 2. Bài cũ (1- 2 phút): Luyện viết một số từ BT 2 của tiết trước.
 3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
a) Hướng dẫn HS nghe – viết
-GV đọc đoạn văn viết chính tả trong bài.
-Cho HS đọc thầm đoạn văn, chú ý cách viết tên riêng, những từ ngữ mình dễ viết sai (nhảy, rủi ro, non nớt,.) cách viết câu hỏi nảy sinh trong đầu óc non nớt của Xi – ôn – cốp – xki thuở nhỏ.
- HS luyện viết một số từ trọng yếu
- HS nêu quy tắc viết chính tả của bài này 
- GV đọc từng câu văn ngắn cho HS viết vào vở.
- Đọc soát lỗi: HS nghe soát lỗi (lần 1)
- HS đổi vở soát lỗi lần 2
- GV chấm, chữa một số bài của 3 đối tượng HS trong lớp. 
- GV nhận xét chung 
b) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2b: 
+ GV cho từng cặp HS thảo luận điền kết quả vào chỗ trống, sau đó cho đại diện lên bảng điền từ thích hợp. GV nhận xét và sửa sai cho HS:
Bài tập 3:
+ GV cho HS đọc yêu cầu, suy nghĩ, làm vào vở. 
- HS nêu miệng 
- GV nhận xét kết quả và sửa bài.
1. Luyện viết
Xi-ôn-cốp-xki
Rủi ro, non nớt
2. Luyện tập
Bài tập 2b
- Thứ tự các từ cần điền: nghiêm, minh, kiên, nghiệm , nghiệm, nghiên, nghiệm, điện, nghiệm.
Bài tập 3. 
- 3a: nản chí, lí tưởng, lạc lối.
- 3b: kim khâu, tiết kiệm, tim.
4. Tổng kết (1- 2 phút): Khái quát ND bài.
5. Dặn dò (1 phút): Nhận xét giờ học, Chuẩn bị giờ sau. 
Toán (T.62)
Nhân với số có ba chữ số
I. MụC TIÊU: Giúp HS :
- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
	- Tính được giá trị của biểu thức.
II. Đồ DùNG DạY- HọC
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ (THDC 2003)
2. Học sinh: SGK, vở,...
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC
1. ổn định tổ chức (1 phút): Bao quát lớp, chuẩn bị sách vở
2. Bài cũ (1-2 phút): HS làm lại BT 1, 3, nhận xét.
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
a) Tìm cách tính 164 x 123
- GV cho học sinh đặt tính và tính bài toán sau:
 164x100 ; 164x20 ; 164x3
-Sau đó cho HS thảo luận để tìm ra cách tính
- GV: Nhân với số có ba chữ số cũng tương tự như nhân với số có hai chữ số. 
- HS làm ra giấy nháp, 1 HS lên bảng.
- Nhận xét, GV chốt: 
- GV nhắc HS khi viết tích riêng thứ hai lùi sang bên trái một cột so với tích riêng thứ nhất; phải viết tích riêng thứ ba lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất (một cột so với tích riêng thứ hai).
b) Thực hành
Bài tập 1: HS nêu yêu cầu BT
- HS đặt tính rồi tính vào vở, 2 HS lên bảng
- GV chữa bài lên bảng
Bài tập 3: HS đọc, nêu yêu cầu BT
- Hướng dẫn HS xác định tìm hiểu yêu cầu BT.
- HS làm vào vở. GV chấm một số bài.
- 1 HS lên bảng làm, nhận xét, GV chốt: 
1. Ví dụ :
* Nhân nhẩm 164 x 100
 164 x 20 
 164 x 3
* 164 x 123 = ?
 ( SGK)
* Giới thiệu tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba.
2. Thực hành
Bài 1. Củng cố kĩ năng nhân với số có ba chữ số
Bài 3. Vận dụng kĩ năng nhân với số có ba chữ số để giải toán.
Đáp số: 16 625 m2
4. Tổng kết (1 phút): Muốn nhân với số có ba chữ số ta làm thế nào?
5. Dặn dò (1 phút): HD về nhà, nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu (T.25)
Mở rộng vốn từ: ý chí – Nghị lực
I. MụC tiêu: 
- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết tìm từ (BT1), đặt câu (BT2), viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
II. Đồ DùNG DạY - HọC
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ (BT 2) (THDC 2003)
2. Học sinh: SGK, vở,...
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC
1. ổn định tổ chức (1 phút): Bao quát lớp, chuẩn bị sách vở
2. Bài cũ (1-2 phút): Tính từ là gì? VD?
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
Bài tập 1:
- 2 HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 
- HS thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm báo cáo, GV nhận xét và sửa bài.
Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu đề bài, 
- HS làm vào vở BT, nêu kết quả 
- GV nhận xét, chốt:
Bài tập 3: 
- 1 HS đọc, nêu yêu cầu đề.
- HS nêu một số thành ngữ đã học, GV cho HS viết đoạn văn ngắn vào vở nói về người có ý chí, nghị lực. 
- Cho HS nêu trước lớp 
- GV nhận xét .
Bài tập 1. 
a) Các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người: quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng
 b) Các từ nêu lên những thử thách, ý chí, nghị lực: khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lai, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai.
Bài tập 2. Đặt câu:
VD :
- Gian khổ không làm anh nhụt chí.
- Công việc ấy rất gian khổ.
- Khó khăn không làm anh nản chí.
- Công việc ấy rất khó khăn.
Bài tập 3. Viết đoạn văn (bác hàng xóm, ông nội, em,...)
VD: 
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Người có chí thì nên 
 Nhà có nền thì vững
4. Tổng kết ( 1 phút): Khái quát ND bài.
5. Dặn dò (1 phút): HD về nhà, nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2011
Kể chuyện (t.13)
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. MụC tiêu: Không dạy
	- HS dựa vào SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) thể hiện đúng tinh thần kiên trì vượt khó.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
II. Đồ DùNG DạY-HọC
1. Giáo viên: SGK, bảng lớp viết sẵn đề bài.
2. Học sinh: SGK, vở
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC
1. ổn định tổ chức (1 phút): Bao quát lớp, chuẩn bị sách vở
2. Bài cũ (1-2 phút): HS kể lại câu chuyện các em đã nghe, đã học về người có nghị lực và nêu ý nghĩa câu chuyện em vừa kể.
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
a) Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- 2 HS đọc đề bài, HS khác đọc thầm.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng, giúp HS xác định yêu cầu của đề bài: (Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó)
- 3 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3 
- HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình kể . 
- GV nhắc nhở HS lập nhanh dàn ý câu chuyện trước khi kể. Dùng từ xưng hô tôi kể cho bạn ngồi bên.
- GV khen những HS chuẩn bị tốt dàn ý.
b) Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Cho từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- HS thi kể chuyện trước lớp:
+ Vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyên trước lớp. HS cùng đối thoại nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bình chọn các bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
Đề bài: ( SGK)
* Giới thiệu tên chuyện:
VD: Tôi kể về quyết tâm của một bạn giải bằng được bài toán khó/ Về lòng kiên nhẫn luyện viết chữ đẹp của bố tôi hồi còn nhỏ
* Thực hành kể chuyện
KC trong nhóm
Thi KC trước lớp
* Tiêu chí đánh giá:
- Nội dung:
- Giọng kể: 
4. Tổng kết (1 phút): Khái quát ND bài.
5. Dặn dò (1 phút): HD về nhà, nhận xét giờ học.
 - Xem trước nội dung bài kể chuyện Búp bê của ai.
Tập đọc (T.26)
Văn hay chữ tốt
I. MụC tiêu: 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND bài: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát. (trả lời các CH trong SGK)
	HS có KN: -Xỏc định giỏ trị, -Tự nhận thức về bản thõn, -Đặt mục tiờu, -Kiờn định
PP: -Trải nghiệm, -Thảo luận nhúm
II. Đồ DùNG DạY – HọC
- Một số vở sạch chữ đẹp đang học.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC
1. ổn định tổ chức (1 phút): Bao quát lớp, chuẩn bị sách vở
2. Bài cũ (1- 2 phút): 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Người tìm đường lên các vì sao 
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
a). Hướng dẫn luyện đọc
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lần GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ,...
Đoạn 1: Từ đầu đến cháu xin sẵn lòng.
Đoạn 2: Tiếp theo đến ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng từ tốn, phân biệt lời các nhân vật. Nhẫn giọng những từ ngữ nói về cái hại của việc viết chữ xấu và khổ công rèn luyện của Cao Bá Quát.
b). Tìm hiểu bài
* Đoạn 1. HS đọc thầm và trao đổi các câu hỏi sau:
+ CH 1. Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém? (Vì chữ viết rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay)
+ Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn? (Cao Bá Quát vui vẻ nói: Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn sàng)
* Đoạn 2. 
+ CH 2. Sự việc gì xảy ra đã làm cho Cao Bá Quát phải ân hận? (Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ rất xấu, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan)
+ Em tưởng tượng xem lúc ấy thái độ của bà cụ thế nào? Cao Bá Quát thế nào?
* Đoạn 3. 
+ CH 3. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ viết như thế nào? (Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối viết xong mười trangvở mới đi ngủ ; mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu; luyện viết liên tục suốt mấy năm trời.)
- HS đọc lướt toàn bài và suy nghĩ trả lời CH 4 . - GV nhận xét và kết luận:
+ Mở bài (2 dòng đầu): Chữ viết xấu đã gây bất lợi cho Cao Bá Quát thuở đi học.
+Thân bài (Một hôm . chữ khác): Ông ân hận vì chữ viết xấu của mình đã làm hỏng việc của bà cụ hàng xóm nên quyết tâm luyện viết chữ cho đẹp
+ Kết bài (đoạn còn lại): Ông đã thành công, nổi danh là người văn hay chữ tốt.
c) Hướng dẫn luyện đọc
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn. GV nhắc nhở hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện diễn cảm.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và đọc diễn cảm một đoạn văn sau (trên bảng phụ) theo cách phân vai (người dẫn chuyện, bà cụ, Cao Bá Quát)
I. Luyện đọc
- oan uổng, lí lẽ, rõ ràng, 
- Thuở đi học /... dù hay / vẫn... kém.
II. Tìm hiểu bài 
1. Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì chữ xấu
- Bài văn viết hay nhưng vẫn bị điểm kém.
- Sẵn lòng giúp bà cụ hàng xóm viết đơn.
2. Cao Bá Quát ân hận vì chữ xấu làm bà cụ không giải oan được.
- Chữ xấu quan không đọc được
- Bà cụ bị đuổi về.
3. Nhờ kiên trì luyện viết Cao Bá Quát đã nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt
* Nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm của chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại. Quát đã dốc sức rèn luyện. Trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt.
III. Luyện đọc diễn cảm
“ Thuở đi học ... sẵn lòng”
4. Tổng kết (1 phút): Khái quát ND bài.
	- Câu chuyện khuyên các em điều gì? 
	- GV giới thiệu và khen ngợi một số vở sạch chữ đẹp của lớp.
5. Dặn dò (1 phút): HD về nhà, nhận xét giờ học. Chuẩn bị trước bài sau.
Toán (T.63)
Nhân với số có ba chữ số ( tiếp theo )
I. MụC TIÊU:
- Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
II. Đồ DùNG DạY-HọC
1. Giáo viên: SGK, phấn màu,..
2. Học sinh: SGK, vở BT
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC
1. ổn định tổ chức (1 phút): Bao quát lớp, chuẩn bị sách vở
2. Bài cũ (1- 2 phút): 2 HS lên bảng: 543 x 421 ; 567 x 324. HS khác nháp. 
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
a). GV giới thiệu cách đặt tính và tính
- Cho cả lớp đặt tính và tính 258 x 203
- Cho 1 HS lên bảng đặt tính. Nhận xét
- Nhận xét tích riêng thứ hai?
* GV hướng dẫn cách viết rút gọn: 
- GV hướng dẫn HS chép vào vở, khi viết lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất
b). Thực hành
Bài tập 1: HS nêu yêu cầu BT
- HS đặt tính và tính vào vở, 2 HS lên bảng.
- Nhận xét bài lên bảng.
- GV chốt, HS đối chiếu sửa bài 
Bài tập 2: GV treo bảng phụ, nêu yêu cầu.
- HS xác định phép tính đúng, sai và nêu miệng, giải thích lí do?
- GV nhận xét :
1. Ví dụ :
258 x 203
(làm như SGK)
* Viết gọn: Viết tích riêng thứ ba lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất.
2. Thực hành
Bài tập 1. Rèn kĩ năng nhân với số có ba chữ số (trường hợp chữ số hàng chục là chữ số 0)
Bài tập 2. Củng cố khắc sâu kĩ năng đặt tính và tính nhân với số có ba chữ số
4. Tổng kết (1 phút): Khái quát ND bài.
5. Dặn dò (1 phút): HD về nhà, nhận xét giờ học. Chuẩn bị trước bài sau.
Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2011
Tập làm văn (T.25)
Trả bài văn kể chuyện 
I. MụC TIÊU
1. Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,.. ) ; tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
2. HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
II. Đồ DùNG DạY – HọC
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi trước một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp. (THDC 2003)
2. Học sinh: SGK, VBT
III.CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC
1. ổn định tổ chức (1 phút): Bao quát lớp, chuẩn bị sách vở
2. Bài cũ (1- 2 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
a). Nhận xét chung bài làm của hoc sinh
- 2 HS đọc lại đề bài, phát biểu yêu cầu của đề
- GV nhận xét chung: 
* Ưu điểm: 
- Các em hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề
- Dùng đại từ nhân xưng trong bài nhất quán 
- Diễn đạt câu gãy gọn 
- Sự việc cốt truyện, liên kết giữa các nhân vật
- Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật
- Chữ viết sạch đẹp, 
- Hình thức trình bày bài văn đúng đủ ba phần.
- Tiêu biểu: Thuỷ, Hoa, Huệ, Duyên,... 
* Tồn tại: 
- GV đưa bảng phụ nêu các lỗi điển hình: về ý, dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, chính tả
- GV viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến, cho HS tìm lỗi để sửa.
- GV trả bài cho HS 
b). Hướng dẫn HS sửa bài
-HS đọc thầm lại bài viết của mình, đọc kĩ lời phê của GV tự sửa lỗi.
- GV giúp HS yếu nhận ra lỗi, biết cách sửa lỗi.
- GV đọc một vài bài văn hay cho lớp nghe để học hỏi.
- Cho HS chọn viết lại một đoạn văn mắc nhiều lỗi trong bài làm của mình.
4. Tổng kết (1 phút): Khái quát ND bài.
5. Dặn dò (1 phút): HD về nhà viết lại (bài chưa đạt). 
Toán (T.64)
Luyện tập
I. MụC TIÊU: Giúp HS:
- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.
- Biết công thức tính (bằng chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật.
II. Đồ DùNG DạY – HọC
 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ(THDC 2003)
 2. Học sinh: SGK, VBT
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC chủ yếu: 
1. ổn định tổ chức (1 phút): Bao quát lớp, chuẩn bị sách vở.
 2. Bài cũ (1-2 phút): Làm lại bài tập 1 của tiết trước.
 3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
Bài tập 1: HS nêu yêu cầu 
- HS tự làm vào vở, 1 HS lên bảng làm 
- GV nhận xét và sửa bài lên bảng.
Bài tập 3: HS nêu yêu cầu.
- HS tính theo cách thuận tiện nhất. 
3 HS lên bảng tính, GV nhận xét sửa bài
Bài tập 5a: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài, chữa.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 1. Củng cố kĩ năng nhân với số có hai, ba chữ số.
Bài tập 3. Vận dụng tính chất của phép nhân để tính nhanh
Bài tập 5. Củng cố kĩ năng giải toán
4. Tổng kết (1- 2 phút): Khái quát ND bài.
 5. Dặn dò (1 phút): Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu (T.26)
Câu hỏi và dấu chấm hỏi
I. MụC TIÊU: 
- Hiểu tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (ND Ghi nhớ).
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản (BT1, mục III); bước đầu biết đặt CH để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước (BT2, BT3).
- HS khá, giỏi đặt được CH để tự hỏi mình theo 2, 3 nội dung khác nhau.
II. Đồ DùNG DạY – HọC
1. Giáo viên: Bảng phụ kẻ các cột: Câu hỏi, của ai, hỏi ai, dấu hiệu theo BT 1,2,3. (THDC 2003)
 	2. Học sinh: SGK, VBT
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC chủ yếu: 
1. ổn định tổ chức (1 phút): Bao quát lớp, chuẩn bị sách vở
 2. Bài cũ (1-2 phút): làm lại bài tập 1 của tiết trước.
 3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
a). Phần nhận xét
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập, Từng HS đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao: 
+ Ghi những câu hỏi trong truyện vào trong cột câu hỏi.
Bài tập 2, 3:
+ Cho HS đọc yêu cầu làm vào VBT, nêu miệng
+ GV ghi kết quả trả lời vào bảng. Sau đó đọc bảng kết quả.
b). Phần ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ.
c). Luyện tập
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HA tự làm vào vở bài tập. 
- GV nhận xét, chốt, HS sửa bài.
Bài tập 2: 1 HS đọc đề bài, GV cho 1 cặp HS làm mẫu thực hiên:
-Từng cặp HS đọc bài Văn hay chữ tốt và tiến hành tương tự như phần trên.
Bài tập 3:HS đọc đề bài, mỗi em đặt một câu hỏi để tự hỏi mình. 
- HS đọc nối tiếp
- GV nhận xét và sửa câu trả lời của HS.
I. Nhận xét:
Câu hỏi
Của ai ?
Hỏi ai 
Dấu hiệu
Vì sao 
Cậu... 
Xi-ôn...
1 người bạn
Tự hỏi mình
.Xi-ôn...
Vì sao; 
Dấu hỏi chấm (?)
II. Ghi nhớ: ( SGK)
III. Luyện tập
Bài tập 1. Xác định câu hỏi, câu hỏi của ai, để hỏi ai, từ nghi vấn trong bài thưa chuyện với mẹ và Hai bàn tay.
Bài tập 2. 
- HS 1: Về nhà bà cụ làm gì?
- HS 2: Về nhà bà cụ kể lại câu chuyện cho Cao Bá Quát nghe.
- HS 1: Bà cụ kể lại chuyện gì?
- HS 2: Bà cụ kể lại chuyện bị quan cho lính đuổi bà ra khỏi huyện đường.
- HS 1:Vì sao Cao Bá Quát ân hận?
- HS 2: Vì mình viết chữ mà bà cụ bị đuổi khỏi cửa quan, không giải được nỗi oan ức.
Bài tập 3. Đặt câu
VD: Tại sao mình không giải được BT này nhỉ?
4. Tổng kết (1- 2 phút): Khái quát ND bài.
 5. Dặn dò (1 phút): Nhận xét giờ học.
Tập làm văn (T.26)
Ôn tập văn kể chuyện
I. MụC TIÊU: 
 	- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, côt truyện) ; kể được câu chuyện theo đề tài cho trước; năm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
II. Đồ DùNG DạY- HọC
Giáo viên: SGK, Bảng phụ(THDC 2003)
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu 
1. ổn định tổ chức (1 phút): Bao quát lớp, chuẩn bị sách vở
 2. Bài cũ (1- 2 phút): Nêu các đặc điểm ở đồng bằng Bắc Bộ?
 3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. 
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2, 3
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho một số HS nói về đề tài câu chuyện mình kể. 
- HS viết nhanh dàn ý câu chuyện
- Cho từng cặp HS lên thực hành trao đổi về câu chuyện vừa kể
 - HS thi kể trước lớp. Các em có thể nêu câu hỏi cho bạn trả lời và ngược lại. GV nhận xét và sử bài cho HS.
- GV treo bảng phụ lên bảng mời HS đọc:
Bài tập 1. 
- Đề 2 (thuộc bài văn kể chuyện)
- Đề 1 (thuộc loại văn viết thư)
- Đề 3 (thuộc loại văn miêu tả)
Bài tập 2, 3. Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện thuộc một chủ đề
* Đặc điểm văn kể chuyện :
- Văn kể chuyện: kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
- Mỗi nhân vật nói về một điều có ý nghĩa
* Nhân vật: là người hay các con vật, đồ vật, cây cốiđược nhân hoá.Hành động lời nói, suy nghĩ của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật. Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật
* Cốt truyện: Thương có ba phần (mở đầu, diễn biến, kết thúc). Có hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp)
4. Tổng kết (1- 2 phút): Khái quát ND bài.
 5. Dặn dò (1 phút): Nhận xét giờ học, Chuẩn bị giờ sau.
 - Về nhà viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện để ghi nhớ.
Toán (T.65)
Luyện tập chung
I. MụC TIÊU: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích (cm2, dm2, m2).
- Thực hiện phép nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.
II. Đồ DùNG DạY- HọC
Giáo viên

File đính kèm:

  • docTuÇn 13.doc