Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiết 4)

Hoạt động trong nhóm: 1 HS hỏi câu hỏi cho các thành viên trong nhóm trả lời, thư kí ghi câu trả lời vào giấy. Sau đó trong nhóm cùng xây dựng đoạn văn theo yêu cầu được giao.

-Đọc phần trả lời câu hỏi.

doc339 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiết 4), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc sáng chế trên trái đất.
-Cách 1: Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé manh một cổ máy có đôi cánh xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất.
Cách 2: Hai bạn nhỏ rủ nhau đến thăm công xửơng xanh. Nhìn thấy một em bé mang một chiếc máy có đôi cánh xanh Tin-tin ngạc nhiên hỏi:
-Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé nói:
- Mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất.
* Bảng phụ ghi sẵn bảng so sánh 2 cách kể chuyện.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi HS lên bảng kể một câu chuyện mà em thích nhất.
-Gọi HS nhận xét xem câu chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa? Lời kể của bạn như thế nào?
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Tiết học hôm nay, ngoài việc củng cố cách phát triển đoạn văn theo trình tự thời gian, các em sẽ biết được cách phát triển đoạn văn theo trình tự không gian.
-Hỏi “Em hiểu không gian nghĩa là gì?”
 b. Hướng dẫn HS làm bài:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Hỏi :+Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
-Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất.
-Nhận xét, tuyên dương HS .
-Treo bảng phụ đã ghi sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể.
-Treo tranh minh hoạ truyện Ở Vương quốc Tương Lai . Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian.
-Tổ chức cho HS thi kể từng màn.
-Gọi HS nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu.
-Nhận xét, cho điểm HS .
-3 HS lên bảng kể chuyện.
-HS nhận xét bạn kể.
- “không gian” nghĩa là nơi diễn ra các sự việc của truyện.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
+Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau.
Một hôm, Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin-tin ngạc nhiên hỏi:
-Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé trả lời: -Mình sẽ dùng nó trong việc sáng chế trên trái đất.
-2 HS nối tiếp nhau đọc từng cách. Cả lớp đọc thầm.
-Quan sát tranh, 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, sữa chữa cho nhau.
-4 HS thi kể.
Ví dụ về lời kể:
Màn 1: Trong công xưởng xanh
 Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em mang một cổ máy có mang đôi cánh xanh, Tin-tin hỏi em đang làm gì. Em có khi nào ra đời sẽ dùng đôi cánh này để chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc, Mi-tin háu ăn nghe vậy liền hỏi vật ấy ăn có ngon không, có ồn ào không? Em bé đáp:
 -Không đâu, chẳng ồn ào gì cả. Mình chế sắp xong rồi, cậu có muốn xem không? Tin-tin háu hức bảo:
 - Có chứ ! Nó đâu?
 Vừa lúc ấy, em bé thứ hai tới khoe vật mình sáng chế là ba mươi lọ thuốc trường sinh đang nằm trong những chiếc lọ xanh. Em bé thứ ba từ trong đám đông bước ra nói mình mang đến một thứ ánh sáng lạ thường. Em bé thứ tư kéo tay Tin-tin khoe một chiếc máy biết bay trên không như một con chim. Còn em thứ năm khoe chiếc máy biết dò tìm những kho báu trên mặt trăng.
Màn 2: TRONG KHU VƯỜN KÌ DIỆU:
 Rời công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu. Thấy một em mang một chùm quả trên đầu gậy, Tin-tin khen: “Chùm lê đẹp quá!”. Nhưng em bé nói đó không phải là lê mà là nho. Em đã nghĩ ra cách trồng và chăm bón những quả nho đó. Em bé thứ hai bê một sọt quả to như quả dưa, Mi-tin tưởng đó là dưa đỏ, hoá ra đó là những qủa táo, mà vẫn chưa phải là loại to nhất . em thứ ba khoe một xe quả mà Tin-tin tưởng đó là bí đỏ. Nhưng đó lại là những quả dưa. Em bé nói rằng khi ra đời sẽ trồng những quả dưa to như thế.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Hỏi: + Trong truyện Ở Vương quốc Tương Lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không?
+Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau?
-Vừa rồi các em đã kể lại câu truyện theo trình tự thời gian nghĩa là sự việc nào xảy ra trước thì kể trước , sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.. Bây giờ các em tưởng tượng hai bạn Tin-tin và Mi-tin không đi thăm cùng nhau. Mi-tin thăm công xưởng xanh và Tin-tin thăm khu vườn kì diệu hoặc ngược lại Tin-tin đi thăm công xưởng xanh còn Mi-tin đi thăm khu vường kì diệu.
-Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Tổ chức cho HS thi kể về từng nhân vật.
-Gọi HS nhận xét nội dung truyện đã theo đúng trình tự không gian chưa? Bạn kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa?
-Nhận xét cho điểm HS .
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Tin-tin và Mi-tin cùng nhau đi thăm khu xưởng xanh và khu vườn kì diệu .
+Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau.
-Lắng nghe.
-2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. Mỗi HS kể về một nhân vật Tin-tin hay Mi-tin.
-4 HS tham gia thi kể.
-Nhận xét về câu truyện và lời bạn kể.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Đọc trao đổi và trả lời câu hỏi.
Kể theo trình tự thời gian
Kể theo trình tự không gian
-Mở đầu đoạn 1: Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
-Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu.
- Mở đầu đoạn 1: Mi-tin đến khu vườn kì diệu.
-Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến công xưởng xanh.
+Về trình tự sắp xếp.
+Về ngôn ngữ nối hai đoạn?
3. Củng cố- dặn dò:
-Hỏi: +Có những cách nào để phát triển câu chuyện.
 + Những cách đó có gì khác nhau?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo 2 cách vừa học.
+Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu và ngược lại.
+Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm.
CHỦ ĐIỂM
TRÊN ĐÔI CÁNH ƯỚC MƠ
Tuần 9
TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục tiêu: 
Đọc thành tiếng:
 -Đọc đúng các tiếng, từ khó.
mồn một, quan sang, cúc cắc, nhễ nhại, bễ thổi thì thào.
 -Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm .
 -Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật.
Đọc - hiểu:
 -Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng cảm với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
 -Hiểu nghĩa các từ ngữ: bất giác, kiếm sống, đầy tớ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK phóng to.
 -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
 -Tranh đốt pháo hoa.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta.
+Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Treo tranh minh hoạ và gọi 1 HS lên bảng mô tả lại những nét vẽ trong bức tranh.
-Cậu bé trong tranh đang nói chuyện gì với mẹ? Bài học hôn nay cho các em hiểu rõ điều đó.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc :
-Gọi HS đọc toàn bài.
-Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc ).GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
-GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
+Toàn bài đọc với giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương đọc với giọng lễ phép, khẩn khoản thiết tha xin mẹ cho em được học nghề rèn và giúp em thuyết phục cha. Giọng mẹ Cương ngạc nhiện khi nói: “Con vừa bảo gì? Ai xui con thế?”, cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con: “Con muốn giúp mẹanh thợ rèn”. 3 dòng cuối bài đọc chậm chậm với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên thể hiện hồi tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn.
+Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc: Mồn một, xin thầy, vất vả, kiếm sống, cảm động, nghèo, quan sang, nghèn nghẹn, thiết tha, đáng trọng, trộm cắp, ăn bám, nhễ nhại, phì phào, cúc cắc, bắn toé
* Tóm tắt nội dung: Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng cảm với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém.
 * Tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi:
+Từ “thưa” có nghĩa là gì?
+Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+Cương xin học nghề rèn để làm gì? 
+ “Kiếm sống” có nghĩa là gì?
-Tóm ý chính đoạn 1.
-Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
+Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
-Tóm ý chính đoạn 2.
-Gọi HS đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK.
+Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con:
a) Cách xưng hô.
b) Cử chỉ trong lúc nói chuyện.
-Gọi HS trả lời và bổ sung.
+Nội dung chính của bài là gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Luyện đọc:
-Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn sau:
 Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ thiết tha:
 -Mẹ ơi ! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp, hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
 Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào” tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đất cây bông.
-Yêu cầu HS đọc trong nhóm.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
-Nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố- dặn dò:
-Hỏi: +Câu truyện của Cương có ý nghĩa gì?
-Dặn về nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm của mọi người trong mọi tình huống và xem bài Điều ước của vua Mi-đát.
- Nhận xét tiết học.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-1 HS lên bảng mô tả: Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang nói chuyện với mẹ. Sau lưng cậu là hình ảnh một lò rèn, ở đó có những người thợ đang miệt mài làm việc.
-Lắng nghe.
-HS đọc bài tiếp nối nhau theo trình tự.
+Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học  đến phải kiếm sống.
+Đoạn 2: mẹ Cương  đến đốt cây bông.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Cả lớp theo dõi, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ “thưa” có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn.
+Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn.
+Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ cha mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống.
+ “kiếm sống” là tìm cách làm việc để tự nuôi mình.
* Nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Bà ngạc nhiên và phản đối.
+Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình.
+Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ có ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
*Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em.
-1 HS đọc thành tiếng, HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái.
+Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối.
*Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ.
-2 HS nhắc lại nội dung bài.
-3 HS đọc phân vai. 
-Hs lắng nghe.
-2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
-4 HS tham gia thi đọc. 
+Nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
CHÍNH TẢ (Nghe-viết)
THỢ RÈN
I. Mục tiêu: 
 -Nghe viết đúng chính tả bài “Người thợ rèn”
 -Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc uôn/uông.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Bài tập 2a viết vào giấy khổ to và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
rao vặt, giao hàng, đắt rẻ, cái giẻ, bay liệng, biêng biếc.
-Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở chính tả.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Ở bài tập đọc Thưa chuyện với mẹ , Cương mơ ước làm nghề gì?
-Mỗi nghề đều có nét hay nét đẹp riêng. Bài chính tả hôm nay các em sẽ biết thêm cái hay, cái vui nhộn của nghề thợ rèn và làm bài tập chính tả phân biệt l/n.
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
 * Tìm hiểu bài thơ:
-Gọi HS đọc bài thơ.
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-Hỏi: +Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?
+Nghề thợ rèn có những điểm gì vui nhộn?
+Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn?
 * Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
 * Viết chính tả:
 * Thu, chấm bài, nhận xét:
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2a:
 – Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu vầu HS làm trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-Gọi HS đọc lại bài thơ.
-Hỏi: +Đây là cảnh vật ở đâu? Vào thời gian nào?
-Bài thơ Thu ẩm nằm trong chùm thơ thu rất nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Các em tìm đọc để thấy được nét đẹp của miền nông thôn.
3. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét chữ viết của HS .
-Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ hoặc các câu ca dao và ôn luyện để chuẩn bị kiểm tra.
-Nhận xét tiết học.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-Cương mơ ước làm nghề thợ rèn.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
+Các từ ngữ cho thấy nghề thợ rèn rất vả: ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, suốt tám giờ chân than mặt bụi, nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai.
+Nghề thợ rèn vui như diễn kịch, già trẻ như nhau, nụ cười không bao giờ tắt.
+ Bài thơ cho em biết nghề thợ rèn vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động.
-Các từ: trăm nghề, quay một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch,
-1 HS đọc thành tiếng.
-Nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm.
-Chữa bài.
Năm gian lều cỏ thấp le te
Ngõ tối thêm sâu đóm lập loè
Lưng giậu phất phơ chòm khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Đây là cảnh vật ở nông thôn vào những đêm trăng.
-Lắng nghe.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. Mục tiêu: 
 -Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm ước mơ.
 -Hiểu được giá trị của những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ ngữ kết hợp với từ Ứớc mơ.
 -Hiểu ý nghĩa và biết cách sử dụng một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm Ứớc mơ
II. Đồ dùng dạy học: 
 -HS chuẩn bị từ điển .GV phô tô vài trang cho nhóm.
 -Giấy khổ to và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
-Gọi 2 HS lên bảng đặt câu. Mỗi HS tìm ví dụ về tác dụng của dấu ngoặc kép.
-Nhật xét bài làm, cho điểm từng HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Tiết luyện từ và câu hôm nay sẽ giúp các em củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Ước mơ.
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc đề bài.
-yêu cầu HS đọc lại bài Trung thu độc lập, ghi vào vở nháp những từ ngữ đồng nghĩa với từ ước mơ.
-Gọi HS trả lời.
-Mong ước có nghĩa là gì?
-Đặt câu với từ mong ước.
-Mơ tưởng nghĩa là gì?
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Phát phiếu và bút dạ cho nhóm 4 HS . Yêu cầu HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành một phiếu đầy đủ nhất.
-Kết luận về những từ đúng.
Lưu ý: Nếu HS tìm các từ : ước hẹn, ước đoán, ước ngưyện, mơ màngGV có thể giải nghĩa từng từ để HS phát hiện ra sự không đồng nghĩa hoặc cho HS đặt câu với những từ đó.
ØƯớc hẹn: hẹn với nhau.
ØƯớc đóan:đoán trước một điều gì đó.
ØƯớc nguyện: mong muốn được.
ØMơ màng: thấy phản phất, không rõ ràng, trong trạng thái mơ ngủ hay tựa như mơ,
 Bài 3: 
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đội để ghép từ ngữ thích thích hợp.
-Gọi HS trình bày,GV kết luận lời giải đúng.
ØĐánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.
ØĐánh giá không cao:ước mơ nho nhỏ.
ØĐánh giá thấp: ước mơ viễn vong, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột.
 Bài 4: 
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm và tìm ví dụ minh hoạ cho những ước mơ đó.
-Gọi HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS nói GV nhận xét xem các em tìm ví dụ đã phù hợp với nội dung chưa?
-2 HS trả lời.
-2 HS làm bài trên bảng.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và tìm từ.
-Các từ: mơ tưởng, mong ước.
-Mong ước : nghĩa là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
ØEm mong ước mình có một đồ chơi đẹp trong dịp Tết Trung thu.
ØEm mong ước cho bà em không bị đau lưng nũa.
ØNếu cố gắng, mong ước của bạn sẽ thành hiện thực.
+“Mơ tưởng” nghĩa là mong mỏi và tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt được trong tương lai.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Nhận đồ dùng học tập và thực hiện theo yêu cầu.
-Viết vào vở bài tập.
Bắt đầu bằng Bắt đầu bằng
 tiếng ước tiếng mơ
Ước mơ, ước muốn, Mơ ước,
 ước ao, ước mong, mơ tưởng,
ước vọng. mơ mộng.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, ghép từ.
-Viết vào vở.
-1 HS đọc thành tiếng.
- HS làm việc nhóm 4 viết ý kiến của các bạn vào vở nháp.
-4 HS phát biểu ý kiến.
Ví dụ minh hoạ: +Ước mơ được đánh giá cao.
Đó là những ước mơ vươn lên làm những v

File đính kèm:

  • doctieng viet ki 1.doc