Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Bốn anh tài (tiết 3)

Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp.

 - HS ôn lại các động tác đi vượt chướng ngại vật dưới dự điều khiển của T.

- HS ôn tập theo từng tổ ở khu vực đã quy định. T theo dõi bao quát lớp và nhắc nhở các em đảm bảo an toàn trong luyện tập.

b. Trò chơi : “Học trò chơi thăng bằng”

 - HS theo đội hình chơi và khởi động kĩ khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông.

 - T: Nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.

 

doc30 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Bốn anh tài (tiết 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g D-H
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
II. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ
- HS: 2 em đọc bài : Bốn anh tài, trả lời câu hỏi bài đọc.
- HS: 1em nêu lại nội dung bài.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- HS: Nối tiếp đọc 7 khổ thơ, T kết hợp hướng dẫn HS:
+ Đọc câu: 	Nhưng còn cần cho trẻ
 	Tình yêu và lời ru
 	Cho nên mẹ sinh ra
 	Để bế bồng chăm sóc
 	Thầy viết chữ thật to
 	 “Chuyện loài người” / trước nhất.
+ Tìm giọng đọc toàn bài: giọng kể chậm, dàn trải, dịu dàng
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- HS: Đoc toàn bài
- T: Đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
- HS đọc khổ thơ 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Trong “câu chuyện cổ tích” này, ai là người được sinh ra đầu tiên ?
- Các khổ thơ còn lại cho thấy cuộc sống trên trái đất dần dần được thay đổi. Thay đổi là vì ai ? Các em tìm hiểu tiếp bài.
- HS đọc tiếp các khổ thơ còn lại.
+ Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời ?
+ Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ ?
+ Bố giúp trẻ em những gì ?
+ Thầy giáo giúp trẻ em những gì ?
 	c. Đọc diễn cảm và HTL
- HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài. 
- T hướng dẫn HS tìm hiểu cách đọc khổ thơ 3 và 4.
- HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi.
- H: Đại diện các cặp thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS: Nhẩm đọc TL bài thơ.
- HS: Thi đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò:
- T: Bài thơ nói về điều gì? (Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất).
- T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài tiết học sau.
------------------------------a&b------------------------------
Toán
HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 	- Hình thành về biểu tượng hình bình hành.
- Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành, từ đó phân biệt được hình bình hành với một số hình khác đã học.
II. Đồ dùng D-H
- Vẽ sẵn một số hình : hình vuông, tứ giác, chữ nhật.
III. Các hoạt động D-H
1. Đặc điểm hình bình hành
- T giới thiệu hình như SGK cho HS quan sát. 
 A B
 D C
 	- Em có nhận xét gì đặc điểm của hình trên ? 
 	- T: Hình trên gọi là hình bình hành.
- Trong cuộc sống em thấy những vật nào có dạng hình bình hành.
- GV treo bảng phụ có một số hình và yêu cầu HS quan sát có thể dùng thước để đo để tìm ra hình bình hành.
 2. Luyện tập.
 	*Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập.
 	- HS tìm hình bình hành trong các hình trên. 
 	- T nhận xét cho điểm HS. 
 	*Bài 2: - HS đọc yêu cầu của đề bài.
+ Hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- T nhận xét và cho điểm HS
*Bài 3: (Nếu còn thời gian) - HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS nêu cách vẽ và vẽ vào vở.
- T treo hình được vẽ lại bằng phấn màu cho HS quan sát theo dõi.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 	- Dặn dò: Về nhà làm lại bài tập 3 và chuẩn bị bài sau
-------------------------------a&b------------------------------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố nhận thức về 2 kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng D-H
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung ghi nhớ về 2 cách mở bài.
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ
- HS đọc phần ghi nhớ ở tiết trước về 2 cách mở bài.
 	B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
 	*Bài 1: - HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi theo nhóm để so sánh và tìm điểm giống nhau và những điểm khác nhau của các đoạn mở bài.
- HS trình bày.
+ Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
+ Điểm khác nhau:
- Đoạn a, b (mở bài trực tiếp): Giới thiệu ngay đồ vật cần tả.
- Đoạn c (mở bài gián tiếp): Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
*Bài 2: - HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ T nhắc HS chú ý: Các em phải thực hiện 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) và cái bàn có thể là bàn ở trường hoặc ở nhà em.
- HS làm bài.
- Yêu cầu HS trình bày bài làm của mình.
+ Mở bài trực tiếp: Chiếc bàn học sinh này là người bạn ở trường thân thiết với tôi gần 2 năm nay.
+ Mở bài gián tiếp: Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi. Ở đó, tôi có bố mẹ và em trai thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi.
- T nhận xét, ghi điểm những bài tốt.
- Bình chọn mở bài hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà thực hiện tả chiếc cặp của em và chuẩn bị bài sau.
------------------------------a&b------------------------------
Khoa học
TẠI SAO CÓ GIÓ?
	I. Mục tiêu:	 Sau bài hoc, HS biết:
 	- Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
 	- Giải thích tại sao có gió. Hiểu được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào và ban đêm thì gió từ đất liền thổi ra biển.
II. Đồ dùng D-H
- HS chuẩn bị theo nhóm để làm thí nghiệm như chong chóng, nến,
III. Các hoạt động D-H
1. Hoạt động 1: Chơi chong chóng.
 	- HS tiến hành chơi chong chóng và tìm hiểu xem:
+ Khi nào chong chóng quay, khi nào không quay ?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, khi nào quay chậm ?
 	- Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo.
2. Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra gió.. 
- HS thảo luận nhóm:
- Quan sát thí nghiệm SGK và cho biết vì sao.
- Yêu cầu 2 đến 3 nhóm đọc nhận xét của nhóm mình và các nhóm khác bổ sung, T ghi các ý kiến đã thống nhất của các nhóm lên bảng.
+ T kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
3. Hoạt động 3: Nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên.
 	- T treo tranh cho HS quan sát và yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 75. Cho biết nguyên nhân ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm thì ngược lại.
- HS hoạt động nhóm đôi.
- HS phát biểu ý kiến của nhóm mình.
- T nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết và trình bày lưu loát.
4. Củng cố, dặn dò:
 	- Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
 	- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 	- Dặn HS về nhà xem trước bài tiết học sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Buổi chiều Tiếng Việt
Bồi dưỡng, phụ đạo LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục đích yêu cầu
- HS: Ôn lại kiến thức về từ loại
- Thực hành làm bài tập để củng cố kiến thức.
- HS giỏi làm bài cảm thụ văn học
II. Các hoạt động D-H
1. Ôn lại kiến thức cũ
- Thế nào là danh từ? Thế nào là động từ? Thế nào là tính từ? Cho ví dụ.
- Thế nào là chủ ngữ, chủ ngữ đóng vai trò gì trong câu?
2. Thực hành
a. Bài dành cho HS cả lớp:
*Bài 1: Xác định các danh, động, tính từ có trong đoạn văn sau:
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
- T: Lưu ý cách làm bài. HS tự làm bài vào vở, T hướng dẫn thêm cho những HS làm bài lúng túng.
- HS: 3 em lên bảng chữa bài, lớp cùng T nhận xét, chốt lại lời giải đúng
* Bài 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
b. Bài ra thêm cho HS giỏi: 
Em cảm nhận được điều gì từ đoạn văn trên?
- HS: Tự làm bài tập
- HS: một số em nêu ý kiến
- T: Chấm bài một số em. Nhận xét và chốt lời giải đúng
3. Nhận xét dặn dò:
- T nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã làm.
----------------------------------a&b------------------------------
Toán
BỒI DƯỠNG, PHỤ ĐẠO MÔN TOÁN
I. Mục tiêu:
- HS trung bình, yếu luyện các dạng bài đã học.
- HS khá giỏi luyện các bài tập có tính chất nâng cao.
II. Các hoạt động D-H:
1. Bài dành cho HS trung bình, yếu
*Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 	45973 : 47 b) 268 756 : 213
 	68045 : 15 468 979 : 816
 	 4869 : 13 200 405 : 125
- HS: Tự đặt tính rồi tính vào vở.
- T: Theo dõi, giúp đỡ thêm những em yếu.
- HS: 6 em làm bài ở bảng lớp, T cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
*Bài 2: Lớp 4A và 4B trồng được 715 cây tràm, tính số cây mỗi lớp biết rằng lớp 4A trồng nhiều hơn 4B 25 cây.
- T: Bài toán thuộc dạng gì?
- HS: Nêu cách giải và giải vào vở, T chấm bài một số em, nhận xét, chữa bài.
2. Bài dành cho HS khá giỏi
Hiện nay anh hơn em 5 tuổi, sau 5 năm nữa, tuổi anh và tuổi em công lại được 25 tuổi. Tính tuổi mỗi người hiện nay?
- HS: Trao đổi và tìm cách giải bài toán.
- HS: Nêu cách giải, T nhận xét và chữa bài.
- T: Sau 5 năm, anh vẫn hơn em 5 tuổi, từ đó có thể tính tuổi của anh và em sau 5 năm (biết tổng số tuổi của 2 anh em sau 5 năm 25 tuổi, hiệu số tuổi của hai anh em là 5). Vậy sau 5 năm tuổi anh là ( 25 + 5 ) : 2 = 15 (tuổi). Tuổi em là 15 – 5 = 10 (tuổi)
Từ đó tính được tuổi anh hiện nay là 15 – 5 = 10 (tuổi)
Tuổi em hiện nay là : 10 – 5 = 5 ( tuổi)
- HS: Giải lại bài tập vào vở.
3. Nhận xét, dặn dò:
- T: Nhận xét thái độ học tập của HS, nhắc HS xem kĩ các bài tập đã luyện.
------------------------------a&b------------------------------
Thể dục
BÀI 38
I. Mục tiêu:
 	- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng này ở mức tương đối chủ động. 
- Trò chơi: Thăng bằng”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. Địa điểm phương tiện:
Địa điểm: Trên sân thể dục. Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ trước sân chơi, dụng cụ cho tập luyện.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu
- T phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 
- HS khởi động: Cả lớp chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân trường. 
 	- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát, khởi động xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai. 
 	- Trò chơi : “Chui qua hầm” hoặc trò chơi HS yêu thích.
2. Phần cơ bản
a. Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: 
 	*Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay sau. 
 	- T chỉ huy cùng cả lớp thực hiện. 
 	- Cán sự điều khiển cho các bạn tập, T theo dõi sửa sai cho HS, nhắc nhở các em tập luyện. 
 	*Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp. 
 	- HS ôn lại các động tác đi vượt chướng ngại vật dưới dự điều khiển của T. 
- HS ôn tập theo từng tổ ở khu vực đã quy định. T theo dõi bao quát lớp và nhắc nhở các em đảm bảo an toàn trong luyện tập. 
b. Trò chơi : “Học trò chơi thăng bằng”
 	- HS theo đội hình chơi và khởi động kĩ khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông. 
 	- T: Nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. 
Chuẩn bị: Trên sân tập vẽ 4 – 5 vòng tròn có đường kính 1, 2 m. 
- HS chơi dưới hình thức thi đua từng cặp và phân công trọng tài cho từng đôi chơi.
- Tổ chức thi đấu giữa các tổ theo phương pháp loại trực tiếp từng đôi một, tổ nào có nhiều bạn giữ được thăng bằng ở trong vòng tròn là tổ đó thắng và được biểu dương. 
3. Phần kết thúc: 
 	- HS đi theo hàng dọc thành vòng tròn xung quanh sân tập, vừa đi vừa thả lỏng vừa hít thở sâu.
- T cùng học sinh hệ thống bài học, nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
Thứ hai ngày 17 tháng 01 năm 2010
Toán
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 	- Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
 	- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng D- H
- Giấy bìa và thước, ê ke, kéo.
III. Các hoạt động D-H
1. Hình thành công thức tính diện tích:
 	- T giới thiệu hình như SGK cho HS quan sát. 
 A B
 D H C
 	- Em có nhận xét gì đặc điểm của hình trên ? 
 	- AH chính là đường cao của hình bình hành.
- DC là cạnh đáy.
- HS dùng kéo cắt phần tam giác AHD và dán nối vào cạnh BC.
- Khi ta cắt dán lại ta sẽ được hình gì ?
- Vậy em có nhận xét gì về diện tích của 2 hình trên ?
- Quan sát xem chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật so với hình bình hành cũ như thế nào ?
+ Ta thấy diện tích hình chữ nhật ABIH được tính là : a x h
+ Vậy diện tích hình bình hành ABCD là : a x h 
- T ghi bảng và cho HS nhắc lại.
Công thức : S = a x h
(S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành).
2. Luyện tập 
 	*Bài 1: - HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS thực hiện tính:
 	- T nhận xét chữa bài 
	*Bài 3: - HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Muốn tính diện tích của hình trên ta làm như thế nào ?
- HS thực hiện vào vở.
a/ Đổi : 4 dm = 40 cm
Diện tích hình bình hành.
40 X 34 = 1360 (cm2)
Đáp số : 1360 cm2
b/ Đổi : 4 m = 40 dm
Diện tích hình bình hành.
40 X 13 = 520 (dm2)
Đáp số : 520 dm2
- T nhận xét và cho điểm HS
*Bài 2: (Nếu còn thời gian) - HS đọc yêu cầu của đề bài.
- 2 HS tính mỗi em làm một câu.
a/ Diện tích hình chữ nhật là:
 	10 X 5 = 50 (cm2)
b/ Diện tích hình bình hành là:
 	10 X 5 = 50 (cm2)
- Diện tích của hai hình đều bằng nhau.
- HS so sánh kết quả.
3. Củng cố, dặn dò :
 	- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò về nhà làm lại bài tập 3 và chuẩn bị bài sau
-------------------------------a&b------------------------------
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: TÀI NĂNG
I. Mục đích yêu cầu
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và chuyễn các từ đó vào vốn từ tích cực.
- Biết được một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm.
II. Đồ dùng D-H
- Bài tập 1 SGK.
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ
- HS lên bảng nêu nội dung cần ghi nhớ ở tiết học trước và cho ví dụ.
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn và bài của bạn làm trên bảng.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung.
- T chia nhóm 4 HS yêu cầu HS trao đổi thảo luận và tìm từ, T giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
a. Tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”: tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.
b. Tài có nghĩa là “tiền của”: tài nguyên, tài trợ, tài sản.
*Bài 2: - HS đọc yêu cầu.
- HS đọc câu, đặt với các từ trên:
+ Bùi Xuân Phái là một hoạ sĩ tài hoa.
+ Đoàn địa chất đang thăm dò tài nguyên vùng. 
- HS cả lớp nhận xét câu bạn đặt. 
- T nhận xét sửa sai.
*Bài 3: - HS đọc yêu cầu.
- T: Các em tìm nghĩa bóng của các câu tục ngữ xem câu nào có nghĩa ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người.
Các câu ca ngợi tài trí của con người:
+ Người ta là hoa đất.
+ Nước lã mà vã nên hồ.
+ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
- T nhận xét sửa sai.
*Bài 4: - HS đọc nội dung bài.
- 5 đến 7 HS thực hiện nêu ý của mình.
- T nhận xét và cho điểm những em trả lời hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------a&b------------------------------
Âm nhạc
(GV chuyên dạy)
------------------------------a&b-----------------------------
Lịch sử
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
(Đã dạy thi GVDG huyện)
------------------------------a&b-----------------------------
Địa lí
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I. Mục tiêu:
 	- Học xong bài HS biết: Xác định được vị trí của TP Hải Phòng trên bản đồ VN.
 	- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của TP Hải Phòng.
 	- Hình thành biểu tượng về TP cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch.
 	- Có ý thức tìm hiểu về các TP cảng.
II. Đồ dùng D-H
- Các BĐ hành chính, giao thông VN.
- Tranh, ảnh về TP Hải Phòng (sưu tầm).
III. Các hoạt động D-H
A. KTBC: 
 	- Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội trên BĐ.
 	- Nêu những dẫn chứng cho thấy HN là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta.
B. Bài mới:
 	1. Hải Phòng - thành phố cảng:
 	*Hoạt động nhóm:
 	- HS các nhóm dựa vào SGK, BĐ hành chính và giao thôngVN, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý sau:
 	+ TP Hải Phòng nằm ở đâu?
 	+ Chỉ vị trí Hải Phòng trên lược đồ và cho biết HP giáp với các tỉnh nào ?
 	+ Từ HP có thể đi đến các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào ?
 	+ HP có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển ?
 	+ Mô tả về hoạt động của cảng HP.
 	- T giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
 	2. Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng:
 	*Hoạt động cả lớp:
 	- HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau:
 	+ So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở HP có vai trò như thế nào?
 	+ Kể tên các nhà máy đóng tàu ở HP.
 	+ Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở HP.
 	3. Hải Phòng là trung tâm du lịch:
 	*Hoạt động nhóm: 
 	- HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận theo gợi ý:
 	+ Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch ?
 	- T nhận xét, kết luận.
4. Củng cố, dặn dò: 
 	- Kể một số điều kiện để HP trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch.
 	- Nêu tên các sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu ở HP.
 	- HS đọc bài học.
 	- T: Nhận xét tiết học.
 	- Chuẩn bị bài tiết sau: “Đồng bằng Nam Bộ”.
-----------------------------a&b-----------------------------
Buổi chiều Tiếng Việt
Luyện viết: BÀI 10
I. Mục đích yêu cầu:
- HS luyện viết đúng, đẹp, trình bày khoa học một đoạn trong bài ca dao về đất Long Thành.
- Rèn cho HS tính cẩn thận, kiên trì trong học tập.
II. Các hoạt động D-H:
1. Luyện vết chữ hoa:
- HS: Đọc đoạn cần viết ở vở Luyện viết, tìm những tiếng có viết hoa.
- HS: Đọc những tiếng có viết hoa trong đoạn văn cần viết.
- T: Giới thiệu bảng mẫu chữ cái có ghi các chữ cái hoa: R, L, T, B, H, M, V, Đ, G, C.
- HS: Tập viết bảng con các chữ cái viết hoa trên.
- T: Nhận xét sửa sai các nét cho HS.
2. Luyện viết vào vở:
- HS : Dựa vào cách viết mẫu ở vở để viết vào vở.
3. Nhận xét bài viết của HS:
- T: Xem bài một số em.
- T: Nhận xét bài viết của HS.
- Sửa những lỗi phổ biến trong bài viết của HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- T: Nhận xét giờ học, nhắc những HS viết chưa đẹp, luyện viết thêm ở nhà.
-----------------------------a&b-----------------------------
Tiếng Việt
Luyện tập về câu kể AI LÀM GÌ
I. Mụcđích yêu cầu:
- Luyện tập củng cố về kiểu câu kể Ai làm gì?
II. Các hoạt động D-H
1. Giới thiệu bài
2. Ôn kiến thức
+ Nêu các bộ phận chính trong câu kể Ai là gì ?
+ Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì có ý nghĩa gì ?
- H trả lời T nhận xét và hoàn thiện câu trả lời của H.
*Bài 1: Tìm câu kể Ai làm gì trong đoạn văn sau. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng câu tìm được.
 	Bàn tay mềm mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh bống. Tấm ngắm nhìn bống. Tấm nhúng bàn tay xuống nước vuốt nhẹ hai bên lườn của cá. Cá đứng im trong tay chị Tấm. Tấm cúi sát mặt nước như chỉ nói cho bống nghe: Bống bống, bang bang... Như hiểu dược Tấm, bống quẩy đuôi và lượn lờ ba vòng quanh Tấm.
Lời giải: Các câu kể Ai làm gì trong đoạn văn là:
+ Tấm ngắm nhìn bống.
+ Tấm nhúng bàn tay xuống nước vuốt nhẹ hai bên lườn của cá. 
+ Cá đứng im trong tay chị Tấm.
+ Tấm cúi sát mặt nước như chỉ nói cho bống nghe : Bống bống , bang bang...
+ Như hiểu dược Tấm, bống quẩy đuôi và lượn lờ ba vòng quanh Tấm.
*Bài 2: Dùng gạch chéo để tách chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu dưới đây. Vị ngữ trong câu là động từ hay cụm động từ 
 Em bé cười.
Cô giáo đang giảng bài. 
Biết kiến đã kéo đến đông, Cá chuối mẹ liền lấy đà quẫy mạnh, rồi nhảy tùm xuống nước.
Đàn cá chuối con lại tranh nhau đớp tới tấp.
*Bài 3: Đặt 2 câu kể Ai làm gì ? Trong đó một câu có vị ngữ là động từ, một câu có vị ngữ là cụm động từ. 
- H tự làm bài vào vở, T giúp đỡ những em yếu.
- Chấm, chữa bài:
+ 2 H ngồi cạnh nhau đổi vở đọc bài làm của nhau.
+ Gọi một số H đọc bài làm trước lớp.
+ Lớp nghe và nhận xét bài làm của bạn.
+ T chấm một số bài , nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò 
- T nhận xét chung giờ học. 
- Dặn: Về nhà xem lại các bài tập đã làm.
------------------------------a&b------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
I. Mục tiêu: 
Củng cố kỹ năng thực hành tính chiacho số có 2, 3 chữ số, giải toán có lời văn và chuyển đổi đơn vị đo km2.
II. Các hoạt động dạy học:
*Bài 1: Tính:
 65478 : 32 89320 :

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4Tuan 19 SOAN NGANG.doc