Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Luyện từ và câu bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

Tất cả các từ con vừa tìm là loại từ gì? (danh từ, động từ hay tính từ)

- Thi đua theo nhóm: Ngoài các từ trong phiếu bài tập, mỗi nhóm hãy tìm thêm các từ cùng nghĩa với từ dũng cảm.

- Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng thì nhóm đó thắng.

- Tổ chức sửa bài: hỏi mỗi nhóm tìm được bao nhiêu từ

 

doc5 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Luyện từ và câu bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hòa
GSTT: Đào Thị Thủy
Thứ năm ngày 03 tháng 3 năm 2011
Tiếng Việt
Phân môn: Luyện từ và câu
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm.
 - Hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm.
Kĩ năng: 
 - Biết sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm qua việc điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn.
Thái độ: Yêu thích tìm hiểu, mở rộng vốn từ.
II/ Chuẩn bị
 GV: bảng phụ, phiếu học tập.
 HS: phiếu cá nhân, thẻ Đ/ S
III/ Các hoạt động dạy – học:
Thời 
Gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐDDH
5 phút
30 phút
1 phút
8 phút
8 phút
5 phút
3 phút
Ổn định: chuẩn bị dụng cụ.
Kiểm tra bài cũ:
- Hôm trước chúng ta học bài gì?
- Để kiểm tra bài cũ cô có các câu sau, câu nào là câu kể Ai là gì?
+ Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
+ 12 giờ đêm, các bác lao công vẫn đang quét dọn đường phố.
+ Trên cành cây, chim chóc hót véo von.
+ Mẹ em là công nhân nhà máy dệt.
+ Hải âu là loài chim báo bão.
+ Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
- Nếu HS trả lời sai, GV có thể yêu cầu HS đặt câu hỏi xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ.
- Câu nào là câu kể Ai là gì?
- Mời 1 bạn nhắc lại cho cô ghi nhớ của bài: Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
- Mời 1 bạn nhận xét?
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài mới
- Trong tuần này các con học chủ đề gì?
- Để giúp các con có thêm vốn từ thuộc chủ đề đang học, hôm nay chúng ta sẽ cùng học bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm.
- GV đính tựa.
2. Bài mới
* Bài tập 1
- Hỏi: từ cùng nghĩa là gì?
- Hỏi: “Dũng cảm” có nghĩa là gì?
- GV mời 2 HS lên làm bảng phụ, HS đánh dấu x vào ô trống trước các từ cùng nghĩa với từ Dũng cảm.
 Bạo gan
 Thân thiết
 Hòa thuận
 Anh dũng
 Chăm chỉ
 Chuyên cần
 Can đảm
 Lễ phép
 Tận tụy
 Tháo vát
 Thông minh
 Gan góc 
- GV cho 2 bạn cùng bàn trao đổi bài.
- Con có đồng ý với bạn không?
- GV chốt lại:
+ Những từ đồng nghĩa với từ dũng cảm: Anh dũng, can đảm, gan góc, bạo gan.
Giải thích những từ còn lại:
+ Những từ thân thiết, hòa thuận, nói về điều gì? 
+ Những từ chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần?
+ Ai có thể giải thích từ tận tụy?
+ Ai có thể giải thích từ tháo vát?
+ Còn từ thông minh?
 - Tất cả các từ con vừa tìm là loại từ gì? (danh từ, động từ hay tính từ)
- Thi đua theo nhóm: Ngoài các từ trong phiếu bài tập, mỗi nhóm hãy tìm thêm các từ cùng nghĩa với từ dũng cảm.
- Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng thì nhóm đó thắng.
- Tổ chức sửa bài: hỏi mỗi nhóm tìm được bao nhiêu từ?
- GV nhận xét, khen nhóm làm tốt.
* Bài tập 2
GV gợi ý: Các em cần ghép thử từ dũng cảm vào trước hoặc sau mỗi từ ngữ cho trước, sao cho tạo ra được tập hợp từ có nội dung thích hợp.
- GV tổ chức 4 tổ thi đua làm đúng và làm nhanh.
- GV chuẩn bị phiếu học tập ghi các từ cần ghép, 11 từ dũng cảm cho mỗi tổ.
Tinh thần
Hành động
Xông lên
Người chiến sĩ
Nữ du kích
Em bé liên lạc
Nhận khuyết điểm
Cứu bạn
Chống lại cường quyền
Trước kẻ thù
Nói lên sự thật
- GV tổ chức chữa bài.
- Nếu HS đưa ra từ dũng cảm hành động hay hành động dũng cảm đều được vì nói dũng cảm hành động muốn nhấn mạnh phẩm chất dũng cảm của hành động còn nói hành động dũng cảm là muốn nhấn mạnh động từ hành động hơn ( dũng cảm xông lên hay xông lên dũng cảm)
- GV nhận xét khen tổ làm đúng và nhanh. Yêu cầu cả lớp đọc
* Bài tập 3
GV: Các em hãy thử ghép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với các lời giải nghĩa ở cột B sao cho tạo ra được nghĩa đúng với từ.
- HS làm vào SGK.
- GV tổ chức chữa bài: GV mời 2 HS lên thi đua gắn những mảnh bìa (viết các từ ở cột A) ghép với từng lời giải nghĩa ở cột B, chốt lại lời giải đúng.
Gan góc (chống chọi) kiêncường, 
 không lùi bước.
Gan lì gan đến mức trơ ra không, 
 còn biết sợ là gì.
Gan dạ không sợ nguy hiểm.
- Những ai làm giống bạn?
- GV nhận xét.
*Bài tập 4:
- Thảo luận nhóm đôi.
GV gợi ý: Đoạn văn có 5 chỗ trống. Ở mỗi chỗ trống, các em điền từng từ ngữ cho sẵn ở dưới sao cho tạo ra câu có nội dung thích hợp. 
- GV giải thích một số từ HS không hiểu nghĩa.
- GV tổ chức chữa bài.
- GV nhận xét.
 Củng cố:
- Mỗi HS đứng lên tìm 1 từ cũng nghĩa với từ dũng cảm.
- GV nhận xét tiết học
Hoạt động nối tiếp:
- HS ghi nhớ các từ cùng nghĩa.
- Xem trước bài tiếp theo.
- Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
- Với mỗi câu HS giơ thẻ Đ, S
- 1 HS đọc
- Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? Chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ.
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai? Hoặc Con gì? Cái gì?
- Chủ ngữ thường do Danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
- HS nhận xét
- Chủ đề Những người quả cảm.
- HS nhắc lại.
- Là những từ có nghĩa gần giống nhau.
- Dũng cảm là có dũng khí, dám đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm.
- HS dưới lớp làm vào phiếu bài tập.
- 2 HS đọc bài của mình
- HS nhận xét
- HS giơ tay
- HS đọc lại
- Tình cảm anh em trong gia đình.
- Chỉ những đức tính cần có của học sinh.
- Tỏ ra hết lòng hết sức với trách nhiệm, không nề gian khổ, không sợ hi sinh.
- Có khả năng tìm cách này hay cách khác giải quyết nhanh, tốt những công việc khó khăn.
- Có trí lực tốt, hiểu nhanh tiếp thu nhanh.
- Tính từ.
- HS thi đua.
- HS trả lời, đọc các từ đã tìm được.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS đọc lệnh.
- HS thảo luận theo tổ, làm theo bàn, bàn trên làm xong chuyền xuống bàn dưới.
- HS nhận xét chéo: Tổ 1 chấm tổ 4, tổ 2 chấm tổ 1, tổ 3 chấm tổ 2, tổ 4 chấm tổ 3.
- HS đọc
- HS đọc lệnh.
- HS làm.
- 2 HS thi đua.
- HS nhận xét bài của bạn
- HS giơ tay
- HS đọc lại từ phù hợp với lời giải nghĩa.
- HS đọc đề
- HS làm vào SGK.
- Nhóm đôi đứng lên, mỗi bạn đọc 1 câu.
- HS nhận xét.
- HS đọc đoạn văn đã hoàn thành
Bảng phụ ghi các câu.
2 bảng phụ.
Phiếu học tập.
Bảng nhóm
Phiếu học tập
Bảng phụ BT2 

File đính kèm:

  • docLTVC DUNgcam.doc