Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Luyện: Từ ghép và từ láy

- Học sinh luyện viết bài “Tre Việt Nam”

- Giúp học sinh biết trình bày bài viết, học sinh viết đúng độ cao các con chữ.

- Giáo dục cho HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II.Hoạt động dạy học:

* HĐ1. Giới thiệu bài - ghi bảng (3p)

* HĐ2. Hướng dẫn HS luyện viết (30p)

- Gọi học sinh khá đọc lại bài viết. Cả lớp đọc thầm

- HS tìm và nêu những chữ khó viết (gầy guộc, luỹ, kham khổ ).

 

doc30 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Luyện: Từ ghép và từ láy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài 2: HS đọc nội dung BT.
- GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. GV nhận xét, kết luận.
a) Từ ghép có nghĩa phân loại: Xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay.
b) Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
Bài 3: HS đọc nội dung, cả lớp làm vào vở rồi chữa bài.
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát.
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: lạt xạt, lao xao.
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm lẫn vần: rào rào.
Hoạt động 3. Củng cố - dặn dò: (4p)
GV chấm một số bài. HS nhắc lại nội dung bài học.
Dặn HS chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
_____________________________
Hoạt động tập thể
Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
I. Mục tiêu:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc học tập là trở thành người công dân có kiến thức nhằm phục vụ cho xã hội.
- Giúp học sinh có ý chí vươn lên để các em đạt được mục đích đề ra và có thái độ học tập đúng đắn.
- Rèn luyện kĩ năng điều khiển, tự quản hoạt động học tập và kĩ năng trình bày,, trao đổi ý kiến trước tập thể.
- GD KNS: GD cho HS kĩ năng tự phục vụ bản thân.
II. Hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: vâng lời bác hồ dạy - em gắng học chăm
1. Nội dung và hình thức hoạt động
 a. Nội dung
- Nội dung thư của Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta và ý nghĩa, tác dụng của thư Bác đối với học sinh:
- Vui văn nghệ.
 b. Hình thức hoạt động
 Trình bày nội dung và ý nghĩa của thư Bác.
2. Chuẩn bị hoạt động
 a. Về phương tiện hoạt động
- Câu hỏi và đáp án.
- Khăn bàn, bình hoa.
 b. Về tổ chức
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu nội dung và cách tiến hành chủ đề. Việc phân công gồm:
+ Mỗi cá nhân có 1 bản thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945.
+ Giáo viên cùng ban cán sự lớp chuẩn bị câu hỏi. Ví dụ:
Câu 1: Đọc thư Bác có câu: "Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải nhận một nền văn hoá nô lệ... Ngàu nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập", bạn có suy nghĩ thế nào?
Câu 2: Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sống con người. Nếu không được học sẽ dẫn đến những tác hại gì đối với cá nhân và xã hội?
Câu 3: Trong thư, Bác dặn học sinh cần phải làm những gì? Bác mong muốn học sinh những điều gì? Để làm theo lời bác dạy, học sinh chúng ta cần phải học tập, tu dưỡng và rèn luyện như thế nào?
Câu 4: Trong thư đã thể hiện tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng. Những tình cảm nào khiến em xúc động nhất? Vì sao? Để thể hiện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy, học sinh chúng ta cần phải làm gì?
- Các tổ chuẩn bị các câu hỏi trên để thảo luận.
- Cử ban giám khảo
- Cử người điều khiển chương trình
- Phân công người trang trí.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề về Bác Hồ và về học tập.
3. Tiến hành hoạt động
- Hát tập thể
- Người điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình.
- Đại diện tổ trình bày câu hỏi các thành viên trong tổ có thể bổ sung và các tổ khác nêu lên những vấn đề khác để trao đổi kĩ nội dung chính của thư Bác.
- Sau khi các tổ trình bày xong, cả lớp cùng trao đổi câu hỏi sau:
Sau khi hiểu được mong muốn của Bác, chúng ta làm gì để thực hiện lời Bác dạy?
Thư kí viết các ý lên bảng.
- Các tiết mục xen kẽ.
4. Kết thúc hoạt động
Cho lớp tự đánh giá về chất lượng chuẩn bị câu trả lời của các tổ. Chọn ra tổ trả lời hay nhất. Cán bộ lớp nhận xét chất lượng hoàn thành các công việc đã được phân công và ý thức, thái độ tham gia hoạt động của cá nhân và tổ.
*Hoạt động 2: Kĩ năng sống – Kĩ năng tự phục vụ (10p)
Bài tập 1: Xử lý tình huống.
- HS đọc tình huống và các cách lựa chọn tình huống.
- HS suy nghĩ cá nhân, chọn cách giải quyết phù hợp với mình: 
a) Khóc.
b) Gọi điện ngay cho bố mẹ/ anh chị nhờ giải quyết.
c) Suy nghĩ xem mình có thể đã đánh mất áo ở đâu.
d) Chờ bố mẹ về.
e) Không làm gì cả, coi đó là chuyện nhỏ.
- GV gợi ý để HS lựa chọn cách giải quyết “c” khi đó HS phải chọn em phải làm gì tiếp:
a) Quay lại ngay nơi đó. 
b) Gọi điện cho người có trách nhiệm quản lý nơi đó.
c) Gọi điện nhờ bố hoặc mẹ đến nơi đó lấy áo về.
d) Gọi điện nhờ bố hoặc mẹ chở đến nơi đó lấy áo về.
e) Chờ bố mẹ về đưa em đến nơi đó lấy áo.
- HS suy nghĩ lựa chọn cách giải quyết để thể hiện ý thức trách nhiệm biết cách bảo quản đồ dùng cá nhân của mình.
- GV nêu đáp án đúng: “a”
- GV kết luận việc lựa chọn cách giải quyết như trên thể hiện được kỹ năng bảo quản đồ dùng cá nhân của bản thân.
_________________________________
Thứ năm, ngày 2 tháng 10 năm 2014
Buổi sáng	 (Dạy lớp 4 A, 4 B)
Tập làm văn
Cốt truyện
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện : mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND Ghi nhớ).
- Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III).
II. Đồ dùng dạy học:
Một số tờ phiếu khổ to viết yêu cầu của bài tập 1.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1. Bài cũ: (5p)
? Một bức thư gồm những phần nào ? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì? .
Một HS đọc bức thư của mình.
GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2. Bài mới: (28p)
Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi mục.
Phần nhận xét :
Bài tập 1: Một hs đọc yêu cầu .
- GV phát phiếu cho hs trao đổi nhóm: Tìm những việc chính trong truyện. “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”.
- Đại diện nhóm lần lượt trình bày. GV và lớp nhận xét, chốt lại ý đúng.
Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.
Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi. NhàTrò kể lại khốn khó bị ăn thịt.
Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện .
Sự việc 4: Gặp bọn nhện Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng.
Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo, Nhà Trò được tự do .
Bài tập 2: Cốt chuyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu, suy nghĩ nêu: Cốt truyện gồm có: Mở đầu - Diễn biến - Kết thúc.
Phần ghi nhớ: Ba HS đọc phần ghi nhớ.
Phần luyện tập:
Bài 1: HS đọc y/c của bài. Từng cặp HS đọc, trao đổi, sắp xếp lại cho đúng thứ tự.
GV giải thích thêm Truyện cây khế gồm có sáu sự việc chính. Thứ tự không đúng các em cần sắp xếp lại.
HS làm theo cặp sau đó địa diện chữa bài (b - d - a - c - e - g).
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài. Dựa vào sự việc được sắp xếp ở BT 1 HS kể lại chuyện theo một trong hai cách sau:
- Cách 1: (Đơn giản) kể theo đúng thứ tự chuỗi sự việc, giữ nguyên các câu văn ở BT1.
- Cách 2: áp dụng với những HS đã biết truyện “Cây khế”, làm phong phú thêm các sự việc.
HS luyện kể theo cặp sau đó kể trước lớp. Lớp và GV nhận xét.
Hoạt động 3. Nhận xét, dặn dò: (2p)
HS nhắc lại nội dung bài học.
Dặn chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
_____________________________
Toán
Bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục tiêu:
- Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề –ca-gam, héc-tô-gam, quan hệ của đê-ca-gam, héc-tô-gam và gam .
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2 – Học sinh khá giỏi làm thêm bài 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học:
Một băng giấy kẻ sẵn các dòng, các cột như sgk chưa viết chữ số.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1. Bài cũ: (5p)
Cho HS chữa BT2, 3 của tiết học trước. GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2. Bài mới: (28p)
Giới thiệu đề-ca-gam, héc-tô -gam.
* Đề - ca - gam: HS nêu yến, tạ, tấn, kg, g đã được học, cho hs nêu lại:
1kg =1000g
Để đo khối lượng các vật nặng tới hàng chục, hàng trăm người ta còn dùng đề-ca -gam.
Đề - ca - gam viết tắt là dag - gv viết lên: 1dag =10 g; 1dag =10 g.
GV đọc - HS đọc lại.
* Héc - tô - gam (tương tự như trên)
Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng.
Lớn hơn kg
1kg
Bé hơn kg
1Tấn
1Tạ
1Yến
1hg
1Dag
1g
1 tấn
= 10 tạ
= 1000kg
1 tạ
= 10 yến
= 100 kg
1 yến
= 10 kg
1 kg
= 10 hg
= 1000 g
1 hg
= 10 dag
= 100 g
1 dag
= 10 g
1g
- Cho hs hoàn thành bảng đơn vị đơn vị đo khối lượng .
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng
Thực hành
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài.
- yêu cầu 2 học sinh làm câu a, 2 nhóm học sinh làm tiếp sức.
- Học sinh – giáo viên nhận xét.
a) 1dag = 10 g	 1 hg = 10 dag.
10 g = 1 dag	 10 dag = 1 hg.
b) 4 dag = 40 g	3 kg = 30 hg	2 kg 300 g = 2300 g.
8 hg = 80 dag	7 kg = 7000 g	2 kg 30 g = 2030 g.
Bài 2: Tính.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập – nêu cách làm bài.
- Học sinh làm bài vào vở – 4 học sinh làm bảng lớp.
- Học sinh – giáo viên nhận xét.
380 g + 195 g = 575 g 	452 hg x 3 = 1356 hg.
928 dag - 274 dag = 654 dag	 768 hg : 6 = 128 hg.
* Gv hd học sinh khá, giỏi làm bài 3, 4.
Bài 3: HS tự làm vào vở rồi chữa bài.
5 dag = 50 g	 	4 tạ 30 kg > 4 tạ 3 kg.
8 tấn < 8100 kg	3 tấn 500 kg = 3500 kg.
Bài 4: Một HS đọc bài toán, nêu cách giải.
Giải:
4 gói bánh nặng: 150 x 4 = 600 (g).
2 gói kẹo nặng: 200 x 2 = 400 (g).
Cả kẹo và bánh nặng: 400 + 600 = 1000 (g) = 1 kg.
Đáp số: 1 kg.
Hoạt động 3. Nhận xét, dặn dò: (3p)
GV chấm một số vở. Nhận xét tiết học.
_____________________________
Tin học
(Thầy Nguyên dạy).
______________________________
Buổi chiều
Khoa học
Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
I. Mục tiêu:
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
- Nêu lợi ích của việc ăn cá : đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy học:
Bài cũ: (5p)
Tại sao cần phối hợp nhiều thức ăn? HS trả lời câu hỏi.
Gv nhận xét, ghi điểm.
Bài mới: (28p)
Giới thiệu bài.
Phát triển bài.
* HĐ1: Trò chơi thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm .
- Gv chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào được rút trước.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi. GV nêu thời gian qui định.
- Lần lượt hai đội lên thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. GV bấm đồng hồ và theo dõi diễn biến của cuộc chơi và kết thúc.
* HĐ2: Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật .
Thảo luận cả lớp.
- hs đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm, chỉ ra món ăn vừa chứa chất đạm động vật vừa chứa chất đạm thực vật.
? Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
- Làm việc với phiếu học tập.
- GV chia lớp thành các nhóm, phát phiếu học tập thảo luận.
? Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc ăn đạm thực vật?
? Trong nhóm đạm động vật tại sao chúng ta nên ăn cá?
+ Thảo luận cả lớp.
Các nhóm lên trình bày cách giải thích của nhóm mình.
Hs đọc mục bạn cần biết trong SGK.
Kết luận: Mỗi loại đạm có chứa những chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau. ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
Ngay trong nhóm động vật, nên ăn thịt ở mức độ vừa phải, nên ăn cá niều hơn ăn thịt. Tối thiểu mỗi tuần nên ăn cá ba bữa .
Củng cố - dặn dò: (4p)
HS nhắc lại nội dung bài học, áp dụng bài học vào thực tế.
GV nhận xét tiết học
____________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết: Tre Việt Nam
I. Mục tiêu:
- Học sinh luyện viết bài “Tre Việt Nam”
- Giúp học sinh biết trình bày bài viết, học sinh viết đúng độ cao các con chữ.
- Giáo dục cho HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II.Hoạt động dạy học:
* HĐ1. Giới thiệu bài - ghi bảng (3p)
* HĐ2. Hướng dẫn HS luyện viết (30p)
- Gọi học sinh khá đọc lại bài viết. Cả lớp đọc thầm
- HS tìm và nêu những chữ khó viết (gầy guộc, luỹ, kham khổ).
- GV viết mẫu- HS viết vào bảng con
- Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Giáo viên đọc từng câu cho HS viết
- Học sinh lắng nghe và viết bài.
- Giáo viên đến từng em yếu hướng dẫn thêm.
- Giáo viên đọc bài, học sinh nhìn vào bài để khảo.
- Giáo viên chấm bài, nhận xét
* HĐ3. Củng cố, dặn dò. (2p)
- Giáo viên nhận xét chung giờ luyện viết.
- Tuyên dương những em viết đẹp, đúng mẫu chữ.
- Nhắc nhở những em viết còn sai mẫu chữ luyện viết thêm ở nhà.
Tự học
Hướng dẫn học sinh tự học Khoa hoc, Lịch sử, Địa lí
I. Mục tiờu:
* Khoa học
- Giải thớch được lớ do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyờn thay đổi mún ăn.
- Núi tờn nhúm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn cú mức độ, ăn ớt và ăn hạn chế.
* Lịch sử
- Nêu được một số đặc điểm cơ bản về cuộc sống của người Âu Lạc.
- Nắm được diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống của người Âu Lạc.
* Địa lí
- Trỡnh bày được những đặc điểm tiờu biểu về dõn cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dõn tộc ở Hoàng Liờn Sơn. Biết dựa vào tranh, ảnh, bảng số liệu để tỡm ra kiến thức.
- Xỏc lập mối quan hệ địa lớ giữa thiờn nhiờn và sinh hoạt của cỏc dõn tộc ở Hoàng Liờn Sơn.
II. Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức: (1p)
Bài mới: (32p)
Gv Hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm theo nội dung sau:
* Khoa học
* Hoạt động 1: Sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyờn thay đổi mún.
- Nờu tờn một số thức ăn mà em thường ăn.
- Nếu ngày nào cũng ăn một vài mún ăn cố định cỏc em sẽ thấy ntn?
- Cú loại thức ăn nào chứa đầy đủ tất cả cỏc chất dinh dưỡng khụng?( - Khụng, 1 loại thức ăn nào dự chứa nhiều chất dinh dưỡng đến đõu cũng khụng thể cung cấp đủ cỏc chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.)
- Điều gỡ sẽ xảy ra nếu chỳng ta chỉ ăn cơm với thịt cỏ mà khụng ăn rau, quả?( Cơ thể khụng đủ chất dinh dưỡng và quỏ trỡnh tiờu hoỏ khụng tốt.
+ KL: Tại sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyờn thay đổi mún.
* Hoạt động 2: Tỡm hiểu về thỏp dinh dưỡng cõn đối.
+ Cỏch tiến hành:
- HS đặt cõu hỏi và trả lời.
- GV đỏnh giỏ
+ KL: Những thức ăn nào cần được ăn đầy đủ? ăn vừa phải, cú mức độ, ăn ớt và hạn chế.
* Lịch sử
- Gv cho học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Nêu một số đặc điểm cơ bản về cuộc sống của người Âu Lạc?
- Nêu diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống của người Âu Lạc?.
* Địa lí
*HĐ1: Hoàng Liờn Sơn – nơi cư trỳ của một số dõn tộc ớt người.
- Dõn cư ở HLS đụng đỳc hay thưa thớt so với đồng bằng?
- Kể tờn một số dõn tộc ớt người ở HLS?
- Xếp thứ tự cỏc dõn tộc: Dao, Mụng, Thỏi theo địa bàn cư trỳ từ nơi thấp đến nơi cao?
- Người dõn ở những vựng nỳi cao thường đi lại bằng những phương tiện gỡ? Vỡ sao?
* HĐ2: Bản làng với nhà sàn:
- Bản làng thường nằm ở đõu?
- Bản cú nhiều nhà hay ớt nhà?
-Vỡ sao một số dõn tộc ở HLS sống ở nhà sàn?
- Nhà sàn được làm bằng vật liệu gỡ?
- Hiện nay nhà sàn cú gỡ thay đổi?
* HĐ3: Tỡm hiểu Chợ phiờn, lễ hội. trang phục:
- Nờu những hoạt động trong chợ phiờn?
- Kể tờn một số hàng hoỏ bỏn ở chợ phiờn? Tại sao chợ lại bỏn hàng hoỏ này?
- Kể tờn một số lễ hội của cỏc dõn tộc ở HLS? Lễ hội đú được tổ chức vào mựa nào? Trong lễ hội cú những hoạt động gỡ?
- Nhận xột gỡ về truyền thống của cỏc dõn tộc trong hỡnh 4,5,6.
- Gv đi từng nhóm hướng dẫn thêm.
Củng cố, dặn dò: (32p)
 - Nhận xét giờ học.
_______________________________
Thứ sáu, ngày 3 tháng 10 năm 2014
Buổi sáng
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng cốt truyện
I. Mục tiêu:
Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gủi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Bài cũ: (5p)
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
- Một em kể lại câu chuyện “Cây khế” dựa vào cốt truyện đã có. GV nhận xét ghi điểm.
Hoạt động 2: Bài mới (27p)
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn xây dựng cốt chuyện.
Xác định yêu cầu bài.
- Một hs đọc đề. GV cùng hs phân tích, gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- GV nhắc HS lưu ý một số điểm.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1 và 2. Lớp theo dõi.
- Một vài HS tiếp nối nhau nói về chủ đề câu chuyện em lựa chọn: Em kể câu chuyện về sự hiếu thảo hay tính trung thực.
 Thực hành xây dựng cốt truyện: ( 20p)
HS làm việc cá nhân, đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo gợi ý 1 hoặc gợi ý 2.
Một HS giỏi làm mẫu, trả lời câu hỏi
- Từng cặp hs thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài tự chọn.
- HS thi kể trước lớp. Cả lớp và gv bình chọn bạn kể hay.
- HS kể vắn tắt viết vào vở cốt truyện của mìmh.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: (3p)
3 HS nói cách xây dựng cốt chuyện
GV nhận xét giờ học.
_____________________________
Toán
Giây, thế kỉ
I. Mục tiêu:
- Biết đơn vị giây, thế kỉ.
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, thế kỉ và năm.
- Biết xách định một năm cho trước thuộc thế kỷ.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (không làm ý 7 phút = . giây; 9 thế kỉ= . Năm; 1/5 thế kỉ . năm), 2 (a, b) – Học sinh khá, giỏi làm thêm bài 2 c; 3.
II. Đồ dùng dạy học:
Đồng hồ thật có ba kim chỉ giờ, phút, giây.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Bài cũ: (5p)
Gọi HS chữa BT 3 của tiết học trước. GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Bài mới: (28p)
Giới thiệu giây bằng cách dùng đồng hồ :
GV dùng đòng hồ giới thiệu: Cho hs quan sát sự dịch chuyển của kim giờ, kim phút và nêu:
- Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền kề hết 1 giờ.
- Kim phút đi từ một vạch đến vàch tiếp liền kề hết 1 phút.
HS nhắc lại: 1 giờ = 60 phút.
GV gới thiệu kim giây trên đồng hồ. HS quan sát sự chuyển động của nó và nêu:
- Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch tiếp liền kề là 1 giây.
- Khoảng thời gian kim giây đi hết một vòng là 1 phút, tức 60 giây.
GV ghi bảng: 1phút = 60 giây. HS nhắc lại
60 phút = mấy giờ? ; 60 giây = mấy phút ?
Giới thiệu về thế kỉ:
Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ. 1 thế kỉ =100 năm ; 100 năm =1 thế kỉ.
Từ năm 101 đến 200 là thế kỉ thứ II.
? Năm 1975 là thế kỉ thứ mấy ?
? Năm 1990 thuộc thế kỉ thứ mấy ?
? Năm nay thuộc thế kỉ thứ nào?
Thực hành.
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- HS tự làm rồi chữa bài trên bảng
- Giáo viên nhận xét
a) 1 phút = 60 giây 2 phút = 120 giây 1/3phút = 20 giây.
60 giây = 1 phút 	 1 phút 8 giây = 68 giây.
b) 1 thế kỉ = 100 năm 	 5 thế kỉ = 500 năm
1/2 thế kỉ = 50 năm.	 100 năm = 1 thế kỷ
Bài 2: Cho HS thảo luận theo cặp rồi trả lời miệng.
GV nhận xét, kết luận.
a) Bác Hồ sinh năm 1890, Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX.
b) Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911, năm đó thuộc thế kỉ thứ XX. Cách mạng tháng tám thành công năm 1945, năm đó thuộc thế kỉ thứ XX.
Gv hướng dẫn HS khá, giỏi làm câu c) và bài tập số 3.
c) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248 ,năm đó thuộc thế kỉ III.
Bài 3: GV hướng dẫn Hs khá, giỏi làm. Tính số năm, thế kỷ.
Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, năm đó thộc thế kỉ XI.
2008 – 1010 = 998 (năm).
Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 ,năm đó thuộc thế kỉ X.
2008 – 938 = 1070 (năm).
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: (2p)
GV chấm chữa bài. GV nhận xét tiết học.
______________________________
Chính tả
Truyện cổ nước mình 
I. Mục tiêu: 
- Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng 10 dòng đầu và trình bày sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT 2a. 
II. Đồ dùng dạy học:
Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2a. 
III. Hoạt động dạy học: 
Bài cũ: (5p) Hai nhóm HS thi tiếp sức viết đúng, viết nhanh tên các đồ đạc trong nhà có thanh hỏi / thanh ngã. 
Bài mới : (27p) 1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS nhớ- viết: 
- Một HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết trong bài “Truyện cổ nước mình”. Cả lớp đọc thầm.
- GV nhắc HS trình bày đoạn thơ lục bát, chú ý từ dễ viết sai.
- HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài. Viết xong, HS tự đổi vở soát lỗi cho nhau. 
- GV chấm chữa bài. Nhận xét. 
3. Làm bài tập:
Bài 2a: GV cho HS đọc yêu cầu của bài. Nhắc HS từ điền vào ô trống cần hợp với nghĩa của câu, viết đúng chính tả. 
HS làm vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm vào tờ giấy to (GVđã chuẩn bị sẵn).
 Đáp án: - Nhớ lại buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi mạnh . 
- Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
Củng cố, dặn dò: (3p) - GV chấm bài.
- Nhận xét tiết học.
_______________________________
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân
ở Hoàng Liên Sơn
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số h

File đính kèm:

  • docGA lop 4Tuan 4.doc