Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Chính tả: ( nghe- Viết) Nếu chúng mình có phép lạ

) Cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài thứ kiểm tra: vì ai cũng đạt điểm tối đa của đề đã chọn, bất kể đúng hay sai.

d) Qua bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo, các bạn rút ra được bài học: hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.

e) Trong câu : Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”, dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

 

doc5 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Chính tả: ( nghe- Viết) Nếu chúng mình có phép lạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tiếng việt
chính tả: ( Nghe- viết)
Nếu chúng mình có phép lạ
I. mục tiêu
HS nghe-viết đúng, chính xác 3 khổ thơ đầu bài Nếu chúng mình có phép lạ.
Viết đúng những tiếng bắt đầu bằng d/r/gi
II. Nội dung
	1. GV nêu mục tiêu tiết học.
2. HS đọc đoạn viết, GV lưu ý cách trình bày, những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả để viết đúng.
? Bạn nhỏ trong bài thơ có ước mơ gì?
3. GV đọc cho HS viết. GV đọc cho HS soát lỗi.
4. GV chấm 5-7 bài. Nêu NX.
5. GV tổ chức cho HS làm BT sau: Học sinh viết đúng các tiếng bắt đầu bằng d/r/gi:
 anh nhân 	thầy  áo	 ân trí	xướng  anh
 Số báo  anh	bán  ẻ	 an ối	 ội rửa
6. HS làm bài. Chữa bài.
	7. GV nhận xét bài làm. Nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
luyện tập: viết tên người, tên địa lí việt nam
I. Mục tiêu
Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam, vận dung quy tắc này để viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam.
II. ôn tập
1. HS nêu lại quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
2. GV tổ chức cho HS làm các BT sau:
Bài 1: Cho đoạn văn sau:
Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối hai, Đồng mô, Ao vua nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo hổ, đảo sếu. Xanh ngát bạch đàn những đồi măng, đồi hòn. Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân.
Trong đoạn văn trên có một số danh từ riêng chỉ địa danh không được viết hoa. Hãy gạch dưới những từ này và viết hoa lại cho đúng.
Bài 2: Hãy viết tên và địa chỉ trường em.
Bài 3: Ghi lại tên 5 nghệ sĩ mà em yêu thích.
Bài 4: Viết tiếp vào câu sau để có đoạn văn giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta, nhớ viết hoa cho đúng các tên địa danh.
Việt Nam nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.......................
3. GV nhận xét tiết học
Toán
Luyện tập về tính chất kết hợp của phép cộng
I. Mục Tiêu: Luyện tập về tính chất kết hợp của phép cộng 
Học sinh áp dụng tính chất kết hợp để tính nhanh và giải toán. 
II. Chuẩn bị: Nội dung bài
III. Các hoạt động dạy học :
 1. ổn định tổ chức: Học sinh hát
2. Bài cũ : Viết vào ô trống ( theo mẫu)
a
b
c
a + b +c
a + b - c
a – (b +c)
a + b x c
(a + b) x c
35
17
9
61
3. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích bài luyện tập và nêu một số yêu cầu đối với học sinh trong giờ luyện tập 
b) Hướng dẫn học sinh ôn tập
Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S : Nếu a = 237, b = 59 và c = 6 thì
- Giá trị của biểu thức ( a- b)x c là ( a- b)x c = ( 237 - 59) x 6 = 1068.
- Giá trị của biểu thức a + b x c là a + b x c = 237 + 59 x 6 = 1776.
Bài 2: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm
15 + 9 + 24 = ( 15 + 9 ) + . = 15 + ( 9 +  ) = ( 15 +  ) + 9
a + b +c = ( a + b) +  = a + (  + c) = ( a + c) + 	 
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất 
* 47215 + 6721 – 25761	* 1000000- 5672- 47829
Bài 4: ( 63 T 14) Tính bằng cách thuận tiện nhất
72 + 49 + 28	2 + 4 + 6 + 8 + 10 + 12 + 14 + 16 + 18
815 + 666 + 185	1677 + 1969 + 1323 + 1031
Bài 5: Một hình chữ nhật có chiều dài 3 dm6cm, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó
Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài
Học sinh chữa bài, giáo viên củng cố kiến thức bài và cách trình bầy bài
4. Củng cố dặn dò: GV khắc sâu nội dung bài. Nhận xét buổi học.
Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2011
Tiếng việt
Tuần 8- tiết 1( Sách thực hành)
I. Mục tiêu 	
- Luyện đọc câu chuyện thuộc chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ: Bài kiểm tra kì lạ. Trả lời các câu hỏi ND bài
- Hiểu nội dung bài học: Bài khuyên chúng ta hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
II. Hoạt động dạy học
- HS đọc to bài và tìm hiểu cách chia đoạn.
- GV hướng dẫn học sinh cách chia đoạn: 
+ Đ1 từ đầu đến làm bài kiểm tra 
+ Đ2 từ tiếp theo đề bài này
+ Đ3 từ tiếp theo đến đề thứ ba
+ Đ4 từ tiếp theo không kịp chấm bài?
+ Đ5 từ tiếp theo: của thành công
+ Đ6: phần còn lại 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc to bài
GV đọc
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- HD HS luyện đọc hay và kể chuyện
HĐ 1: Luyện đọc bài
HĐ2: Tìm hiểu bài:
1.Cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo phát đề kiểm tra: vì ngay trong tiết học mở đầu năm học mới thầy đã cho cả lớp làm bài kiểm tra
b) Phần đông học sinh trong lớp chọn đề thứ hai.
c) Cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài thứ kiểm tra: vì ai cũng đạt điểm tối đa của đề đã chọn, bất kể đúng hay sai.
d) Qua bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo, các bạn rút ra được bài học: hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
e) Trong câu : Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”, dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
g) Có thể chuyển xuống dòng câu: “ Chẳng lẽ thầy bận đến mức không thể chấm bài?” và thay dấu ngoặc kép bằng dấu gạch ngang đầu dòng không? – Không vì đó không phải câu đối thoại.
HĐ3 Viết lại cho đúng chính tả ( Sách thực hành)
- Cô-nan Đoi-lơ; Giô-dép; Tu-lu-dơ
Toán
ôn tập tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
I. Mục tiêu
 	Biết cách giải và giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. ôn tập
1. HS nêu lại cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
2. GV tổ chức cho HS làm các BT sau:
Bài 1: Tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là.
 a) 101 và 99 b) 777 và 333 c) 4081 và 3209 
Bài 2: Tuổi ông và tuổi cháu cộng lại được 77. Ông hơn cháu 53 tuổi. Hỏi ông bao nhiêu tuổi, cháu bao nhiêu tuổi.
Bài 3: Mẹ hơn con 32 tuổi. Biết rằng 5 năm trước tuổi mẹ và tuổi con cộng lại được 40. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
	Tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu là 200. Số trừ lớn hơn hiệu 10 đơn vị. Tìm số bị trừ và số trừ.
3. GV nhận xét tiết học
Toán
Tiết 1- tuần 8 Sách thực hành 
I. Mục tiêu:
- Ôn tập củng cố về giải bài toán khi biết Tổng- Hiệu.
II. Các hoạt động dạy học
1.HĐ1 : ? Nêu cách giải bài toán khi biết Tổng Hiệu.
Gv nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài cá nhân
2. HĐ 2: GV chấm và chữa bài củng cố về nội dung giải bài toán khi biết Tổng Hiệu.
Bài 1:
Số bé là: (120 - 20): 2 = 50.
Số lớn là: 50 + 20 = 70
Bài 2: ( HSđọc đề bài, xác đinh số cây nào là số lớn, số cây nào là số bé)
Số cây cam là: (96 + 6): 2 = 51 cây
Số cây bưởi là: 51- 6 = 45 cây
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài, tự làm và nêu kết quả
Bài 4:
- Năm năm trước anh hơn em mấy tuổi?
- Sau mỗi năm anh tăng bao nhiêu tuổi, em tăng bao nhiêu tuổi. Sau 5 năm cả hai anh em tăng bao nhiêu tuổi?
- Tổng số tuổi của hai anh em hiện nay là bào nhiêu?
- Bài thuộc dạng toán gì?
3. HĐ 3: GV nhận xét giờ và dặn về nhà ôn lại bài
Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2011
Tiếng việt
Tiết 2- tuần 8 - Sách thực hành 
I. Mục tiêu 	
- Ôn tập củng cố về văn kể chuyện.
II. Hoạt động dạy học
GV nêu yêu cầu bài
Bài 1: HS đọc bài tập 1; làm việc theo nhóm theo gợi ý SGK. Hết giờ, GV yêu cầu Hs trình bày bài ( ghi lại tóm tắt nội dung bài thơ : Gửi chú ở Trường Sa, lập dàn ý kể lại câu chuyện ấy.
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc nội dung, Hs làm bài cá nhân tưởng tượng viết lại phần thân bài của câu chuyện: “ Gửi chú ở Trường Sa” theo dàn ý.
- HS trình bày- trước lớp
- HS Nhận xét, tuyên dương
HS chữa bài
 GV nhận xét giờ và dặn về nhà ôn lại bài
BT 1:
Đ1: Bố báo tin sắp đi công tác Trường Sa
Đ2: Bà chuẩn bị nào bột chanh, đường trắng còn ông thì gửi hẳn một gói thuốc lào to. 
Đ3: Cô Thuỷ gửi bố giấy và phong bì viết thư; mẹ đi làm về mang nhiều hạt rau giống
Đ 4: Bạn của con: Đăng, Tuấn, Long nhất trí gửi một chú cóc để Trường Sa có mưa
Đ5: Bố rất vui và xúc động trước tình cảm của mọi người dành cho Trường Sa 
Bài 2: - HS tự làm bài, GV theo dõi kiểm tra
Toán
Tiết 2- tuần 8 Sách thực hành 
i. Mục tiêu: 
- Luyện tập về góc, phân biệt góc vuông, góc nhọn, góc bẹt, góc tù, đọc tên góc.
ii. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.HĐ1 : Gv nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài cá nhân
2. HĐ 2: GV chấm và chữa bài củng cố về nội dung
Bài 1: Viết tên góc ( T. 55)
Bài 2: Nối hình tam giác với các đặc điểm về góc
Bài 3: ghi tên góc và đỉnh: 
b) Có các góc vuông là: góc đỉnh O cạnh OC, OD; góc đỉnh O cạnh OE, OH
c) Có các góc nhọn là: góc đỉnh O cạnh OM, ON; góc đỉnh O cạnh OX, OY
d) Có các góc bẹt là: góc đỉnh O cạnh OT, OV; góc đỉnh O cạnh OP, OQ
Bài 4: Góc nhọn có trong hình bên là: C: góc đỉnh O cạnh OC, OD
3. HĐ 3: GV nhận xét giờ và dặn về nhà ôn lại bài
Phần nhận xét của Ban giám hiệu
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an Buoi 2 tuan 8.doc
Giáo án liên quan