Bài giảng Lớp 4 - Môn Thủ công - Vật liệu và dụng cụ gieo trồng rau, hoa

GV hỏi:Để cố định trục đu, cần bao nhiêu vòng hãm?

 GV kiểm tra sự dao động của cái đu.

 d/ Hướng dẫn HS tháo các chi tiết

 -Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận , sau đó mới tháo từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự ráp.

 -Tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào trong hộp.

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Thủ công - Vật liệu và dụng cụ gieo trồng rau, hoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Trồng cây rau, hoa. 
-GV cho HS nhắc lại các bước và cách thực hiện qui trình trồng cây con.
 +Xác định vị trí trồng.
 +Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định.
 +Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây.
 +Tưới nhẹ quanh gốc cây.
 -GV hướng dẫn HS thực hiện đúng thao tác kỹ thuật trồng cây, rau hoa.
 -Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ, nơi làm việc.
 -GV lưu ý HS một số điểm sau :
 +Đảm bảo đúng khoảng cách giữa các cây trồng cho đúng.
 +Kích thước của hốc trồng phải phù hợp với bộ rễ của cây.
 +Khi trồng, phải để cây thẳng đứng, rễ không được cong ngược lên phía trên, không làm vỡ bầu.
 +Tránh đổ nước nhiều hoặc đổ mạnh khi tưới làm cho cây bị nghiêng ngả.
 -Nhắc nhở HS vệ sinh công cụ và chân tay.
-GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
 +Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ trồng cây con.
 +Trồng cây đúng khoảng cách quy định. Các cây trên luống cách đều nhau và thẳng hàng.
 +Cây con sau khi trồng đứng thẳng, vững, không bị trồi rễ lên trên.
 +Hoàn thành đùng thời gian qui định.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài” Trồng cây rau, hoa trong chậu”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS trồng cây con theo nhóm.
-HS lắng nghe.
-HS phân nhóm và chọn địa điểm.
-HS lắng nghe.
-HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
-HS cả lớp lắng nghe.
Tuần 24
Ngày dạy..tháng..năm..
CHĂM SÓC CÂY RAU, HOA 
(tiết 1 )
I/ Mục tiêu:
 -HS biết mục đích ,tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
 -Làm được một số công việc chăm sóc cây rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất.
 -Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Vật liệu và dụng cụ:
 +Vườn đã trồng rau hoa ở bài học trước (hoặc cây trồng trong chậu, bầu đất).
 +Đất cho vào chậu và một ít phân vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục.
 +Dầm xới,hoặc cuốc. 
 +Bình tưới nước.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Điều chỉnh
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, cách tiến hành thao tác kỹ thuật chăm sóc cây.
* Hoạt động 3: Nhận xét- dặn dò
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Chăm sóc cây rau, hoa và nêu mục tiêu bài học. 
 * Tưới nước cho cây:
 -GV hỏi: 
 +Tại sao phải tưới nước cho cây?
 +Ở gia đình em thường tưới nước cho nhau, hoa vào lúc nào? Tưới bằng dụng cụ gì? Người ta tưới nước cho rau, hoa bằng cách nào?
 -GV nhận xét và giải thích tại sao phải tưới nước lúc trời râm mát (để cho nước đỡ bay hơi)
 -GV làm mẫu cách tưới nước.
 * Tỉa cây:
 -GV hướng dẫn cách tỉa cây và chỉ nhổ tỉa những cây cong queo, gầy yếu, 
 -Hỏi: 
 +Thế nào là tỉa cây?
 +Tỉa cây nhằm mục đích gì?
 -GV hướng dẫn HS quan sát H.2 và nêu nhận xét về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt ở hình 2a, 2b.
 * Làm cỏ:
 -GV gợi ý để HS nêu tên những cây thường mọc trên các luống trồng rau, hoa hoặc chậu cây.Làm cỏ là loại bỏ cỏ dại trên đất trồng rau, hoa Hỏi:
 +Em hãy nêu tác hại của cỏ dại đối với cây rau, hoa?
 +Tại sao phải chọn những ngày nắng để làm cỏ? 
 -GV kết luận: trên luống trồng rau hay có cỏ dại, cỏ dại hút tranh chất dinh dưỡng của cây và che lấp ánh sáng làm cây phát triển kém. Vì vậy phải thường xuyên làm cỏ cho rau và hoa.
 -GV hỏi :Ở gia đình em thường làm cỏ cho rau và hoa bằng cách nào ? Làm cỏ bằng dụng cụ gì ?
 -GV nhận xét và hướng dẫn cách nhổ cỏ bằng cuốc hoặc dầm xới và lưu ý HS:
 +Cỏ thường có thân ngầm vì vậy khi làm cỏ phải dùng dầm xới.
 +Nhổ nhẹ nhàng để tránh làm bật gốc cây khi cỏ mọc sát gốc.
 +Cỏ làm xong phải để gọn vào 1 chỗ đem đổ hoặc phơi khô rồi đốt, không vứt cỏ bừa bãi trên mặt luống.
 * Vun xới đất cho rau, hoa:
 -Hỏi: Theo em vun xới đất cho cây rau, hoa có tác dụng gì? 
 -Vun đất quanh gốc cây có tác dụng gì? 
 -GV làm mẫu cách vun, xới bằng dầm xới, cuốc và nhắc một số ý:
 +Không làm gãy cây hoặc làm cây bị sây sát.
 +Kết hợp xới đất với vun gốc. Xới nhẹ trên mặt đất và vun đất vào gốc nhưng không vun quá cao làm lấp thân cây.
-Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
 -HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ học tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
HS đ ba
-Thiếu nước cây bị khô héo hoặc chết.
-HS quan sát hình 1 SGK trả lời .
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi và thực hành.
-HS theo dõi.
-Loại bỏ bớt một số cây
-Giúp cho cây đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng.
-HS quan sát và nêu:H.2a cây mọc chen chúc, lá, củ nhỏ. H.2b giữa các cây có khoảng cách thích hợp nên cây phát triển tốt, củ to hơn.
-Hút tranh nước, chất dinh dưỡng trong đất.
-Cỏ mau khô.
-HS nghe.
-Nhổ cỏ, bằng cuốc hoặc dầm xới.
-HS lắng nghe.
-Làm cho đất tơi xốp, có nhiều không khí.
-Giữ cho cây không đổ, rễ cây phát triền mạnh.
-Cả lớp lắng nghe.
- Cĩ thể thực hành chăm sĩc rau, hoa tronh bồn cây, chậu cây của trường ( nếu cĩ).
- Ở những nơi khơng cĩ điều kiện thực hành, khơng bắt buộc HS thực hành chăm sĩc rau, hoa.
Tuần 25
Ngày dạy..tháng..năm..
CHĂM SÓC CÂY RAU, HOA 
(tiết 2 )
I/ Mục tiêu:
 -HS biết mục đích ,tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
 -Làm được một số công việc chăm sóc cây rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất.
 -Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Vật liệu và dụng cụ:
 +Vườn đã trồng rau hoa ở bài học trước (hoặc cây trồng trong chậu, bầu đất).
 +Đất cho vào chậu và một ít phân vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục.
 +Dầm xới,hoặc cuốc. 
 +Bình tưới nước.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Điều chỉnh
* Hoạt động 1: HS thực hành chăm sóc rau, hoa.
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập
* Hoạt động 3: Nhận xét- dặn dò
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Chăm sóc rau, hoa. 
 -GV tổ chức cho HS làm 1, 2 công việc chăm sóc cây ở hoạt động 1.
 -GV phân công, giao nhịêm vụ thực hành.
 -GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho HS và nhắc nhở đảm bảo an toàn lao động.
 -GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
 +Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ .
 +Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật. 
 +Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao , đảm bảo thời gian qui định. 
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Bón phân cho rau, hoa ”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS nhắc lại tên các công việc chăm sóc cây.
-HS thực hành chăm sóc cây rau, hoa.
-HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
-HS cả lớp lắng nghe.
Tuần 26
Ngày dạy..tháng..năm..
CÁC CHI TIẾT , DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP 
GHÉP MÔ HÌNH KỸ THUẬT 
I/ Mục tiêu:
 -HS biết tên gọi và hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
 -Sử dụng được cờ - lê, tua vít để lắp, tháo các chi tiết.
 -Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Điều chỉnh
 * Hoạt động 1: HS thực hành
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.HS trưng bày sản phẩm thực hành
* Hoạt động 3: Nhận xét- dặn dò
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Các chi tiết, dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. 
 -GV yêu cầu các nhóm gọi tên, đếm số lượng các chi tiết cần lắp ghép của từng mối ghép H.4a, b, c, d, e SGK .
 -GV yêu cầu mỗi HS (hoặc nhóm) lắp 2-4 mối ghép.
 -Trong khi HS thực hành GV nhắc nhở:
 +Phải sử dụng cờ - lê và tua vít để tháo, lắp các chi tiết.
 +Khi sử dụng tua vít phải cẩn thận để tránh làm cho tay các em bị thương.
 +Khi ghép dùng nắp hộp để đựng các chi tiết để tránh rơi vãi.
 +Khi lắp ghép, vị trí của vít ở mặt phải, ốc ở mặt trái của mô hình.
 -Tổ chức HS thực hành. 
 -GV cho HS trưng bày sản phẩm.
 -GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
 +Các chi tiết lắp đúng kỹ thuật và đúng quy định.
 +Các chi tiết lắp chắc chắn, không bị xộc xệch. 
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV nhắc HS thao tác chi tiết và xếp gọn vào hộp.
 -Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài”Lắp cái đu”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS quan sát , và làm các thao tác.
-HS làm cá nhân, nhóm lắp ghép.
-HS lắng nghe.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
-HS thực hiện.
-HS cả lớp lắng nghe.
 Tuần 27
 Ngày dạy..tháng..năm..
LẮP CÁI ĐU 
(tiết 1)
I/ Mục tiêu:
 -HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu. 
 -Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kỹ thuật, đúng quy định.
 -Rèn tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Mẫu cái đu lắp sẵn 
-Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Điều chỉnh
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật 
* Hoạt động 3: Nhận xét- dặn dò
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Lắp cái đu và nêu mục tiêu bài học.
 -GV giới thiệu mẫu cái đu lắp sẵn và hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của cái đu, hỏi:
 +Cái đu có những bộ phận nào?
 -GV nêu tác dụng của cái đu trong thực tế:Ở các trường mầm non hay công viên, ta thường thấy các em nhỏ ngồi chơi trên các ghế đu.
 GV hướng dẫn lắp cái đu theo quy trình trong SGK để quan sát.
 a/ GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết
 -GV và HS chọn các chi tiết theo SGK và để vào hộp theo từng loại.
 -GV cho HS lên chọn vài chi tiết cần lắp cái đu.
 b/ Lắp từng bộ phận
 -Lắp giá đỡ đu H.2 SG:trong quá trình lắp, GV có thể hỏi:
+Lắp gía đỡ đu cần có những chi tiết nào ?
+Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý điều gì ?
 -Lắp ghế đu H.3 SGK. GV hỏi:
 +Để lắp ghế đu cần chọn các chi tiết nào? Số lượng bao nhiêu ?
 -Lắp trục đu vào ghế đu H.4 SGK.
 GV gọi 1 em lên lắp. GV nhận xét, uốn nắn bổ sung cho hoàn chỉnh.
 GV hỏi:Để cố định trục đu, cần bao nhiêu vòng hãm?
 GV kiểm tra sự dao động của cái đu.
 d/ Hướng dẫn HS tháo các chi tiết
 -Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận , sau đó mới tháo từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự ráp.
 -Tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào trong hộp.
-Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần thái độ học tập của HS. 
 -HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS quan sát vật mẫu.
-Ba bộ phận : giá đỡ, ghế đu, trục đu.
-HS quan sát các thao tác.
-HS lên chọn.
-HS quan sát.
-Cần 4 cọc đu, 1 thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục.
-Chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
-Chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ, tấm 3 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
-HS lên lắp.
-4 vòng hãm.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp lắng nghe.
Tuần 28
Ngày dạy..tháng..năm..
LẮP CÁI ĐU
(tiết 2)
I/ Mục tiêu:
 -HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu. 
 -Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kỹ thuật, đúng quy định.
 -Rèn tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Mẫu cái đu lắp sẵn 
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Điều chỉnh
* Hoạt động 1: HS thực hành lắp cái đu .
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
* Hoạt động 3: Nhận xét- dặn dò
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Lắp cái đu. 
 -GV gọi một số em đọc ghi nhớ và nhắc nhở các em quan sát hình trong SGK cũng như nội dung của từng bước lắp.
 a/ HS chọn các chi tiết để lắp cái đu
 -HS chọn đúng và đủ các chi tiết.
 -GV kiểm tra và giúp đỡ HS chọn .
 b/ Lắp từng bộ phận
 -Trong quá trình HS lắp, GV nhắc nhở HS lưu ý:
 +Vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ đu.
 +Thứ tự bước lắp tay cầm và thành sau ghế vào tấm nhỏ.
 +Vị trí của các vòng hãm.
 c/ Lắp cái đu
 -GV nhắc HS quan sát H.1 SGK để lắp ráp hoàn thiện cái đu.
 -GV tổ chức HS theo cá nhân, nhóm để thực hành.
 -Kiểm tra sự chuyển động của cái đu.
 -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành
 -GV nêu những tiêu chuẩn đánh gía sản phẩm thực hành:
 +Lắp cái đu đúng mẫu và theo đúng qui trình.
 +Đu lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
 +Ghế đu dao động nhẹ nhàng.
 -GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn gàng vào trong hộp.
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả lắp ghép của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Lắp xe nôi”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS đọc ghi nhớ.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-HS làm cá nhân, nhóm.
-HS trưng bày sản phẩm. 
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm.
-HS cả lớp lắng nghe.
Với HS khéo tay: lắp được cái đu theo mẫu. Đu lắp tương đối chắc chắn, ghế đu dao động nhẹ nhàng.
Tuần 29 
Ngày dạy..tháng..năm..
LẮP XE NÔI 
(tiết 1)
I/ Mục tiêu:
 -HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi.
 -Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
 -Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Mẫu xe nôi đã lắp sẵn. 
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Điều chỉnh
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
* Hoạt động 3: Nhận xét- dặn dò
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Lắp xe nôi và nêu mục tiêu bài học. 
 -GV giới thiệu mẫu cái xe nôi lắp sẵn và hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận.Hỏi:
 +Để lắp được xe nôi, cần bao nhiêu bộ phận?
 -GV nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế: dùng để cho các em nhỏ nằm hoặc ngồi để người lớn đẩy đi chơi.
a/ GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK
 -GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ.
 -Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
 b/ Lắp từng bộ phận:
 -Lắp tay kéo H.2 SGK. GV cho HS quan sát và hỏi:
 +Để lắp được xe kéo, em cần chọn chi tiết nào, số lượng bao nhiêu?
 -GV tiến hành lắp tay kéo xe theo SGK.
 -Lắp giá đỡ trục bánh xe H.3 SGK. Hỏi:
 +Theo em phải lắp mấy giá đỡ trục bánh xe?
 -Lắp thanh đỡ giá bánh xe H.4 SGK. Hỏi: 
 +Hai thanh chữ U dài được lắp vào hàng lỗ thứ mấy của tấm lớn?
 -GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh
 -Lắp thành xe với mui xe H.5 SGK. Hỏi:
 +Để lắp mui xe dùng mấy bộ ốc vít?
 -GV lắp theo các bước trong SGK.
 -Lắp trục bánh xe H.6 SGK. Hỏi: 
 +Dựa vào H.6, em hãy nêu thứ tự lắp từng chi tiết ?
 -GV gọi vài HS lên lắp trục bánh xe.
 c/ Lắp ráp xe nôi theo qui trình trong SGK . 
 -GV ráp xe nôi theo qui trình trong SGK.
 -Gọi 1-2 HS lên lắp .
 d/ GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
 -Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
 -HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
HS đ ba
-HS quan sát vật mẫu.
-5 bộ phận: tay kéo,thanh đỡ , giá bánh xe, giá đỡ bánh xe, 
-2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
-HS trả lời.
-HS lên lắp.
-2 HS lên lắp.
-HS cả lớp lắng nghe.
Tuần 30
Ngày dạy..tháng..năm..
LẮP XE NÔI 
(tiết 2)
I/ Mục tiêu:
 -HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi.
 -Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
 -Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Mẫu xe nôi đã lắp sẵn. 
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Điều chỉnh
* Hoạt động 1: HS thực hành lắp xe nôi .
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
* Hoạt động 3: Nhận xét- dặn dò
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Lắp xe nôi. 
 a/ HS chọn chi tiết
 -GV cho HS chọn đúng và đủ chi tiết để riêng từng loại vào nắp hộp.
 -GV kiểm tra giúp đỡ HS chọn đúng đủ chi tiết để lắp xe nôi.
 b/ Lắp từng bộ phận 
 -Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ.
 -Cho HS quan sát hình như lắp xe nôi.
 -Khi HS thực hành lắp từng bộ phận, GV lưu ý:
 +Vị trí trong, ngoài của các thanh. 
 +Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn.
 +Vị trí tấm nhỏ với tấm chũ U khi lắp thành xe và mui xe.
 c/ Lắp ráp xe nôi
 -GV nhắc nhở HS phải lắp theo qui trình trong SGK, chú ý văn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch.
 -GV yêu cầu HS khi ráp xong phải kiểm tra sự chuyển động của xe. 
 -GV quan sát theo dõi, các nhóm để uốn nắn và chỉnh sửa.
 -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành:
 +Lắp xe nôi đúng mẫu và đúng quy trình.
 +Xe nôi lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
 +Xe nôi chuyển động được.
 -GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. 
 -Nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực

File đính kèm:

  • docthu cong 4.doc