Bài giảng Lớp 4 - Môn Khoa học - trao đổi chất ở người (tiếp theo)

Mục tiêu: Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp , tuần hoàn , bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể người với môi trường.

- Bước 1: Làm việc cá nhân - HS điền bổ sung các từ còn thiếu vào sơ đồ

- Bước 2 : Thảo luận nhóm đôi để điền vào sơ đồ.

- Bước 3 : Các nhóm trình bày ý kiến của mình

- HS các nhóm nghe, hỏi thêm hoặc nhận xét.

- Cho hs đọc mục Bạn cần biết (sgk trang 9 )

 

doc2 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Khoa học - trao đổi chất ở người (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoa học
Trao đổi chất ở người (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Kể được tên một số cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người : tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ chơi ghép chữ vào chỗ trống trong sơ đồ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
A.Kiểm tra bài cũ : Điền vào sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài : Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể và cơ thể với môi trường.
2. Phát triển bài :
 Hoạt động 1 : Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào QTTĐC ở người
* Mục tiêu: 
- Kể tên những biểu hiện bên ngoài của QTTĐC và những cơ quan thực hiện quá trình đó.
- Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra bên trong cơ thể.
- GV treo tranh phóng to hình 1 SGK trang 8.
 * Bước 1: HS chỉ vào tranh nói tên và chức năng của từng cơ quan (Tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết). Trong số những cơ quan trên, cơ quan nào trực tiếp tham gia vào QTTĐCgiữa cơ thể với môi trường?
* Bước 2: Làm việc theo cặp : GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm
*Bước 3: Làm việc cả lớp- Đại diện một vài cặp trình bày kết quả thảo luận cả nhóm mình
- GV khái quát và ghi tóm tắt những gì HS trình bày lên bảng
- HS đọc mục " Bạn cần biết".
Hoạt động 2: Tìm hiểu MQH giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người
* Mục tiêu: Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp , tuần hoàn , bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể người với môi trường.
- Bước 1: Làm việc cá nhân - HS điền bổ sung các từ còn thiếu vào sơ đồ 
- Bước 2 : Thảo luận nhóm đôi để điền vào sơ đồ.
- Bước 3 : Các nhóm trình bày ý kiến của mình
- HS các nhóm nghe, hỏi thêm hoặc nhận xét. 
- Cho hs đọc mục Bạn cần biết (sgk trang 9 )
C .Củng cố - dặn dò:
- Nêu quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể người và giữa cơ thể người với môi trường.
- Gv nhận xét giờ học.
khoa học
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn
 Vai trò của chất bột đường
I. Mục tiêu:
- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn : chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng.
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường : gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn,.
- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể : Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể. 
II. Đồ dùng dạy học : Hình vẽ trang 10,11 SGK; Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
A.Kiểm tra bài cũ :Trình bày mối liên hệ giữa các cơ quan: Tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu bài dạy
Hoạt động 1: Tập phân loại thức ăn
* Mục tiêu: - HS biết sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc thực vật.; - Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
* Nội dung:
- HS nói với nhau về tên các thức ăn, đồ uống mà bản thân các em thường dùng hàng ngày.
- Quan sát các hình trong trang 10 để hoàn thành bảng phân loại nhóm thức ăn theo nguồn gốc động vật hoặc thực vật.
- Người ta còn có thể phân loại các thức ăn theo cách nào khác?
* Bước 2 : Làm việc cả lớp : - GV hỏi, HS trả lời.
- GV gọi đại diện một số cặp trình bày kết quả; GV tóm lược các ý
Kết luận : Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau: 
- Phân loại theo nguồn gốc động vật hay thực vật.
- Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: 4 nhóm
 + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường 
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm. 
 + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo. 
 + Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng 
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường
* Mục tiêu: Nói tên và vai trò của những thức ăn có chứa nhiều chất bột đường
* Bước 1: Làm việc với SGK : Kể tên các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường.
*Bước 2 : Làm việc cả lớp: - Nói tên những thức ăn có nhiều chất bột đường ở SGK trang 11
- Kể tên những thức ăn có nhiều chất bột đường mà em ăn hàng ngày
- Kể tên những thức ăn có nhiều chất bột đường mà em thích.
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn có nhiều chất bột đường .
Hoạt động 3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường
* Mục tiêu : Nhận ra các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật
- Bước 1 : GV phát phiếu học tập cho HS; - HS làm việc với phiếu học tập,
- Bước 2 : Chữa bài tập : - Một số HS trình bày kết quả làm việc với phiếu
C .Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docKHOA HOC TUAN2.doc