Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì II

- HS viết tin và tóm tắt tin vào vở.

- Cả lớp nhận xét và chọn bạn viết tin hay nhất, đủ ý nhất.

4/ Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

HS về quan sát ở nhà một cây mà em thích

doc35 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kể lại câu chuyện cho hay.
2 HS kể.
HS lắng nghe.
HS quan sát tranh,đọc thầm.
HS lắng nghe.
Kể chuyện trong nhóm.
Thi kể chuyện trước lớp:
3 HS lần lượt kể 
Một vài nhóm kể 
2 HS thi kể.HS phát biểu ý kiến
cả lớp bổ sung
lần lượt HS đặt tên 
Nêu ý nghĩa.
 TOÁN 121 : PHÉP NHÂN PHÂN SỐ.
I.MỤC TIÊU
 Giúp HS :
 - Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số ( qua tính diện tích hình chữ nhật). 
 - Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Vẽ hình sau trên bảng phụ hoặc giấy khổ to :
 -Nếu không có điều kiện thì dùng hình vẽ trong SGK.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
1.Khởi động : Hát vui.
 2.Kiểm tra bài cũ : 
3. Dạy bài mới :
 1. Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhânphân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật
 GV bắt đầu dạy cho HS tính diện tích bằng số tự nhiên, ví dụ : chiều dài 5m, chiều rộng 3m. GV
 Ghi trên bảng.
 S = 5 x 3 (m2).
 Tiếp theo GV nêu ví dụ : Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng 
 GV gợi ý để HS nêu được :
 Để tính diện tích hình chữ nhật ta phải thực hiện phép nhân.
2. Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số 
 a) Tính diện tích hình chữ nhật đã cho dựa vào hình vẽ
 Ch HS quan sát hình vẽ đã chuẩn bị ( như trong SGK). GV hướng dẫn để HS nhận thấy được :
 - Hình vuông có diện tích bằng 1m2.
 Hình vuông có 15 ô, mỗi ô có diện tích bằng 2 
 - Hình chữ nhật ( phần tô màu ) chiếm 8 ô.
 Vậy diện tích hình chữ nhật bằng 2
 b)Phát hiện quy tắc nhân hai phân số
- GV gợi ý để HS nêu : Từ phần trên, ta có` diện tích hình chữ nhật là :
 (m2) (GV ghi lên bảng)
 Giúp HS quan sát hình vẽ và phép tính trên, nhận xét :
 8 ( số ô của hình chữ nhật) bằng 4 x 2.
 15 ( số ô của hình vuông) bằng 5 x 3.
 Từ đó dẫn dắt đến cách nhân :
 - GV hướng dẫn HS dựa vào ví dụ trên để rút ra quy tắc : Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số. (Lưu ý : 
 chỉ phát biểu thành quy tắc, không dùng công thức : 
3.Thực hành
 Bài 1 : HS vận dụng quy tắc vừa học để tính, không cần giải thích.
 Bài 2 : Cho HS nêu yêu cầu của bài : rút gọn trước rồi tính.
 Sau đó cho HS làm tiếp các phần còn lại rồi chữa bài.
 Bài 3 : HS tự làm bài vào vở, không cần vẽ tranh.
4.Củng cố – Dặn dò :
 - Nhận xét ưu, khuyết điểm.
 - Chuẩn bị tiết sau “ Phép trừ phân số”.
2HS lên sửa bài.
HS lên bảng thực hiện.
 HS quan sát,
HS quan sát hình vẽ và phép tính trên, nhận xét :
 8 ( số ô của hình chữ nhật) bằng 4 x 2.
 15 ( số ô của hình vuông) bằng 5 x 3.
HS làm vào vở.
 HS làm vào vở. HS lên bảng làm.
HS lên bảng thực hiện.
 Thứ tư ngày tháng 3 năm 200.
 TẬP ĐỌC : BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 I.MỤC TIÊU
Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm.
Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính vì bom giật bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
1/ Khởi động: Hát vui
2/ Kiểm tra: 
GV gọi HS đọc bài “ Khuất phục tên cướp biển” và trả lời câu hỏi.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát ảnh minh hoạbài tập đọc và cho biết ảnh chụp gì? Tấm ảnh chụp ô tô của bộ đội ta đang băng băng trên đường Trường Sơn đầy khói lửa đạn bom. Bài thơ về tiểu đội xe không kính sẽ giúp các em hiểu rõ hơn những khó khăn, nguy hiểm trên đường ra trận và tinh thần dũng cảm, lạc quancủa các chú bộ đội lái xe.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ, kết hợp sửa lỗi đọc cho HS.
- Luyện đọc theo cặp.
1, 2 HS đọc bài lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
+ HS đọc thầm 3 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe? ( Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi, ung dung buồng lái ta ngồi, nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng; không có kính, ừ thì ướt áo, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời; chưa cần thay, lái trăm cây số nữa)
+ HS đọc thầm khổ thơ 4 trả lời: Tình đồng chí đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào? ( Gặp bàn bè suốt dọc đường đi tới, bắt tay qua cửa kính vỡ rồi)
+ HS đọc thầm lại các bài thơ và trả lời: Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì? ( Các chú bộ đội lái xe rất vất vả, rất dũng cảm, các chú bộ đội lái xe thật dũng cảm, lạc quan yêu đời, coi thường khó khăn, bất chấp bom đạn của kẻ thù)
Hướng dẫn đọc diễn cảm bài thơ.
+ 4 HS đọc nối tiếp nhau 4 khổ thơ.
+ GV cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ1 và 3.
+ HS nhẩm HTLbài thơ.
+ HS thi nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
4/ Củng cố dặn dò:
- Nêu ý nghĩa bài thơ? ( Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước)
- GV nhận xét tiết học.
- HS học thuộc lòng bài thơ.
2,3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
HS quan sát ảnh và trả lời.
4 HS đọc nối tiếp bài thơ.
Đọc theo nhóm đôi.
HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
4 HS đọc nối tiếp bài thơ.
Luyện đọc thuộc lòng.
2 HS thi đua đọc.
HS trả lời, cả lớp nhận xét bổ sung.
 TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP TÓM TẮT TIN TỨC
I. MỤC TIÊU :
Tiếp tục rèn cho HS kĩ năng tóm tắt tin tức.
Bước đầu làm quen với việc tự viết tin, tóm tắt tin về các hoạt động học tập, sinh hoạt diễn ra xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Một số tờ giấy khổ rộng cho HS viết tóm tắt tin ở BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU :
1/ Khởi động: Hát vui 
2/ Kiểm tra: gọi 2 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong bài Tóm tắt tin tức. 
3/ Bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
HƯỚNG DẪN HS LUYỆN TẬP
-Bài tập 1: 2HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1, 2
- GV: Muốn tóm tắt tin tức , các em phải nắm thật chắc nội dung từng bản tin, GV yêu cầu HS đọc lại bản tin.
- HS đọc thầm 2 đoạn tin, tóm tắt nội dung mỗi tin bằng 1, 2 câu, viết vào VBT. Kết hợp GV phát giấy khổ rộng riêng cho một số HS.
- HS tiếp nối đọc 2 tin đã tóm tắt. GV nhận xét.
- GV mời 1, 2 HS làm vào giấy , dán kết quả bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét và sửa chữa bài làm của HS.
- Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của BT
 -GV nhắc nhở HS thực hiện: 
+ Bước 1: Tự viết tin
+ Bước 2: Tóm tắt lại tin đó.
Một vài HS nói tin em đã viết ( Hoạt động của chi đội, hay xã, huyện)
HS viết tin và tóm tắt tin vào vở.
Cả lớp nhận xét và chọn bạn viết tin hay nhất, đủ ý nhất.
4/ Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
HS về quan sát ở nhà một cây mà em thích 
2 HS đọc thuộc phần ghi nhớ.
2 đọc nối tiếp.
HS đọc thầm đoạn tin và viết vào vở.
2 HS viết vào khổ giấy lớn.
HS đọc nối tiếp tin đã tóm tắt.
2 HS dán kết quả bài đã làm .
Cả lớp nhận xét., bổ sung.
1 HS đọc to yêu cầu của BT.
HS thực hiện vào vở.
Một vài HS đọc tin đã viết.
Cả lớp nhận xét.
 TOÁN 122 : LUYỆN TẬP.
 I.MỤC TIÊU :
 Giúp HS :
 - Biết cách nhân phân số với số tự nhiên và cách nhân số tự nhiên với phân số. 
 - Biết thêm một ý nghĩa của phép nhân phân số với số tự nhiên ( là tổng của 3 phân số bằng nhau ) 
 - Củng cố quy tắc nhân phân số và biết nhận xét để rút gọn phân số.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
 1.Khởi động : Hát vui.
 2.Kiểm tra bài cũ : 
 GV viết lên bảng :; gọi HS nói cách làm, tính và kết quả.
 3 Dạy bài mới :
 Bài 1 : Thực hiện phép nhân phân số với số tự nhiên.
 * GV hướng dẫn HS thực hiện thực hiện phép tính trong phần mẫu : .,
 Lưu ý HS khi làm bài nên trình bày theo cách viết gọn.
 HS làm phần a) b) c) d).
 ; 
 Bài 2 : Thực hiện phép nhân số tự nhiên với phân số.
 GV hướng dẫn HS làm tương tự như bài 1.
 Bài 3 : Tìm hiểu thêm ý nghĩa của phép nhân phân số với số tự nhiên.
 Cho HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài 
 Bài 4 : HS tính rồi rút gọn.
 Có thể cho cả lớp làm chung một câu
 Bài 5: Cho HS làm bài rồi chữa bài.
4.Củng cố – Dặn dò :
 - Nhận xét ưu, khuyết điểm.
 - Chuẩn bị tiết sau “ Phép trừ phân số (t t)”.
 HS nói cách nhân hai phân số. HS thực hiện.
HS làm vào vở.
 HS trả lời.
 HS trả lời. HS thực hiện 
HS làm vào vở, HS lên bảng làm.
 HS làm vào nháp. HS lên bảng thực hiện.
HS làm vào vở.
 ĐỊA LÍ : THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I. MỤC TIÊU :
Học xong bài này học sinh biết:
Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam.
Vị trí địa lí của Cần thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Nam Bộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các bản đồ: hành chính, giao thông Việt Nam.
Bản đồ Cần Thơ.
Tranh, ảnh Cần Thơ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU :
1/ Khởi động: Hát vui
2/ Kiểm tra:
Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh
HS lên bảng chỉ vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
1/ Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.
HOẠT ĐỘNG 1: Làm việc theo cặp.
+ Bước 1: HS dựa vào bản đồ, trả lời câu hỏi: Cho biết thành phố Cần Thơ giáp với tỉnh nào?
- Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên lược đồ và cho biết từ thành phố này có thể đi các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào? ( bên sông Hậu, trung tâm đồng bằng sông Cửu Long).
2/ Trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
HOẠT ĐỘNG 2: Làm việc theo nhóm.
+ Bước 1: Các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ Việt Nam, SGK, thảo luận theo câu hỏi sau:
- Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là:
+ Trung tâm kinh tế ( kể tên các nghành công nghiệp của Cần Thơ) 
+ Trung tâm văn hoá khoa học.
+ Trung tâm du lịch.
- Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long?
+ Bước 2: 
- Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp. GV giúp HS hoàn chỉnh câu trả lời.
- GV phân tích thêm về ý nghĩa địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuân lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế.
+ Vị trí ở trung tâm đông bằng sông Cửu Long, bên dòng sông Hậu.Đó là vị trí thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác của đồng bằng sông Cửu Long vàvới các tỉnh trong nước, các nước khác trên thế giới. Cảng Cần Thơ có vai trò lớn trong việc xuất, nhập khẩu hàng hoá cho đồng bằng sông Cửu Long.
+ Vị trí trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thuỷ sản nhất cho cả nước; đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các nghành công nghiệp sản xuất máy móc, thuốc, phân bón phục vụ nông nghiệp.
Gọi HS đọc lại bài học.
4/ Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
HS ôn lại từ bài 11 đến bài 22 để tiết sau ôn tập.
HS lắng nghe.
Thảo luận nhóm đôi.
1, 2 HS lên bảng chỉ vị trí và báo cáo kết quả.
HS ý kiến bổ sung.
Thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Các nhóm khác bổ sung.
HS lắng nghe.
2 HS đọc lại bài học.
 Thứ năm ngày tháng 3 năm 200
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : 
 MỞ RỘNG VỐN TỪ : DŨNG CẢM
I. . MỤC TIÊU :
Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm.
Biết sử dụng các từ đã học để tạo thànhnhững cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
3 băng giắy viết các từ ngữ ở BT 1
Bảng phụ viét sẵn 11 từ ngữ ở BT2
3, 4 tờ phiếu viết nội dung BT 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU :
1/ Khởi động : Hát vui.
2/ Kiểm tra: 
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớvề chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? Và nêu VD.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT, suy nghĩ và làm bài
- HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét.
- GV dán 3 băng giấy viết các từ ngữ ở BT1, mời HS lên bảng gạch dưới các từ ngữ cùng nghĩa với dũng cảm.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của BT.
- GV gợi ý: Các em cần ghép thử từ dũng cảm vào trước hoặc sau mỗi từ ngữ cho trước , sao cho tạo ra được tập hợp từ có nội dung thích hợp.
- HS suy nghĩ, làm bài, tiếp nối nhau đọc kết quả.
- GV mời 1 HS lên bảng đánh dấu x vào trước hay sautừng từ ngữ cho sẵn
- 1, 2 HS đọc lại kết quả, đọc lại từng cùm từ.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu BT.
- GV : Các em hãy thử ghép lần lượt các từ ngữ ở cột A với các lời giải nghĩa ở cột B sao cho tạo ra được nghĩa đúng với mỗi từ.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV mời HS lần lượt gắn những mảnh bìa viết các từ ở cột A ghép với từng lời giải ở cột B.
- 2 HS đọc lại giải nghĩa từ sau khi đã lắp ghép đúng.
Bài tập 4: GV nêu yêu cầu của BT và gợi ý: Đoạn văn có 5 chỗ trống. Ở mỗi chỗ trống, các em thử điền từng từ ngữ cho sẵn sao cho tạo ra câu có nội dung thích hợp. HS đọc đoạn văn, trao đổi, làm bài.
- GV dán lên bảng 3,4 tờ phiếu viết nội dung BT, mời HS lên bảng thi điền đúng, nhanh.
- Từng em đọc kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải: Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.
4/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ những từ ngữ vừa học, viết lại sổ tay từ ngữ. 
2 HS nhắc lại.
1 HS to yêu cầu của BT.
Phát biểu ý kiến.
1 HS lên bảng làm.
Cả lớp nhận xét.
1 HS đọc to.
HS làm bài vào VBT.
1 HS lên bảng làm
2 HS đọc lại
1 đọc yêu cầu BT.
2 đội lên bảng thi đua thực hiện.
Cả lớp nhân xét.
HS đọc lại.
HS lắng nghe.
HS lên thực hiện ai làm đúng và nhanh thì thắng.
Cả lớp nhân xét.
HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
TOÁN 123 : LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU
 Giúp HS :
 - Bước đầu nhận biết một số tính chất của phép nhân phân số : Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số.
 - Bước đầu biết vận dụng các tính chất trên trong trường hợp đơn giản. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
 1.Khởi động : Hát vui.
 2.Kiểm tra bài cũ : 
 Chiều dài chiều rộng . Tính diện tích, chu vi hình chữ nhật ?
 3. Dạy bài mới :
 a) Giới thiệu một số tính chất của phép nhân phân số.
 * Giới thiệu tính chất giao hoán
 Trước hết, cho HS tính : 
 Sau đó, so sánh hai kết quả, rút ra kết luận :
 GV hỏi để HS nhận xét về các thừa số của tích.
 Khi đổi chỗ các phân số trong một tích thì tích của chúng không thay đổi.
 * Giới thiệu tính chất kết hợp
 Thực hiện tương tự như phần a).
 GV hướng dẫn HS từ nhận xét trên ví dụ cụ thể : x .
Để nnêu được tính chất kết hợp của phép nhân phân số.
 * Giới thiệu tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số
 Thực hiện tương tự phần a) b)
 GV hướng dẫn HS nhận xét trên ví dụ cụ thể :
 để nêu được tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số.
 2. Thực hành : Cho HS làm lần lượt các bài 1 ( phần b), 2, 3 trong SGK.
 Bài 1 : b) HS vận dụng tính chất vừa học để tính bằng hai cách. Có thể làm như sau :
 - Tính : 
 HS có thể rút gọn trong quá trình tính như sau :
 Khi chữa bài, GV có thể yêu cầu HS nêu tên tính chất đã được vận dụng (tính chất kết hợp).
 - Tính : 
 Cách 1 : 
 Cách 2 : 
 HS có thể rút gọn trong quá trình tính.
 Bài 2 : HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Bài 3 : HS tự làm rồi chữa bài.
 4.Củng cố – Dặn dò :
 - Nhận xét ưu, khuyết điểm.
 - Chuẩn bị tiết sau “ Tìm phân số của một số”
 HS thực hiện. 
HS làm vào vở.
 HS trả lời.
HS trả lời. HS thực hiện . 
 Vài HS nhắc lại tính chất.
 HS nhắc lại quy tắc.
 HS thực hiện.
 HS thực hiện phép tính.
 HS làm vào vở.
HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
 .
HS tự làm bài rồi chữa bài.
HS làm vào vở. HS lên bảng làm.
 KHOA HỌC : NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
I. MỤC TIÊU :
 Sau bài học sinh có thể:
- Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp.
- Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người, nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đã đang tan.
- Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng lạnh.
- Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Một số nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá.
HS : Nhiệt kế, 3 chiếc cốc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU :
1/ Khởi động: Hát vui
2/ Kiểm tra:
- Tại sao ta không nên cho ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt?
- Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì?
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
Mục tiêu:Nêu được ví du ïvề các vật có nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng lạnh.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hàng ngày
-HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp.
Bước 2: HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi: + Trong 3 cốc nước dưới đây, cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào?
+ Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. Trong hình 1, cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất?
- GV gọi 1 vài HS trình bày.
- GV: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng là vật lạnh so với vật khác.
Bước 3: GV cho HS biết người ta dùng khái niệm nhiệt độ diễn tả mức độ nóng lạnh của các vật.
- HS có thể tìm ví du ïvề các vật có nhiệt độ bằng nhau; vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật
HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế
Mục tiêu: HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV giới thiệu cho HS về 2 loại nhiệt kế ( đo nhiệt độ cơ thể, đo nhiệt độ không khí).
GV mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và hướng dẫn cách đọc nhiệt kế. Khi đọc cần nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt kế.
Bước 2: Cho HS thực hành đo nhiệt độ: Đo nhiệt độ của các cốc nước, sử dụng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể

File đính kèm:

  • docGiao an T25.doc
Giáo án liên quan