Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 9 - Tiết 1: Tập đọc: Ôn tập và kiểm tra giữa kỳ I (tiết 1)

Một em đọc yêu cầu bài tập 3: Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?

- Cả lớp suy nghĩ làm bài.

- Thông, An làm bài trên bảng phụ, dán bài làm lên bảng và đọc lại câu văn trước lớp.

- Lớp bình chọn bạn làm đúng nhất.

VD: Đàn cò đang bay lượn trên cánh đồng .

 

doc27 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 9 - Tiết 1: Tập đọc: Ôn tập và kiểm tra giữa kỳ I (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập suy nghĩ và làm bài vào vở 
- Xung phong lên thi điền nhanh từ so sánh vào chỗ trống rồi đọc kết quả 
-Từ cần điền theo thứ tự : cánh diều , tiếng sáo , những hạt ngọc.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn làm bài đúng và nhanh nhất .
- Lớp chữa bài vào vở bài tập .
- Học bài và xem trước bài mới .
 ---------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên – xã hội: Ôn tập: Con người và sức khỏe
 I. Mục tiêu: 
Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo, chức năng, giữ vệ sinh.
Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu
 II.Chuẩn bị : Các hình trong SGK trang 36, phiếu học tập ghi các câu hỏi ôn tập.
để học sinh rút thăm.
 III.Các hoạt động dạy - học::
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1) Giới thiệu bài: Ôn tập kiểm tra 
 2)Bài mới:
 Chơi trò chơi “ Ai nhanh , ai đúng “
- Tổ chức cho học sinh lên bốc thăm đã chuẩn bị sẵn trong hộp .
- Yêu cầu cả lớp độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
Câu hỏi:
+ Hãy nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
+ Cơ quan hô hấp có chức năng gì?
+ Lông mũi có chức năng gì?
+ Em cần làm gì để giữ VS cơ quan hô hấp?
+ Nêu tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
+ Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì?
- Yêu cầu từng học sinh lên trả lời câu hỏi trong phiếu bốc được. 
- Giao viên theo dõi nhận xét , ghi điểm. 
 3) Củng cố - Dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày 
- Xem trước bài mới .
- Lần lượt lên bốc thăm để chọn câu hỏi .
- Lần lượt từng HS trả lời theo yêu cầu của phiếu.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bổ sung.
---------------------------------------------
 Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2014
Tiết 1: Toán: Thực hành nhận biết về góc vuông bằng Ê ke
I. Mục tiêu : 
- Biết sử dụng ê ke để kiểm tra , nhận biết góc vuông , góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản .
 II. Chuẩn bị : Ê ke.
 Bảng phụ kẻ BT 3
 III. Các hoạt động dạy - học::
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ :
- Gọi hai em lên bảng vẽ 1 góc vuông và 1 góc không vuông.
- Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới: 
 Luyện tập:
Bài 1: - Nêu yêu cầu bài tập trong SGK.
- Hướng dẫn cách vẽ góc vuông đỉnh O.
- Yêu cầu HS tự vẽ góc vuông đỉnh A, đỉnh B vào vở nháp.
- Gọi 2HS lên bảng vẽ.
- Giáo viên cùng với lớp nhận xét đánh giá.
Bài 2 :
- Yêu cầu lớp quan sát và dùng ê ke KT mỗi hình ở SGK trang 43 có mấy góc vuông.
- GV vẽ các góc lên bảng.
- Mời một học sinh lên bảng KT.
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3: - Treo BT có vẽ sẵn các hình như SGK lên bảng. 
- Yêu cầu cả lớp quan sát và tìm ra các miếng bìa có các số đánh sẵn có thể ghép với nhau tạo thành góc vuông. 
- Mời 1 em thực hành ghép các miếng bìa đã cắt sẵn để được góc vuông.
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà xem lại các BT đã làm.
- Hoài, Thông lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
- Cả lớp theo dõi GV hướng dẫn.
- Cả lớp làm bài.
- Hòa, An lên bảng vẽ, cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Lớp tự làm bài. 
- Thông lên bảng dùng ê ke kiểm tra các góc chỉ ra các góc vuông và góc không vuông, cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Hình 1 có 4 góc vuông; hình 2 có 3 góc vuông.
- Học sinh khác nhận xét bài bạn .
- HS quan sát rồi nêu miệng kết quả.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
+ Hình A: ghép miếng số 1 và 4.
+ Hình B: ghép miếng 2 và 3.
- Xung phong lên thực hành ghép hình.
- Học sinh nhận xét bài bạn.
- Vài HS nhắc lại nội dung bài. 
Tiết 2: Chính tả : Ôn tập và kiểm tra giữa kỳ I ( tiết 3)
I. Môc tiêu: 
- Mức độ đọc yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Đặt được 2 – 3 câu mẫu Ai là gì ? ( BT2)
- Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh họat câu lạc bộ thiếu nhi phường ( xã , quận , huyện ) theo mẫu (BT3) 
 II.Chuẩn bị
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
 - Vở BT 
III. Các hoạt động dạy - học :
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1) Giới thiệu bài - ghi bảng :
2) Kiểm tra tập đọc : 
- Kiểm tra số học sinh trong lớp.
- Hình thức KT như tiết 1.
3) Làm BT
Bài tập 2: - Yêu cầu 1HS đọc bài tập 2, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa. 
-Yêu cầu cả lớp làm vào giấy nháp.
- Cho 2HS làm bài vào bảng phụ, sau khi làm xong dán bài bài làm lên bảng bảng.
- Giáo viên cùng lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: Mời 2HS đọc yêu cầu và mẫu đơn.
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và viết thành lá đơn đúng thủ tục.
- Mời 4 – 5 học sinh đọc lá đơn của mình.
- Nhận xét tuyên dương.
4) Củng cố dặn dò : 
- Về nhà tiếp tục đọc lại các câu chuyện đã học từ tuần 1 đến tuần 8 nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Lần lượt Hằng, Văn Tuấn, Hiếu, Hoài, Thành lên thực hiện yêu cầu
- Đọc yêu cầu BT: Đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- Cả lớp thực hện làm bài.
- Thùy Linh và Thúy Hà làm vào bảng phụ, khi làm xong dán bài làm lên bảng lớp rồi đọc lại câu vừa đặt.
- Cả lớp cùng nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 a/ Bố em là công nhân nhà máy điện . 
 b/ Chúng em là những học trò chăm .
- 2 em đọc yêu cầu bài tập và mẫu đơn. Lớp đọc thầm theo trong SGK
- Cả lớp làm bài.
- Xung phong đọc lá đơn của mình trước lớp.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn viết đúng.
- HS lắng nghe
--------------------------------------------
Tiết4 : Tập viết: Ôn tập và kiểm tra giữa kỳ ( tiết 4)
 I. Mục tiêu: 
- Mức độ đọc yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai làm gì (BT2)
- Nghe - viết đúng , trình bày sạch sẽ , đúng qui định bài CT ( BT3) tốc độ viết khoảng 55 chữ / 15 phút , không mắc quá 5 lỗi trong bài .
 II.Chuẩn bị Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8. 
 Bảng phụ chép bài tập 2.
 III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1) Giới thiệu bài - ghi bảng:
2) Kiểm tra tập đọc : 
- Kiểm tra số học sinh còn lại.
- Hình thức KT như tiết 1.
3).Bài tập 
Bài tập 2: -Yêu cầu một em đọc bài tập 2, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa. 
+2 câu này được cấu tạo theo mẫu câu nào ?
- Yêu cầu lớp làm nhẩm.
- Gọi 4 em nối tiếp nhau nêu câu hỏi mình vừa đặt được
- GV nhận xét, ghi các câu hỏi đúng lên bảng. 
- Gọi HS đọc lại.
Bài tập 3: - Đọc đoạn văn một lần. 
- Mời hai học sinh đọc lại đoạn văn .
- Yêu cầu lớp đọc thầm theo.
- Yêu cầu cả lớp viết ra giấy nháp các từ mà em hay viết sai .
- Đọc chính tả, cả lớp viết bài vào vở.
- Chấm 1 số bài, nhận xét , chữa lỗi phổ biến.
 4) Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Về nhà đọc lại các bài TĐ có yêu cầu HTL đã học để chuẩn bị cho tiết KT tới.
- Lần lượt từng HS còn lại khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài kiểm tra 
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc .
- HS đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc nhiều lần tiết sau kiểm tra lại.
- Hòa đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm trong sách giáo khoa.
+ Cấu tạo theo mẫu câu : Ai làm gì ?
- Cả lớp làm bài.
- 4 em nối tiếp nêu câu hỏi mình vừa đặt được ( An, Kiên, Thông, Thành)
- Lớp nhận xét chọn lời giải đúng.
 a/ Ở câu kạc bộ chúng em làm gì? 
 b/ Ai thường đến các câu lạc bộ vào các ngày nghỉ ?
- 2 em đọc lại các câu hỏi trên bảng.
- Xung phong đọc đoạn văn “ Gió heo may “. Lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp suy nghĩ và viết các từ hay sai ra nháp. 
- Nghe - viết bài vào vở.
- Nộp vở để GV chấm.
- HS lắng nghe
---------------------------------------
Buổi chiều:
Tiết 1: BDHST: Thực hành ( tiết 1)
 I.Mục tiêu : 
- Củng cố về góc , góc vuông , góc không vuông .
- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông , góc không vuông và vẽ được góc vuông ( theo mẫu )
 II.Chuẩn bị : 
- Ê - ke.
- SGK, VBT
 III. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: - Hướng dẫn gợi ý:
+ Yêu cầu học sinh dùng ê ke để kiểm tra các góc của hình ngũ giác
+ Đánh dấu góc vuông
+ Điền vào chỗ trống.
- Theo dõi, nhận xét đánh giá.
Bài 2: Viết vào chỗ chấm:
Yêu cầu học sinh
- Quan sát hình vẽ.
- Dùng thước ê - ke để xác định góc vuông, góc không vuông.
- Điền vào chỗ chấm.
Bài 3 : - Treo bài tập có vẽ sẵn các góc lên bảng
- Yêu cầu cả lớp cùng quan sát và tìm ra số góc vuông có trong hình .
- Lựa chọn đáp án đúng.
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh
Bài 4 – GV vẽ hình lên bảng
- Yêu cầu lớp quan sát và tìm ra các góc vuông có trong hình.
- Mời 1HS lên bảng chỉ và nêu tên các góc vuông.
3) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Thành, Doãn lên bảng thực hiện yêu cầu. Lớp làm vào phiếu học tập.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Nêu yêu cầu BT2.
- Quan sát, làm bài:
a, Hình H có các góc vuông là: A và E
b, Hình H có góc không vuông là: B và D
- Quan sát, lựa chọn đáp án,
- Cả lớp quan sát bài tập rồi trả lời miệng:
+ Các góc vuông là góc đỉnh O, cạnh OA, OH; góc đỉnh O, cạnh OB, OH
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài
Tiết 2: GĐHS TV Thực hành ( tiết 2)
 I/ Mục tiêu: 
- Đọc đúng ,rành mạch đoạn văn, bài văn đã học
- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì ( BT2 ) 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học ( BT3) .
 II / Chuẩn bị : 
- Bảng phụ viết sẵn các câu văn trong bài tập số 2 .
 III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1) Giới thiệu bài :
2)) Bài tập
Bài tập 1: Viết tên các nhân vật trong những bài tập đọc thuộc chủ điểm " Măng non"
Bài tập 2: - Yêu cầu một HS đọc thành tiếng bài tập 2 , cả lớp theo dõi trong SGK..
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập 
- Gọi HS đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu được in đậm
- Cùng với cả lớp nhận xét,chọn lời giải đúng 
- Yêu cầu học sinh chữa bài trong vở.
 Bài tập 3: - Mời một học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hướng dẫn học sinh viết
- Yêu cầu HS viết vào vở BT
- Giáo viên nhận xét.
3) Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn học sinh về nhà học bài. 
- HS nêu yêu cầu bài.
-Lớp làm vào vở BT
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc chưa đạt yêu cầu về luyện đọc nhiều lần tiết sau kiểm tra lại .
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 
- Lớp đọc thầm trong sách giáo khoa 
- Cả lớp thực hiện làm bài vào vở.
 a) Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
 b) Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
- Hai học sinh nêu miệng kết quả.
- Lớp nhận xét .
- 1em đọc thành tiếng yêu cầu BT 3
- Lớp đọc thầm theo trong SGK
- HS làm bài vào vở .
- Học bài và xem trước bài .
----------------------------------
 Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2014
Tiết 1: Tập đọc: Ôn tập và kiểm tra giữa kỳ ( tiết 5) 
I. Mục tiêu: 
- Mức độ đọc yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Lựa chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật ( BT2) 
- Đặt được 2 – 3 câu mẫu Ai làm gì ? ( BT3)
II.Chuẩn bị 
- 9 Phiếu viết tên từng bài thơ, bài văn có yêu cầu HTL từ tuần 1 đến 8.
III. Các hoạt động dạy - học :
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1) Giới thiệu bài : 
2) Kiểm tra HTL: 
- Kiểm tra số học sinh trong lớp.
- Gọi HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu của phiếu
- Nhận xét,ghi điểm. 
- Yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại. 
3. Bài tập
Bài tập 2: - Gọi 2 HS đọc yêu cầu BT, lớp theo dõi sách giáo khoa đọc thầm.
- Hướng dẫn cách làm bài.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp rồi làm vào VBT
- Gọi 2 HS làm trên bảng, sau đó đọc kết quả.
- GV cùng lớp chốt lại lời giải đúng .
- Mời 2 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh .
- Yêu cầu HS chữa bài trong vở bài tập .
 Bài tập 3 - Mời 1 em đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- Cho 2 HS làm riêng trênbảng phụ. Sau khi làm xong dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài.
4) Củng cố dặn dò : 
- Về nhà tiếp tục đọc lại các bài thơ , văn đã học để tiết sau tiếp tục kiểm tra. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên để nắm về yêu cầu của tiết học .
- Lần lượt Hòa, Thùy Linh, Anh Tuấn, Nhung
- Lớp theo dõi bạn đọc.
- Đọc yêu cầu BT: tìm từ bổ sung ý nghĩa thích hợp cho từ in đậm đứng trước . 
- Từng cặp 2 em trao đổi với nhau và làm bài.
- Thùy Linh, Thành lên bảng làm bài, đọc kết quả.
- Lớp nhận xét bổ sung.
+ Thứ tự các từ cần điền để bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ in đậm là :
 Cái tháp xinh xắn ; bàn tay tinh xảo ; công trình đẹp đẽ, tinh tế.
- Một em đọc yêu cầu bài tập 3: Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
- Cả lớp suy nghĩ làm bài.
- Thông, An làm bài trên bảng phụ, dán bài làm lên bảng và đọc lại câu văn trước lớp.
- Lớp bình chọn bạn làm đúng nhất.
VD: Đàn cò đang bay lượn trên cánh đồng ...
- HS lắng nghe
--------------------------------------
Tiết 2: Toán Đề - ca – mét, héc- tô- mét
I.Mục tiêu : Học sinh biết :
-Tên gọi ,kí hiệu của đề - ca - mét, héc - tô - mét.
- Nắm được mối quan hệ giữa Đề ca mét và Héc tô mét. 
- Biết đổi từ Đề ca mét và Héc tô mét ra mét .
 II. Chuẩn bị : Phiếu học tập ghi nội dung bài 2 .
 III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Giới thiệu bài: 
2)Giới thiệu đơn vị đo độ dài dam, hm:
a.Cho HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học
b .Giới thiệu 2 đơn vị đo độ dài: Đề - ca - mét và héc - tô - mét: 
- GV vừa giới thiệu vừa ghi bảng như SGK. 
+ Đề - ca - mét là 1 đơn vị đo độ dài.
 Đề - ca - mét viết tắt là dam.
 1dam = 10m
- Cho HS nhắc lại và ghi nhớ.
+ Héc - tô - mét là một đơn vị đo độ dài.
 Héc - tô - mét viết tắt là hm.
 1hm = 100m ; 1hm = 10dam.
- Cho HS nhắc lại và ghi nhớ.
- Có thể ước lượng 1dam từ một vị trí cụ thể nào đó đến vị trí cụ thể . Chẳng hạn giữa hai đầu hè lớp học là một dam. Khoảng cách giữa hai cột điện hai đầu tường là 1 hm(100m) để học sinh cảm nhận thực sự.
 3) Luyện tập 
Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Gọi 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con. (dòng 1,2,3). Khá giỏi làm hết
- Cùng lớp nhận xét bài trên bảng.
Bài 2: Đọc yêu cầu
-Hướng dẫn HS làm mẫu câu a.
 4dam = ... m
 4dam = 1dam x 4
 = 10m x4
 = 40m
- Yêu cầu cả lớp tự làm câu b. (dòng 1,2) Khá giỏi làm hết
- Cho HS đổi vở để KT bài nhau.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3 : - Gọi 2 em nêu yêu cầu đề bài. 
- Cho HS phân tích bài mẫu.
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở dòng 1,2 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3) Củng cố - Dặn dò:
 1dam = ...m ; 1hm = ... dam = ... m
- Dặn HS về nhà học bài và xem lại các BT đã làm.
- Lớp theo dõi giới thiệu
- Học sinh nêu lại tên của các đơn vị đo độ dài đã học: m, dm, cm, mm, km. 
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn để nắm về tên gọi và cách đọc , cách viết của hai đơn vị đo độ dài đề - ca - mét và héc - tô -mét.
- HS đọc và ghi nhớ 2 đơn vị đo độ dài vừa học.
- Nghe
- Thành, Doãn lên bảng, lớp bổ sung.
 1hm = 100m . 1m = 10 dm
 1dam = 10m 1m = 100cm
 1hm = 10dam. 1cm = 10mm
- Đọc yêu cầu BT: Điền số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu).
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- Cả lớp tự làm bài vào vở
- Đổi vở KT
- Lộc và Chiến nêu miệng kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
 7dam = 70m 7hm = 700m
 9dam = 90m 9hm = 900m
- 2 em đọc yêu cầu BT: Tính theo mẫu.
- Phân tích mẫu rồi tự làm bài.
- Hiếu, Nhung lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
 25dam + 50dam = 75dam
 8hm + 12hm = 20hm
 45dam - 16dam = 29dam
 67 hm - 25hm = 42hm
- Nêu lại 2 đơn vị đo độ dài vừa học.
- Trả lời
-----------------------------------------------------
Buổi chiều:
Tiết 1: HDTHT Ôn Đề - ca - mét, héc – tô - mét
I.Mục tiêu : Học sinh biết:
- Cách giải các bài toán về độ dài.
- Biết đổi từ Đề ca mét và Héc tô mét ra mét .
 II. Chuẩn bị : VBT
 III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Giới thiệu bài: 
 2) Luyện tập 
Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Gọi 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con. (dòng 1,4,5). 
- GV cùng lớp nhận xét bài trên bảng.
Bài 2: 
Gọi HS đọc yêu cầu
-Hướng dẫn HS làm mẫu 1 câu .
 8dam = 80m
- Yêu cầu cả lớp tự làm các câu còn lại. (dòng 1). Khá giỏi làm hết
- Cho HS đổi vở để KT bài nhau.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3 : - Gọi 3 em nêu yêu cầu đề bài. 
- Cho HS phân tích bài mẫu.
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở dòng 1,2 ,3 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài tập 4:
HS đọc bài toán
Phân tích bài :
Hỏi: + bài toán cho biết gì?
 + bài toán hỏi gì?
Gọi 1 HS lên bảng làm ,lớp làm vào vở
Nhận xét,sửa sai
3) Củng cố - Dặn dò:
 Củng cố lại bài học
- Dặn HS về nhà học bài và xem lại các BT đã làm.
- Lớp theo dõi giới thiệu
Nêu y/c
2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
1hm = 1000m
1dam = 100m
1dm = 1000cm
1cm = 10mm
Làm vào vở BT
Đổi chéo vở KT
 Nghe
- Nam, Nhung lên bảng, lớp bổ sung.
 6dam + 15dam = 21dam 
52dam + 37dam = 89dam
48hm + 23hm = 71hm
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- Cả lớp tự làm bài vào vở
- Đổi vở KT
Đọc
Biết: Một cuộn dây thừng dài 2dam, một cuộn dây ni lông dài gấp 4 lần cuộn dây thừng.
Hỏi: Cuộn dây ni lông dài bao nhiêu mét
Thành lên bảng làm, ớp làm vào vở
Nhận xét
- Nêu lại 2 đơn vị đo độ dài vừa học.
- Trả lời
 ----------------------------------------
Tiết 2: GĐHST: Ôn góc vuông, góc không vuông
 I.Mục tiêu : 
- Bước đầu có biểu tượng về góc , góc vuông , góc không vuông .
- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông , góc không vuông và vẽ được góc vuông ( theo mẫu )
 II.Chuẩn bị : Ê - ke.
 III. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Giới thiệu bài: 
2. Luyện tập:
Bài 1: - Hướng dẫn gợi ý: 
+ Yêu cầu học sinh dùng ê ke để kiểm tra các góc của hình ngũ giác
+ Dùng ê ke để vẽ góc vuông.
+ Đánh dấu góc vuông 
- Theo dõi, nhận xét đánh giá.
Bài 2: Dùng ê - ke để vẽ góc vuông.
Bài 3 : - Treo bài tập có vẽ sẵn các góc lên bảng 
- Yêu cầu cả lớp cùng quan sát và tìm ra các góc vuông và góc không vuông có trong hình .
- Mời một học sinh lên giải .
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 4 –GV vẽ hình lên bảng
- Yêu cầu lớp quan sát và tìm ra các góc 
vuông và góc không vuông có trong hình.
- Mời 1HS lên bảng chỉ và nêu tên các góc vuông và góc không vuông.
Bài 5: - Gv vẽ hình lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát rồi lựa chọn đáp án đúng.
3) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học
- Lực, Hoài lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Nêu yêu cầu BT2.
- HS tự vẽ góc vuông có đỉnh O, cạnh OA, OB (theo mẫu).
- Tự vẽ góc vuông đỉnh M, cạnh MP, MQ trên bảng con.
 A P 
 O B M Q
- Cả lớp quan sát và tự làm bài.
 Anh Tuấn lên chỉ ra các góc vuông và góc không vuông, cả lớp nhận xét bổ sung.
a) Góc vuông đỉnh O, cạnh OP, OQ; góc vuông đỉnh I, cạnh IH, IK. Góc vuông đỉnh A, cạnh AB, AC.
b) Góc không vuông đỉnh T, cạnh TR, TS ...
- Cả lớp quan sát bài tập rồi trả lời miệng:
Trong hình tứ giác ABCD có:
+ Các góc vuông là góc đỉnh D
+ Các góc không vuông là góc đỉnh A, B và C.
- Quan sát, lựa chọn đáp án.
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
------------------------------------
Tiết 3: Thủ công: Ôn tập chương I: Phối hợp gấp, cắt, ghép hình
 A/ Mục tiêu :
 Đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS qua sản phẩm gấp hình hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học.
 B/ Chuẩn bị : Các hình mẫu gấp cắt ở các tiết trước: Gấp ngôi sao 5 cánh , gấp con ếch , gấp bông hoa ,... 
 C/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
- Giao viên nhận xét đánh giá 
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu KT
 b)Hướng dẫn HS ôn tập . 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tên các bài đã học trong chương gấp cắt , dán .
* Lần lượt hướng dẫn ôn tập từng bài.
- Cho HS quan sát lại các mẫu.
- Treo tranh quy trình, gọi HS nêu các bước thực hiện.
- Cho HS làm bài KT.
- GV theo dõi giúp đỡ những em còn lúng túng.
c) Đánh giá sản phẩm thực hành của HS, xếp loại.
 d) Nhận xét - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới .
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
- Lớp theo dõi giới thiệu bài .
- Gấp con Ếch , gấp tàu thủy hai ống khói, gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh , gấp cắt dán bông hoa , 5 , 4 và 8 cánh 
- Quan sát các hình mẫu, nêu các bước thực hiện.
- Cả lớp làm bài KT.
- Trưng bày sản phẩm.
 - HS lắng nghe
--

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 9 hai buoi lop 3.doc