Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 8 - Tập đọc - Kể chuyện: Các em nhỏ và cụ già (tiết 18)

Mục đích yêu cầu;

 - Củng cố cách viết chữ viết hoa G, C, K thông qua bài tập ứng dụng

 - Viết từ ứng dụng, câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ

 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, óc thẩm mĩ

 II. Đồ dùng dạy học:

 - Mẫu chữ viết hoa G, C, K.

 

doc33 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 8 - Tập đọc - Kể chuyện: Các em nhỏ và cụ già (tiết 18), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ?
- Giảm đi 3 lần em làm thế nào ?
* Chốt ý: Như vậy số con gà hàng trên khi giảm đi 3 lần thì được số con gà hàng dưới
- GV đính hình minh hoạ 2 lên bảng.
- Nhìn vào sơ đồ em cho biết: 
? Đoạn thẳng AB dài bao nhiêu cm? Chia thành mấy phần bằng nhau?
? Đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm ?
? Đoạn thẳng AB dài 8 cm để có đoạn thẳng CD dài 2 cm ta làm thế nào ?
? Vậy đoạn thẳng AB giảm đi mấy lần ta được đoạn thẳng CD ?
? Muốn giảm 8cm đi 4 lần ta làm thế nào ?
? Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- Cho HS nhắc lại
3. Thực hành:
Bài 1/37. Viết theo mẫu:
Số đã cho
12
48
36
24
Giảm 4 lần
12:4=3
Giảm 6 lần
12:6=2
- GV treo bảng phụ lên bảng - phân tích mẫu:
? Số đã cho là số mấy ?
? Muốn giảm đi 4 lần ta làm thế nào ?
? Muốn giảm đi 6 lần ta làm thế nào ?
- Các cột còn lại HS vào SGK + Gọi HS lên bảng làm
? Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
Bài 2/37. Giải bài toán theo bài giải mẫu:
a) Mẹ có 40 quả bưởi, sau khi đem bán đi thì số quả bưởi giảm đi 4 lần. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả bưởi?
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích mẫu (bài 1a)
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
? Có 40 quả bưởi muốn số bưởi giảm đi 4 lần ta làm thế nào?
? Vậy số bưởi còn lại là bao nhiêu ?
- Tương tự cho HS làm bài 1b
- Các em làm bài vào vở 
- 2 HS lên bảng ( 1 em tóm tắt – 1 em giải ).
Bài 3/38. Đoạn thẳng AB dài 8cm.
a) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài là độ dài của đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần.
b) Vẽ đoạn thẳng MN cố độ dài là độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4cm.
- Gọi học sinh đọc đề
- GV HD cho HS làm
 - Chú ý: Giảm đi 4 lần và giảm đi 4 cm có gì khác nhau?
4. Củng cố, dặn dò:
? Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học. Bài sau: Luyện tập
- Vài HS đọc bảng nhân chia 7
- HS làm BC + bảng lớp:
 48 : 6 + 39 = 8 + 39 54 : 6 + 43 = 9 + 43
 = 47 = 52
- HS mở SGK/37
- HS quan sát hình minh hoạ
- Hàng trên có 6 con gà
- Hàng dưới có 2 con gà
- Chia 3 phần bằng nhau
- HS: Lấy 6 : 3 = 2 (con gà)
- Số con gà hàng trên giảm đi 3 lần thì có số con gà hàng dưới.
- Chia cho 3
- HS nghe
- Đoạn thẳng AB dài 8cm chia thành 4 phần bằng nhau
- Đoạn thẳng CD dài 2cm
- Lấy 8 cm chia cho 4
 8 : 4 = 2 (cm)
- Đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần
- Muốn giảm 8cm đi 4 lần ta chia 8 cm cho 4
.
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.
- 1 số học sinh nhắc lại: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.
Số đãcho
12
48
36
24
Giảm4 lần
12:4=3
48:4=12
36:4=9
24:4= 6
Giảm6 lần
12:6=2
48:6= 8
36:6=6
24:6=4
- HS: Số 12
- Lấy 12 : 4 = 3
- Lấy 12 : 6 = 2
- Cả lớp làm vào SGK+ Hs lên bảng làm
- - Học sinh nhắc lại: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.
- HS đọc đề bài
- Có 40 quả bưởi sau khi bán thì số bưởi giảm đi 4 lần.
- Hỏi: Mẹ còn lại bao nhiêu quả bưởi ?
- Lấy 40 : 4 = 10 (quả)
- Còn lại là 10 quả
- HS làm bài 2b
- 1 em lên bảng tóm tắt +1 em giải.
- Cả lớp làm bài vào vở
- Công việc đó làm bằng máy hết số giờ là: 30 : 5 = 6 (giờ)
- Giảm đi 4 lần ta chia cho 4
- Giảm đi 4 cm ta thực hiện phép trừ
- HS nhắc lại, cả lớp đồng thanh : Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.
TUẦN 8
Thứ ba/ 14 /10 /2014
 TOÁN(TC):ÔN BẢNG CHIA 7, GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN
I. Mục tiêu
- Ôn luyện bảng chia 7. Củng cố cách tính gấp một số lên nhiều lần. Biết giải toán có lời văn (liên quan đến bảng chia, gấp một số lên nhiều lần)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1. Củng cố về kĩ năng tính nhẩm và tính đúng kết quả. 
42 : 7 =; 35 : 7 =; 56 : 7 =; 49 : 7 =;
28 : 7 =; 35 : 5 =; 21 : 3 =; 63 : 7 =;
- Cho HS nêu miệng mỗi em 1 phép tính 
- HS nêu mỗi em1 phép:
42:7= 6; 35:7=5; 56:7=8; 49:7= 7;
28: 7= 4; 35: 5=7; 21:3=7; 63:7=9;
Bài 2: Ôn cách tìm một thành phần chưa biết, tìm số bị chia, thừa số. Ghi đề lên bảng:
 X x 7 = 63; 7 x X = 63
- Cho HS làm BC
? Em có nhận xét gì về 2 phép tính trên?
- HS làm bảng con:
 X x 7 = 63; 7 x X = 63
 X = 63: 7 X = 63 : 7 
 X = 9 X = 9
 - HS: Hai phép tính có tích bằng nhau.
Khi ta đổi chỗ các thừa số thì tích vẫn không thay đổi 
Bài 3: Điền Đ, S vào ô trống:
- Củng cố cách tính gấp một số lên nhiều lần. GV ghi đề lên bảng:
 7 gấp 6 lần = 42 
 8 gấp 7 lần = 48
 4 gấp 10 lần = 40
 34 gấp 5 lần = 167
- Yêu cầu HS đọc đề. 
- HS làm theo đội 
- HS làm theo đội trên bảng lớp:
Đ
 7 gấp 6 lần = 42 
S
 8 gấp 7 lần = 48
Đ
 4 gấp 10 lần = 40
S
 34 gấp 5 lần = 167
Bài 4: Một buổi tập múa của nhà trường có 8 bạn nam, số bạn nữ gấp 7 lần số bạn nam. Hỏi có bao nhiêu bạn nữ? 
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn liên quan đến gấp một số lên nhiều lần.
 ? Bài toán yêu cầu gì? Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu HS làm toán vào vở luyện.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi và làm vào vở + bảng lớp 
 - Chấm một số bài.
- Nhận xét
- HS thảo luận và giải:
Số học sinh nữ tập múa của trường có là:
 8 x 7 = 56 (bạn) 
 Đáp số: 56 bạn nữ
	TUẦN 8
Thứ tư / 15 /10 /2014
TOÁN (tiết 38): LUYỆN TẬP (S - 38)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi nhiều lần và vận dụng vào giải toán.
- Bài tập cần làm: bài 1(dòng 2), bài 2 
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- Gọi HS lên bảng bài 3/38
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài1/38: Gọi HS đoc yêu cầu bài toán:
? Bai toán yêu cầu gì?
? Muốn gấp 6 lần lên 5 lần ta làm thế nào ?
? Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm gì? 
Cho HS làm vào SGK
Bài 2a/38. Một cửa hàng buổi sáng bán được 60 lít dầu, số lít dầu bán được trong buổi chiều giảm đi 3 lần so với vuổi sáng. Hỏi buổi chiều đó cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?
- Gọi học sinh đọc đề
- Bài cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
? 60 lít giảm đi 3lần, tìm số dầu bán buổi chiều bắng cách nào? 
Bài 2b/38. Lúc đầu trong rổ có 60 quả cam. Sau một buổi bán hàng, trong rổ còn lại số cam. Hỏi trong rổ còn lại bao nhiêu quả cam?
- Gọi học sinh đọc đề
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
- Có 60 quả cam sau khi được bán thì còn lại số cam
? Vậy 60 quả cam được chia thành mấy phần để sau khi bán còn lại số cam.
- Hãy vẽ sơ đồ đoạn thẳng để giải bài toán đó 
- Goi 2 HS lên bảng một em vẽ sơ đồ, một em ghi bài giải
? Ở bài 2a và 2b có điểm gì cần lưu ý.
- Cho HS làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm bài 2b
- Nhận xét và chỉ cho HS thấy kết quả của giảm 3 lần cũng là kết quả tìm của số đó.
Bài 3/38. 
a) Đo độ dài đoạn thửng AB.
b)Giảm độ dài đoạn thẳng AB đi 5 lần thì được độ dài đoạn thẳng MN. Hãy vẽ đoạng thẳng MN đó.
A . .B
- Gọi học sinh đọc yêu cầu đề
? Bài 3 có mấy yêu cầu ?
- Gọi lên bảng đo, giáo viên kiểm tra cách đặt thước đo của HS.
- Cả lớp đo hình trong SGK
- GV quan sát cách đo của HS
? Muốn giảm độ dài đoạn thẳng đi 5 lần ta làm thế nào ?
- Cho HS vẽ đoạn MN vào BC.
3. Củng cố - dặn dò:
- Tìm số tự nhiên có 2 chữ số biết nếu lấy 6 gấp lên 5 lần rồi lại giảm đi 3 lần thì được số đó.
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Tìm số chia
- Vài HS phát biểu: Muốn gấp một số lên nhiều lần, ta nhân số đó với số lần.
- 2 em sửa bài 3/38
- Đoạn thẳng AB: 6cm
- Đoạn thẳng CD là độ dài AB giảm đi 4 lần, ta được đoạn thẳng CD: 8 : 4 = 2cm
 C D
 2cm
- Đoạn thẳng MN là độ dai của đoạn thẳng AB giảm đi 2cm: 8 – 2 = 6cm
 M N
 6cm
- Học sinh phát biểu
- 6 gấp lên 5 lần được ô tiếp theo là 30
30 giảm đi 6 lần ta được 5
- Vì lấy 6 x 5 = 30 – Và lấy 30 : 6 = 5
- Cả lớp làm vào SGK
 60 lit
- HS: Buổi sáng : 
 Buổi chiều:
- Bằng cách lấy 60 chia 3
- HS lên bảng giải + lớp làm BC:
- Số dầu bán được của buổi chiều là :
 60 : 3 = 20( lít)
- HS đọc đề bài toán
- HS Cho biết trong rổ có 60 quả cam
- Sauk khi bán trong rổ còn lại bao nhiêu quả cam?
- Số cam được chia thành 3 phần. Sau khi bán còn lại 1 phần.
- HS giải : 
Số quả cam còn lại trong rổ là :
60 : 3 = 20(quả)
Đáp số : 20 quả cam
- Ở bài 2a, 2b đều có chung kết quả là 20 ; vì 60 giảm đi 3 lần được 20 và của 60 là 20. Kết quả giảm đi 3 lần cũng là kết quả tim của số đó.
- Bài có 2 yêu cầu đó là;
a) Đo độ dài đoạn thẳng AB
b) Giảm độ dài đoạn thẳng AB đi 5 lần thì được độ dài đoạn thẳng MN. Hãy vẽ đoạn thẳng MN.
- Cả lớp dùng thước để đo
- 1 số HS nêu kết quả đo được
- Lấy độ dài đoạn thẳng AB chia cho 5 ta được đoạn thẳng MN.
- HS vẽ đoạn MN vào BC và nêu cách vẽ.
- HS làm: Lấy 6 nhân 5 rồi giảm đi 3 được số đó :
 6 X 5 : 3 = 10
TUẦN 8
Thứ tư / 15 /10 /2014
TẬP ĐỌC (tiết 19): TIẾNG RU
I. Mục đích yêu cầu: Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí.
- Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải biết yêu thương anh em đồng chí, bạn bè. (Trả lời được các câu hỏi, thuộc được 2 khổ thơ, HS khá giỏi thuộc cả bài thơ
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài thơ
III.Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên kể lại câu chuyện “Các em nhỏ và cụ già”
? Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm bài thơ:
Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
Một người – đâu phải nhân gian ?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi !
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn ?
 Tố Hữu 
- Cho HS quan sát tranh.
- GV HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ GV cho HS đọc từng câu thơ lần 1+ GV ghi từ cần luyện đọc và cho HS đọc
+ Cho HS đọc câu lần 2 
- Cho HS đọc từng khổ thơ trước lớp.
- GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng. 
- Giải nghĩa từ: đồng chí, nhân gian, bồi.
- Cho HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Một nhóm đọc trước lớp
- Một HS đọc cả bài
- Cả lớp đồng thanh một lần
3. HD tìm hiểu bài:
- GV cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
? Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?
- Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2.
? Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của cả bài thơ?
Chốt ý: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng, phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
 4. Học thuộc lòng bài thơ: GV đọc lại bài thơ.
- HD HS đọc khổ thơ 1(giọng thiết tha, tình cảm, nghỉ hơi hợp lí) 
- HD HS đọc thuộc lòng tại lớp từng khổ, cả bài thơ.
 5. Củng cố - dặn dò:
- Cho 1 HS nhắc lại điều bài thơ muốn nói.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS tiếp tục học thuộc bài thơ.
- Bài sau: “Ôn tập giữa học kì I”
- 2 HS kể lại câu chuyện.
- Con người phải yêu thương nhau, quan tâm đến nhau.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh minh hoạ
- Mỗi HS tiếp nối đọc 2 dòng thơ 
- HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- HS đọc nhóm đôi
- Cả lớp đọc ĐT bài thơ.
- HS đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời:
+ Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật.
+ Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội được, mới sống được.
 +Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức tung cánh hót ca, bay lượn.
- HS đọc thầm khổ thơ 2 và trả lời: 
Một thân lúa chín chẳng nên mùa màng:
Một thân lúa chín không làm nên mùa lúa chín.
 Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín.
- Cả lớp đọc thầm khổ thơ 1
 (Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em)
- HS đọc khổ thơ 1
- HS học thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- 1 HS phát biểu
 TUẦN 8
Thứ tư/ 15 /10 /2014
TIẾNG VIỆT(TC): CỦNG CỐ: TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG
 ÔN TẬP CÂU: AI LÀM GÌ?
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức về chủ đề: Cộng đồng Ôn tập kiểu câu: Ai làm gì?
 Bài1. Gạch chân các từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu văn, câu thơ. Viết kết quả vào bảng dưới:
a) Cục nước đá trắng tinh, to lông lốc như một quả trứng gà.
b) Những bông cúc vàng lung linh như những tia nắng nhỏ.
c) Bất ngờ trắng ngõ, móc sa
Lá tre bỗng đỗ như hoa dong riềng.
Trần Đăng Khoa
d) Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi – chạm vào sức nóng.
Phạm tiến Duật
Sự vật1
Đặc điểm
Từ so sánh
Sự vật2
Cục nước đá
trắng tinh,
to long lốc
như
quả trứng gà
 Những bông cúc vàng
lung linh
như
những tia nắng nhỏ.
Lá tre
đỗ
như
hoa dong riềng
Quả ớt
nóng
như
ngọn lửa đèn dầu
 Bài 2. Điền từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ trống để hoàn thành truyện “ Đàn chuột hòa thuận” (đẩy, lôi, bảo, ngậm. vồ, thò, ùa) 
 Một lần mèochuột nhắt. Chuột nhắt chui lọt vào cái chai gần đấy. Mèo muốn ..chuột nhắt ra nhưng cổ chai nhỏ quá. Nó một chân vào cổ chai cũng không chạm tới chuột. Nó đứng bên cái chai, khuyên chuột nhắt chui ra. Chuột nhắt nằm trong chai nói vọng ra: ‘Tôi ở trong này thích hơn”.
 Mèo. sẽ đi tìm một cái móc, buộc vào que để lôi chuột ra. Mèo vừa đi cả đàn chuột.đến. Chuột già thò đuôi vào chai. Chuột con đuôi chuột già. Cả đàn túm lấy chuột già, vừa kéo vừa.Cứu được chuột con, chúng biến vào hang. Khi mèo hí hửng mang về cái que có móc thì chỉ thấy cái chai rỗng, chuột con đã biến mất tăm.
- HS làm:
Một lần mèo vồ chuột nhắt. Chuột nhắt chui lọt vào cái chai gần đấy. Mèo muốn lôi chuột nhắt ra nhưng cổ chai nhỏ quá. Nó thò một chân vào cổ chai cũng không chạm tới chuột. Nó đứng bên cái chai, khuyên chuột nhắt chui ra. Chuột nhắt nằm trong chai nói vọng ra: ‘Tôi ở trong này thích hơn”.
 Mèo bảo sẽ đi tìm một cái móc, buộc vào que để lôi chuột ra. Mèo vừa đi cả đàn chuột ùa đến. Chuột già thò đuôi vào chai. Chuột con ngậm đuôi chuột già. Cả đàn túm lấy chuột già, vừa kéo vừa đẩy Cứu được chuột con, chúng biến vào hang. Khi mèo hí hửng mang về cái que có móc thì chỉ thấy cái chai rỗng, chuột con đã biến mất tăm.
Bài 3. Gạch chân dưới các bộ phận Ai, Làm gì trong các câu sau:
a) Chuột nhắt chui tọt vào cái chai ở gần đấy.
b) Chuột già thò đuôi vào cái chai.
c) Mèo đi tìm một cái móc.
- HS gạch:
a) Chuột nhắt chui tọt vào cái chai ở gần đấy.
b) Chuột già thò đuôi vào cái chai.
c) Mèo đi tìm một cái móc.
TUẦN 8
Thứ tư / 15 /10 /2014
TOÁN(TC): ÔN BẢNG CHIA 7, GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I. Mục tiêu Thuộc bảng chia 7. Củng cố cách giải toán liên quan tới giảm đi một số lần
Bài 1: Củng cố về kĩ năng tính nhẩm và tính đúng kết quả. Yêu cầu HS đọc đề và ghi đề lên bảng. 
49 : 7 =; 63 : 7 =; 35 : 5 =; 96 : 6 =;
98 x 7 =; 35 x 7 =; 56 x 7 =; 35 x 5 =; Cho HS làmtheo dõi và nhận xét.
- HS làm:
 49 : 7 = 7; 63 : 7 = 9; 35 : 5 = 7; 
 96 : 6 =16; 98 x 7 =14; 35 x 7 =245; 
 56 x 7 =392; 35 x 5 =175;
Bài 2: Ôn cách tìm một thành phần chưa biết, tìm số bị chia, thừa số. Ghi đề lên bảng:
 X x 7 = 63; 7 x X = 63
- Em có nhận xét gì về 2 phép tính trên? Chấm chữa bài cho HS
- HS làm:
X x 7 = 63; 7 x X = 63
X = 63: 7 X = 63: 7
X = 9 X = 9
- HS nhận xét: đổi chỗ các thừa số tích vẫn không thay đổi.
Bài 3: Củng cố cách tìm số giảm đi một số lần
- Điền số thích hợp vào chỗ trống:
- Yêu cầu HS đọc đề. 
 Giảm 6 lần tăng 7 lần
36
 Giảm 7 lần tăng 5 lần
49
 16 Gấp 5 lần giảm 8 lần
 15 Gấp 4 lần giảm 6 lần
- Cho HS nhắc lại yêu cầu đề:
 Cho HS làm theo đội:
42
6
 Giảm 6 lần tăng 7 lần
36
7
35
 Giảm 7 lần tăng 5 lần
49
10
 Gấp 5 lần giảm 8 lần
80
16
10
 Gấp 4 lần giảm 6 lần
60
15
Bài 4: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn liên quan giảm một số đi nhiều lần. Treo bảng phụ ghi sẵn bài: 
 Trứng gà: 24 quả 
 Trứng vịt: kém 8 lần
? Có tất cả bao nhiêu trứng gà và vịt?
? Bài toán yêu cầu gì? Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm toán vào vở
- HS giải:
Số trứng vịt là:
24 – 8 = 16 (quả)
Số trứng gà và trứng vịt có là:
24 + 16 = 40 ( quả)
Đáp số : 40 quả
Bài 5: Tìm một số biết rằng lấy số đó nhân với 7 cộng với 18 bằng 60
- HS nêu yêu cầu đề bài và giải.
- HS làm: X x 7 + 18 = 60
 X x 7 = 60 – 18 
 X x 7 = 42 
 X = 42 : 7 
 X = 6
TUẦN 8
Thứ năm / 16 /10 /2014
TẬP VIẾT (tiết 8): ÔN CHỮ HOA G
I. Mục đích yêu cầu;
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa G, C, K thông qua bài tập ứng dụng
 - Viết từ ứng dụng, câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, óc thẩm mĩ
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Mẫu chữ viết hoa G, C, K.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở tập viết
- Cho HS viết từ ứng dụng: Ê - đê
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 Hôm nay các em ôn lại các chữ hoa G, C, K có trong từ và câu ứng dụng.
2. Hướng dẫn viết bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa G
- Trong bài học có những chữ hoa nào?
- GV đính chữ G hỏi: Chữ g có độ cao mấy dòng ly, chữ g gồm có 1 nét cong dưới, 1 nét cong trái và 1 nét khuyết dưới.
- GV viết mẫu vừa nói vừa viết bắt đầu đặt bút giữa dòng li 3 để viết nét cong dưới và dừng bút ở giữa dòng 1 li.
- Cho HS viết BC
b. Thực hiện viết chữ C, K
- GV đính mẫu chữ, hỏi:
?Chữ C có độ cao mấy dòng ?
- Chữ C gồm có 1 nét cong dưới 1 nét cong trái.
- GV viết mẫu: bắt đầu đặt bút giữa dòng li 3 để viết chữ C
- Cho HS viết BC
- Thực hiện viết chữ K
? Chữ K có độ cao mấy dòng li ?
- Chữ K gồm có 1 nét móc ngược trái 1 nét móc xuôi phải và 1 nét móc ngược phải tạo thành vòng xoắn ở giữa thân chữ rồi nối với chữ h.
- Viết mẫu: Đặt bút từ đường kẻ 3 để viết chữ K nối với chữ h và dừng bút giữa dòng 1 li.
- Cho HS viết BC
b Luyện viết từ ứng dụng
- GV đính từ ứng dụng: Gò công
- Gò công là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định - một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp.
- GV viết mẫu từ ứng dụng lên bảng, Bắt đầu viết chữ G và chữ O khoảng cách nửa chữ O sau đó đánh dấu thanh huyền rồi cách một con chữ O ta viết tiếp chữ Công.
- Cho HS viết BC
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- ý nghĩa: Anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.
- Gọi HS nêu tiếng có chữ hoa trong câu ứng dụng: Khôn ngoan dối đáp người ngoài
 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
- Cho HS viết BC: Khôn, Gà
3. Hướng dẫn viết vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu tập viết
- Cho HS quan sát vở tập viết của GV 
- Cho HS viết vào vở
4. Chấm chữ bài;
- Giáo viên chấm bài
5. Củng cố - dặn dò:
?Em nào học thuộc câu ứng dụng và làm theo câu ứng dụng đó rồi ? 
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc nhở những em chưa viết xong về nhà viết tiếp.
- 3 HS viết bảng, lớp BC.
- Ê - đê
- G, C, KH.
- 2 dòng li rưỡi
- HS quan sát
- HS viết bảng con
- 2 dòng li rưỡi
- HS viết BC: 2, 3 em viết lên bảng
- HS viết BC
- 1- 2 HS đọc câu ứng dụng
- HS viết bảng con , 2 em viết bảng lớp.
- 1, 2 học sinh đọc câu ứng dụng
- Học sinh nghe
- Khôn, gà
- HS viết BC, 2 – 3 em viết bảng lớp khôn, gà
- HS mở vở viết
- HS trả lời
TUẦN 8
Thứ năm / 16 /10 /2014
TOÁN( tiết 39):	TÌM SỐ CHIA (S - 39)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết tìm số chia chưa biết
- Củng cố về tên gọi và quan hệ của các thành phần trong phép chia
- Bài tập cần làm: chỉ làm bài: 1và 2
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: 6 hình vuông và 3 vào miếng bìa để tổ chức trò chơi
- HS: 6 hình vuông, bảng con, vở
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Muốn giảm đi một số nhiều lần ta làm thế nào?
- GV đọc: 
 . Giảm 32 đi 4 lần
 . Giảm 42 đi 7 lần
 . Giảm 36 đi 6 lần
B. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn cách tìm số chia
- Cho HS lấy ra 6 hình vuông
- GV nêu: 6 hình vuông này các em chia đều thành 2 hàng.
? Ta viết thành phép chia nào?
? Mỗi hàng có mấy hình vuông ?
- Em hãy nêu tên gọi của từng thành phần của phép chia này.
* GV: Đây là phép chia hết
- Giáo viên dùng miếng bìa để che số 2
? Số bị che lấp có tên gọi là gì ?
? Muốn tìm số chia bị che lấp ta làm thế nào ?
? Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta làm thế nào?
- Giả sử số chia là x. Cô có ví dụ sau: 
 45 : x = 5
? Ta phải tìm gì ?
? Muốn tìm số chia x thì làm thế nào ?
- Cho HS viết vào bảng con
- GV nhận xét hỏi lại: Muốn tìm số chia chưa biết ta làm thế nào ?
c. Thực hành:
Bài 1/39. Tìm x:
a) x + 12 = 36 b) x x 6 = 30
c) x – 25 = 15 d) x : 7 = 5 
e) 80 – x = 30 g) 42 : x = 7 
- HS nêu yêu cầu đề.
? Muốn tìm số ch

File đính kèm:

  • docTru cac so co ba chu so co nho mot lan.doc
Giáo án liên quan