Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - kể chuyện: (2 tiết) Đôi bạn

Đáp án : Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Đồng bào Kinh hay Tày Mường, Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba - na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.

3. Củng cố - dặn dò :(5’)

 

doc29 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - kể chuyện: (2 tiết) Đôi bạn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếm và xử lí thông tin: quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống.
- Tổng hợp, sắp xếp các thong tin về hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sống.
B. CH UẨN BỊ
+ GV : Các tranh trang 60,61 SGK + tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán, 1 số đồ chơi, hàng hoá.
+ HS : Có SGK, vở bài tập TNXH.
C. Các hoạt động dạy và học :
1 . Bài cũ (5’): Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi, GV nhận xét cho điểm.
Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong tranh ở SGK ? 
Nêu 1 số hoạt động nông nghiệp ở tỉnh em đang sống ? 
Kể các hoạt động nông nghiệp ở nơi em đang sống ? 
2. Bài mới(25’) : Giới thiệu bài - ghi đề 
*Hoạt động 1 : Làm việc theo cặp
 a.Mục tiêu : Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống .
b.Cách tiến hành:
+ YC từng cặp kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi em đang sống.
+ YC các nhóm trình bày.
+ GV giới thiệu thêm 1 số hoạt động như : Khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy,  đều gọi là hoạt động công nghiệp.
*Hoạt động 2 : Hoạt động cá nhân
 a.Mục tiêu : Biết được các hoạt động công nghiệp và lợi ích của các hoạt động đó.
 b.Cách tiến hành : Làm việc với cả lớp.
Bước 1 : Từng cá nhân quan sát hình trong sách giáo khoa.
Bứơc 2 : Mỗi em nêu tên một hoạt động đã quan sát được trong hình SGK.
Bước 3 : YC các em nêu lợi ích của các hoạt động công nghiệp.
 *GV : Giới thiệu phân tích về các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó như :
+ Khoan dầu khí, cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy máy,
+ Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt 
+ Dệt cung cấp vải lụa 
*Kết luận : Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt  gọi là hoạt động công nghiệp.
*Hoạt động 3 :Làm việc theo nhóm
a.Mục tiêu : Kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.
b.Cách tiến hành :
+ Bứơc 1 : Chia nhóm, YC thảo luận theo gợi ý sau :
Những hoạt động mua bán như trong hình 4,5 trang 61 SGK thường gọi là hoạt động gì ?
Hoạt động đó các en thường thấy ở đâu?
Hãy kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em ?
+ YC đại diện các nhóm trả lời trước lớp.
c.GV kết luận :Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại. ( Gv nhấn mạnh thêm cho các em hiểu về hoạt động thương mại và các mặt hàng được bán ở siêu thị , các chợ và các đại lý . cử a hàng ở các thành phố . 
*Hoạt động 4 : HD trò chơi bán hàng : 
a.Mục tiêu : Gíup HS làm quen với hoạt động mua bán . 
b.Các tiến hành : 
Bước 1 : + GV phổ biến cách chơi : Gv đưa ra 1 số đồ bán như : 2 đôi dép , 2 kg đường , rau qủa , thịt cá  Yêu cầu các nhóm chơi người bán , người mua .
+ Gv theo dõi , nhận xét tuyên dương các nhóm chơi đúng YC trò chơi, hay có sự sáng tạo trong khi mua bán .
+ YC học sinh đọc phần bóng đèn tỏa sáng SGK
3. Củng cố dặn dò :(5’)
+ 1 em đọc lại phần bóng đèn toả sáng trong SGK.
+ GV nhấn mạnh cho các em thêm về các hoạt động thương mại ở địa phương em đang sống.
+ Nhận xét trong giờ học những ưu khuyết điểm .
D.Phần bổ sung
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
 ********************************* 
Mỹ Thuật
Vẽ màu vào hình có sẵn
(Lồng ghép BVMT)
VTV. T.21 Thời gian dự kiến: 35’
A.MỤC TIÊU:
- Hiểu thêm về tranh dân gian Việt Nam .
- Biết cách chọn màu , tô màu phù hợp .
- Tô được màu vào hính vẽ sẵn 
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV : Tranh ảnh sưu tầm có màu đẹp.
	HS : Vở tập vẽ, màu vẽ các loại
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Bài cũ(5’): -Kiểm tra dụng cụ HS
-Cho HS xem các đồ vật đã chuẩn bị.
2.Bài mới(25’): Giới thiệu bài 
a.Hoạt động1: Quan sát nhận xét.
- GV giới thiệu tranh dân gian cho hs biết nghệ thuật độc đáo và có nhiều đề tài khác nhau.
Hs nêu tên một số tranh dân gian mà em biết.
Đám cưới chuột ( Tranh Đông Hồ )
b.Hoạt động 2: Cách vẽ 
-Cho hs xem tranh đấu vật và tự tìm màu vẽ theo ý thích.
- HD quan sát nhận xét và lựa chọn màu để vẽ vào các hình như ý thích .
+ Tìm màu nền.
+ Các màu vẽ đặt cách nhau cần lựa chọn hài hoà, tạo nên vẻ đẹp của cả bức tranh.
+ Vẽ phải có đậm, có nhạt.
c.Hoạt động 3: Thực hành
- HD HS thực hành (theo dõi giúp đỡ những em chậm, lực chọn màu không phù hợp) 
d.Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV gợi ý cho HS tự nhận xét đánh giá bài của bạn.
- HS + GV nhận xét đánh giá, xếp loại các bài vẽ. 
- Gv nhận xét, đánh giá theo 3 mức độ: A+; A; B 
3.Củng cố- dặn dò:(5’) 
-Về nhà thường xuyên quan sát cảnh vật xung quanh.
-Sưu tầm tranh tĩnh vật của các họa sĩ và thiếu nhi.
-Nhận xét chung. 
D.Phần bổ sung
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. *************************
Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
Tập đọc
VỀ QUÊ NGOẠI
(lồng ghép BVMT)
Sgk/ 133. Thời gian dự kiến: 35’
A. MỤC TIÊU
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát .
- Hiểu ND:Bạn nhỏ về thăm quê ngoại ,thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê,yêu những người nông dân làm ra lúa gạo.(trả lời được CH trong SGK , thuộc 10 dòng thơ đầu ).
- GD tình cảm yêu quý nông thôn nước ta qua câu hỏi 3 : Bạn thấy ở quê có gì lạ? ( gặp trăng gặp gió bất ngờ / ở trong thành phố chẳng bao giờ có đâu; gặp Con đường đất rực màu rơm phơi, gặp Bóng tre mát rợp vai người / Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm) Từ đó liên hệ và chốt lại ý về BVMT : Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu.
B. CHUẨN BỊ :
+ GV : Tranh minh họa bài tập đọc phóng to 
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung câu luyện đọc 
+ HS : Có SGK. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Bài cũ (5’): Gọi 3 em đọc bài , trả lời câu hỏi “ Đôi bạn ” 
2. Bài mới : (25’) Gt bài , ghi đề . 
3.Luyện đọc 
a.Giáo viên đọc mẫu
b.Luyện đọc câu 
- HS đọc nối tiếp nhau đọc từng câu.
- GV theo dõi ,rút ra từ khó hướng dẫn hs đọc: 
c.Luyện đọc đoạn
- Hs nối tiếp nhau đọc mời từng câu ca dao,
- Luyện đọc đoạn trước lớp: gv treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc, 
- Một hs đọc lại toàn bài.
- Lớp đọc đồng thanh.
d.Luyện đọc hiểu 
- Yêu cầu đọc bài và trả lời câu hỏi 
1/ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ? ( Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê )
2/ Quê ngoại bạn ở đâu ? ( Quê ngoại bạn ở nông thôn )
3/ Bạn thấy ở quê có những gì lạ ? ( Bạn thấy đầm sen nở ngát hương mà vô cùng thích thú ; gặp trăng gặp gió bất ngờ điều mà ở trong thành phố chẳng bao giờ có ; rồi bạn lại được đi trên con đường rực màu rơm phơi, có bóng tre xanh mát; tối đêm, vầng trăng trôi như lá thuyền trôi êm đềm.)
*Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu .Lồng ghép BVMT 
4/ Bạn nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo ? ( Bạn nhỏ thấy họ thật thà và thương yêu họ như thương bà ngoại mình.)
e. Luyện đọc lại Học thuộc lòng . 
+ Treo bảng phụ chép sẵn bài thơ , yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ . 
+ Xoá dần nội dung bài thơ trên bảng .H S đọc 
+ Y/C HS tự nhẫm lại bài thơ . 
+Thi đọc giữa các nhóm.
+Gvtheo dõi nhận xét ,tuỵên dương nhóm đọc đúng ,hay .
4. Củng cố - dặn dò (5’): 
Bạn nhỏ cảm thấy điều gì sau lần vè quê chơi ? 
+ Nhận xét tiết học và dặn dò HS về nhà học thụôc lòng bài, chuẩn bị bài sau
D.Phần bổ sung
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Luyện từ và câu
LUYỆN TỪ VỀ THÀNH THỊ
NÔNG THÔN , DẤU PHẨY
Sgk/135. Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục đích yêu cầu . 
-Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn ( BT1, BT2).
-Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
* Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh : Bộ phận
B. Chuẩn bị :
+ GV chép đoạn văn trong bài tập 3 , Bản đồ Việt Nam . 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ (5’): Gọi 2 em lên bảng làm bài tập 1 và 3 của tuần 15 , GV nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới (25’) Gt bài , ghi bảng
Bài tập 1 Em hãy kể tên;
a/ Một số thành phố ở nước ta
b/ Một vùng quê mà em biết
+ Gọi HS đọc đề bài , nêu YC .
+ Chia nhóm phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to , YC thào luận . 
+ YC HS thảo luận và ghi tên các vùng quê , các thành phố mà nhóm tìm được vào giấy 
+ YC các nhóm dán giấy lên bảng sau khi đã hết thời gian , sau đó cho HS cả lớp đọc tên các thành phố , vùng quê mà HS cả lớp tìm được . GV giới thiệu thêm một số thành phố ở các vùng mà HS chưa biết . Có thể chỉ các thành phố trên bản đồ . 
+ YC HS viết tên một số thành phố , vùng quê vào vở BT . 
 Bài tập 2 Hãy kể tên các sự vật và công việc:
a/ Thường thấy ở thành phố
b/ Thường thấy ở nông thôn
+ HD HS đọc đề, nêuYC đề bài 
+ YCHSlàm bài ..
Bài tập 3 Chép lại đoạn văn và đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp :
+ YC HS đọc YC của bài .
+ Treo bảng phụ có chép sẵn nội dung đoạn văn , YC HS đọc thầm và HD : muốn tìm đúng các chỗ đặt dấu phẩy , các em có thể đọc đọan văn 1 cách tự nhiên và để ý những chổ ngắt giọng tự nhiên , những chỗ đó có thể đặt dấu phẩy . Khi muốn đặt dấu câu , cần đọc lại câu văn xem đặt dấu ở đó đã hợp lý chưa ?
+ Chấm, chữa bài cho HS
Đáp án : Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Đồng bào Kinh hay Tày Mường, Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba - na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
3. Củng cố - dặn dò :(5’)
+ Nhận xét tiết học 
+ Dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập và chuẩn bị bài sau . 
D.Phần bổ sung
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
*********************************
Toán
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
Sgk/79. Thời gian dự kiến: 35’
A. MỤC TIÊU 
-Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng ,phép trừ chỉ có phép nhân ,phép chia.
-Áp dụng được tính gia trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu”=” ,””
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Bài cũ (5’): Gọi 3 em lên bảng làm toán . GV nhận xét sửa bài và ghi điểm 
* Tính giá trị của biểu thức:
 48 : 2 : 6 = 48 : 2 = 205 + 60 = 
 8 x 5 x 2 = 126 + 51 = 268 – 68 = 
2. Bài mới (25’): gt bài , ghi đề 
a.HD tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính cộng , trừ .
+ Viết lên bảng 60 + 20 – 5 và YC HS đọc biểu thức này . 
+ Nêu : Cả hai cách tính trên đều cho kết quả đúng , tuy nhiên để thuận tiện và tránh nhầm lẫn , đặc biệt là khi tính giá trị của các biểu thức có nhiều dấu tính cộng , trừ , người ta quy ước : Khi tính giá trị của các biểu thức có nhiểu dấu tính cộng , trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải . 60 cộng 20 bằng 80 , 80 trừ 5 bằng 75 . 
b.HD tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính nhân , chia .
+ Viết lên bảng 49 : 7 x 5 và YC HS đọc biểu thức này . 
+ Nêu : Khi tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính nhân , chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải . 
 49 chia 7 bằng 7 , 7 nhân 5 bằng 35 . Gía trị của biểu thức 49 : 7 x 5 là 35 . 
c.Luyện tập – thực hành . 
Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức 
+ YC HS lên bảng 
 a/ 205 +60 +3 b/ 462 -60 +7
 268 -68 +17 387 – 7 – 80 . 
Bài 2 Tính giá trị của biểu thức 
-YCHS nêu kết quả và cách làm.
+Chấm , sửa bài cho HS.
Bài 3 Điền dấu , =? 
+ YC 2 em vừa lên bảng giải thích cách làm của mình .
+ Chữa bài và cho điểm HS . 
+ Chữa bài và chấm điểm cho HS..
4 . Củng cố - dặn dò: (5’) 
C.Phần bổ sung
Thể dục
Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản
Sgv/ 93. Thời gian dự kiến: 35’
	A.Mục tiêu:
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình. 
- Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp
- Biết cách đi chuyển hướng phải , trái đúng cách.
- Chơi trò chơi: “Đua Ngựa” biết cách chơi và tham gia chơi được.	
B.Địa điểm phương tiện
	Sân trường sạch sẽ và an toàn tập luyện.
	C.Các hoạt động dạy học
	1.Phần mở đầu(5’)
- Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Khởi động: Chạy chậm một hàng dọc xung quanh sân.
- Chơi trò chơi: “Kết bạn”
2.Phần cơ bản: (25’) 
a) Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
- Tập 2 – 3 lần liên hoàn các động tác.
- Lớp trưởng hô cho lớp tập.Gv theo dõi kiểm tra.
b)Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải trái.
- Ôn đi theo địa hình 4 hàng dọc 
- Lớp tập dưới sự điều khiển của gv
- Gv theo dõi sửa chữa những động tác sai.
- Chia 4 tổ tập luyện & thi đua với nhau.
c)Trò chơi “Đua ngựa”
- Nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Hs chơi gv theo dõi và nhắc nhở.
	3/ Phần kết thúc:(5’)
	-Làm một số động tác thả lỏng
	-Gv cùng hs hệ thống bài
	-Nhận xét tiết học.
D.Phần bổ sung
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
*********************************
Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2010
Tập viết
ÔN CHỮ HOA: M
Sgk/136. Thời gian dự kiến: 35’
A. Mục tiêu:
-Viết đúng chữ hoa M ( 1dòng ), T ,B (1dong2 ) ;viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng ) và câu ứng dụng : Một cây hòn núi cao ( 1 lần ) bằng chữ cõ nhỏ .
B. Chuẩn bị :
+ GV : Mẫu chữ viết hoa M + Viết tên riêng Mạc Thị Bưởi và câu tục ngữ .
C. Các hoạt động dạy và học :
1.Bài cũ (5’): Gọi 2 em lên bảng viết chữ : Lê Lợi , lựa lời . 
2.Bài mới:(25’) Gt bài , ,.
*Hướng dẫn Học sinh viết chữ hoa 
a) Quan sát và nêu qui trình viết chữ hoa M, T.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có chữ hoa viết nào ?
+ Treo bảng chữ viết hoa M, T và gọi Hs nhắc lại qui trình viết đã học ở lớp 2
+ Viết lại mẫu chữ, vừa viết vừa nhắc lại qui trình viết cho HS quan sát.
b) Viết bảng :
+ Yêu cầu HS viết chữ hoa M, T vào bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS
*Hướng dẫn viết từ ứng dụng
a) Giới thiệu từ ứng dụng :
+ Gọi HS đọc từ ứng dụng.
b) Quan sát và nhận xét :
+ Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
c) Viết bảng : HS viết Mạc Thị Bưởi. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
*Hướng dẫn viết vào vở tập viết
+ GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở tập viết .và viết 
+ Thu và chấm 10 bài.
3 . Củng cố, dặn dò :(5’)
+ Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
+ Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
D.Phần bổ sung
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
*********************************
Chính tả : ( Nhớ - viết )
VỀ QUÊ NGOẠI .
Sgk/137. Thời gian dự kiến:35’
A. MỤC TIÊU
-Nhớ - viết đúng bài chính tả ;trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát .
-Làm đúng Bt(2) a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ ở địa phương . 
B. CHUẨN BỊ
+ GV : Viết sẵn bài tập 2a ra bảng phụ . 
+ HS : Có vở BT . 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
 1. Bài cũ (5’): Gọi 2 em lên bảng viết từ viết sai , lớp viết bảng con : 
GV đọc : châu chấu , trật tự , cơn bão , sửa soạn . 
 2. Bài mới(25’) : gt bài , ghi bảng. 
a.HD HS nhớ viết 
+ GV đọc 10 dòng thơ đầu 
+ YC HS đọc bài thơ .
+ YC nhắc lại cách trình bày bài thơ 
+ YC HS tìm từ khó : Hương trời , ríu rít , rực màu , lá thuyền , êm đềm .
+ GV đọc từ khó cho HS viết 
+ YC đọc lại đoạn thơ 
+ HD cách ngồi viết , cầm viết để viết bài . 
+ HD tự nhớ viết bài 
+ Đọc lại cho HS soát lỗi 
+ HD tự soát lỗi 
+ Thống kê lỗi sai 
+ Thu chấm sửa lỗi sai . 
b.HD luyện tập 
Bài 2 :a/ Điền vào chỗ trống tr hay ch
	b/ Đặt dấu hỏi hay ngã trên các chữ im đậm? Giải câu đố
+ Gọi HS đọc YC bài tập 2 
+ YC HS tự làm 
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng . 
Đáp án:
a/ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
	 Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
	Ca dao
b/ -	Cái gì mà lưỡi bằng gang
	Xới lên mặt đất những hàng thẳng băng.
	Giúp nhà có gạp để ăn
	Siêng làm thì lưỡi sáng bằng mặt gương.
	( cái cày )
-	Thưở bé em có hai sừng
	Đến tuổi nửa chùng mặt đẹp như hoa
	Ngoài hai mươi tuổi đã già
	Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng.
	(con trâu )
3. Củng cố - dặn dò ( 5’)
D.Phần bổ sung
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
*********************************
Toán
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ( TT )
Sgk/80. Thời gian dự kiến:35’
A. Mục tiêu :. 
- Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng,trừ,nhân,chia.
- Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng,sai của biểu thức
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Bài cũ :(5’) Gọi 4 em lên bảng làm bài , GV sửa bài , nhận xét , ghi điểm : 
* Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:
 320 + 60 + 5 = 45 : 9 x 8 = 
 325 – 25 + 87 = 7 x 9 : 3 = 
2. Bài mới(25’) : gt bài , ghi bảng
a.HD thực hiện tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng , trừ , nhân , chia 
+ Viết lên bảng 60 + 35 : 5 và YC HS đọc biểu thức này . 
+ YC HS suy nghĩ để tính giá trị của biểu thức trên . 
+ Nêu : Khi tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng , trừ , nhân , chia thì ta thực hiện phép tính nhân , chia trước , cộng , trừ sau .
+ YC HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức trên . 
+ YC HS áp dụng quy tắc vừa học để tính gíatrị của biểu thức 86 – 10 x 4 . 
+ YC HS nhắc lại cách tính của mình . 
b.Luyện tập thực hành :
Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức
+ Nêu YC của bài toán và YC HS làm bài .
+ 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở
+ Chữa bài và chấm điểm HS . 
Bài 2 : Đúng ghi Đ sai ghi S
- Hs tự làm bài vào vở bài tâp
- Gv theo dõi chấm
Bài 3 : 	Tóm tắt	Bài giải
Mẹ hái được : 60 quả táo	Số táo cả mẹ và chị hái được là
Chị hái được: 35 quả táo	60 + 35 = 95 ( quả táo )
Số táo cả chị và mẹ xếp đều vào 5 hộp	Số táo trong mỗi hộp là:
Mỗi hộp có .quả táo ?	95 : 5 = 19 ( quả táo )
	Đáp án : 19 quả táo
+ YC HS đọc đề bài ,thảo luận đề .
+ HD tìm hiểu bài và YC giải toán.
+ 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở
+ Chữa bài và cho điểm HS . 
Bài 4 ( dành cho HS khá giỏi)
Cho 8 hình tam giác	Hãy xếp thành hình dưới đây
Mỗi hình như hình sau:
3. Củng cố - dặn dò (5’):
C.Phần bổ sung
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
...........................................................

File đính kèm:

  • doc16.doc