Bài giảng Lớp 3 - Môn Mỹ thuật - Bài 8: Vẽ hình vuông và hình chữ nhật

Vẽ hình dáng khuôn mặt trước, vẽ tóc, cổ, vai sau.

+ Vẽ chi tiết mắt, mũi, miệng, tai

+ Chọn vẽ màu phù hợp, vẽ màu bộ phận lớn trước, bộ phận nhỏ sau.

- GV vẽ minh hoạ trên bảng.

 * Hoạt động 3: Thực hành:

- GV giới thiệu 1 số tranh chân dung của HS cũ.

- Yêu cầu HS vẽ chân dung 1 người thân.

 

doc10 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Mỹ thuật - Bài 8: Vẽ hình vuông và hình chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 8 (Từ 14/10 – 17/10/2014)
LỚP 1
Bài 8: VẼ HÌNH VUÔNG VÀ HÌNH CHỮ NHẬT
I.Mục tiêu:
HS nhận biết hình vuông và HCN.
Biết cách vẽ hình vuông và HCN.
Vẽ được hình vuông, HCN vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Một vài đồ vật là hình vuông, HCN, kết hợp không gian phòng học.
 Tranh minh họa vẽ hình vuông HCN
 Bài vẽ của HS cũ
HS: Vở tập vẽ, dụng cụ học vẽ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu 1 số hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác , hình tròn
+ Em hãy tìm xem trong các hình trên hình nào là hình vuông hình nào là hình chữ nhật?
- GV chốt lại.
- GV gợi ý HS tìm xem các đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật trong không gian phòng học.
+ Cái bảng đen là hình gì?
+ Viên gạch lát nền nhà là hình gì?
 *Hoạt động 2:Cách vẽ:
- GV hướng dẫn vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
+ Vẽ trước 2 nét ngang hoặc 2 nét dọc bằng nhau và cách đều nhau.
+Vẽ tiếp 2 nét dọc hoặc ngang còn lại.
+ Khi vẽ hình vuông thì 4 nét vẽ có độ dài bằng nhau, còn HCN thì vẽ 2 nét dài và 2 nét ngắn hơn.
- GV vừa hướng dẫn vừa vẽ minh hoạ ở bảng lớp
ai thi2 nét dọc hoặc ngang co Tru * Hoạt động 3: Thực hành:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV gợi ý: 
+ Vẽ thêm cửa sổ, cửa ra vào hoặc lan can ở 2 ngôi nhà.
+ Có thể vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn. 
+ Chọn và vẽ màu phù hợp
- GV vẽ minh hoạ ở bảng
- GV giới thiệu bài vẽ của HS cũ
- Yêu cầu HS vẽ vào vở bài tập
- GV theo dõi gợi ý giúp HS hoàn thành bài.
 * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn chấm 1 số bài gợi ý HS nhận xét
- GV nhận xét chung 
- HS quan sát 
- HS quan sát, thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trả lời
- Các nhóm khác nhận xét
- HS tìm
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS quan sát
- HS nêu yêu cầu
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS quan sát tham khảo
- HS thực hành:
- HS trình bày sản phẩm
- Nhận xét bài bạn:
Về cách vẽ hình, vẽ màu.
- Phân loại bài
- Lựa chọn bài đẹp nhất
4. Dặn dò: Quan sát hình dáng của mọi vật xung quanh.
LỚP 2
Bài 8: XEM TRANH TIẾNG ĐÀN BẦU
( Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt )
I.Mục tiêu:
 1. HS làm quen, tiếp xúc tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh của họa sĩ.
 2. Mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.
II.Đồ dùng dạy_học.
GV: Sưu tầm một số tranh của họa sĩ.
 Tranh in trong bộ ĐDDH.
 Tranh của thiếu nhi.
 Phiếu bài tập
HS: Vở tập vẽ, sưu tầm tranh các chủ đề khác nhau.
III.Các hoạt động dạy_học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Giới thiệu tranh của hoạ sĩ
- GV giới thiệu một số tranh của hoạ sĩ.
+ Bức tranh có tên là gì? Tác giả là ai?
+ Tranh vẽ gì?
+ Đâu là hình ảnh chính, đâu là hình ảnh phụ?
+ Màu sắc trong tranh ntn? 
+ Tranh được vẽ bằng chất liệu gì?
+ Em có thích bức tranh không?Vì sao?
- GV chốt ý.
* Hoạt động 2: Xem tranh
- GV treo tranh Tiếng đàn bầu lên bảng.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
* Nhóm 1: 
1) Bức tranh có tên là gì? Tác giả là ai?
2) Tranh vẽ gì? Trong tranh có bao nhiêu người?
* Nhóm 2: 
1) Anh bộ đội và 2 em bé đang làm gì?
2) Ngoài hình ảnh anh bộ đội và 2 em bé trong tranh còn có những hình ảnh nào nữa?
* Nhóm 3:
1) Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh?
2) Trong tranh có những màu nào? Màu sắc trong tranh ntn?
* Nhóm 4:
1) Bức tranh được vẽ bằng chất liệu gì?
2) Em có thích bức tranh này không? Vì sao?
- GV nhận xét, chốt lại, bổ sung thêm:
+ Hoạ sĩ Sỹ Tốt quê ở làng Cổ Đô huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây.
+Ngoài tranh TĐB ông còn có nhiều tranh nổi tiếng như: Em nào cũng được học cả, Ơ! bố
+ Tranh TĐB là 1 bức tranh đẹp vẽ về đề tài bộ đội, nói lên tình cảm thắm thiết giữa bộ đội và thiếu nhi.
+ Hình ảnh cô gái lắng nghe càng tạo cho tiênghs đàn hay hơn và không khí thêm ấm áp. Tranh gà mái khiến cho bố cục bức tranh thêm chặt chẽ và nội dung phong phú hơn.
 * Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá:
- GV nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi một số HS phát biểu xây dựng bài
- HS quan sát 
- HS quan sát, thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- Các nhóm khác nhận xét
- HS xem tranh 
HS thảo luận nhóm
- Đại diện từng nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
4. Dặn dò: Sưu tầm tranh in trên sách, báo và tập nhận xét.
 Quan sát các loại mũ (nón)
LỚP 3
Bài 8: VẼ TRANH: VẼ CHÂN DUNG
I.Mục tiêu:
- HS hiểu đặc điểm, hình dáng khuôn mặt người.
- Biết cách vẽ chân dung.
- Vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Một số kiểu tranh chân dung khác nhau. 
 Hình gợi ý cách vẽ.
 Bài vẽ tranh chân dung của HS cũ.
HS: Vở - chì - màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh chân dung
- GV giới thiệu 1 số tranh chân dung.
+ Tranh như thế nào gọi là tranh chân dung?
+ Tranh chân dung vẽ những gì?
+ Tranh chân dung ngoài khuôn mặt còn vẽ gì nữa?
+ Khuôn mặt người có những kiểu khuôn mặt nào?
+ Em thấy nét mặt người trong tranh ntn?
- GV chốt lại: Mỗi nguời có một đặc điểm riêng nên khi vẽ cần thể hiện rõ đặc điểm riêng của người đó.
+ Trong gia đình, em quí mến ai nhất? Em hãy miêu tả đặc điểm khuôn mặt người định vẽ?
*Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung:
 - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và hướng dẫn:
+ Quan sát và nhớ lại đặc điểmai thi2 nét dọc hoặc ngang co Tru  riêng của người định vẽ.
+ Xác định bố cục (vẽ nửa người hay toàn thân).
+Vẽ hình dáng khuôn mặt trước, vẽ tóc, cổ, vai sau.
+ Vẽ chi tiết mắt, mũi, miệng, tai 
+ Chọn vẽ màu phù hợp, vẽ màu bộ phận lớn trước, bộ phận nhỏ sau.
- GV vẽ minh hoạ trên bảng.
 * Hoạt động 3: Thực hành:
- GV giới thiệu 1 số tranh chân dung của HS cũ.
- Yêu cầu HS vẽ chân dung 1 người thân.
- GV theo dõi gợi ý các bước vẽ. Nhắc HS vẽ vừa với phần giấy, thể hiện rõ đặc điểm người định vẽ.
- Vẽ màu phù hợp sinh động.
- Cho 2 HS vẽ chân dung ở bảng.
 * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gợi ý HS nhận xét 2 bài vẽ ở bảng
- GV chọn chấm 1 số bài gợi ý HS nhận xét
- GV nhận xét tuyên dương
- HS quan sát 
- HS quan sát, thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trả lời
- Các nhóm khác nhận xét
+ HS lắng nghe.
+ HS lựa chọn và phát biểu tự do theo suy nghĩ.
- HS chú ý theo dõi GV hướng dẫn vẽ.
- HS quan sát
- HS quan sát tham khảo
- HS thực hành:
- HS nhận xét 2 bài vẽ ở bảng
- HS trình bày sản phẩm
- Nhận xét bài bạn:
 Về đặc điểm khuôn mặt, bố cục...
- Phân loại bài.
- Lựa chọn bài đẹp nhất
4. Dặn dò HS:
- Vẽ tranh chân dung người thân trên giấy A4
- Chuẩn bị bài học sau. 
LỚP 4
Bài 8: TẬP NẶN TẠO DÁNG: NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I.Mục tiêu:
- Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng màu sắc của con vật.
- HS biết cách nặn con vật.
- Nặn được con vật theo ý thích
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh , ảnh về các con vật quen thuộc.
 Các con vật đã nặn của HS cũ.
 Đất nặn và đồ dùng cần thiết.
- HS: Vở + SGK + đất nặn + đồ dùng cần thiết.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu tranh, ảnh 1 số con vật quen thuộc và đặt câu hỏi:
+ Hãy gọi tên các con vật trong tranh?
+ Em hãy miêu tả đặc điểm, hình dáng con vật?
+ Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật?
+ Con vật có những bộ phận chính nào?
+ Em hãy nhận xét sự giống và khác nhau về hình dáng giữa các con vật?
+ Màu sắc các con vật như thế nào?
+ Em hãy kể tên 1 số con vật khác mà em biết?
- GV nhận xét chốt lại.
+ Trong các con vật đó em thích nhất con vật nào? Vì sao?
+ Em chọn nặn con vật gì? Hãy miêu tả đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con vật đó?
* Hoạt động 2: Cách nặn con vật.
- GV gợi ý cách nặn:
+ Nhớ lại đặc điểm, hình dáng con vật định nặn.
+ Chọn màu đất phù hợp.
+ Nhào đất cho mềm, dẻo trước khi nặn.
+ Có thể nhào nặn theo 2 cách:
* Nặn từng bộ phận và chi tiết của con vật rồi ghép, đính lại với nhau.
* Nhào đất thành 1 thỏi rồi vuốt, kéo tạo thành hình dáng chính con vật. Nặn thêm chi tiết và tạo dáng cho con vật hoàn chỉnh.
- Lưu ý: trong quá trình nặn thấy không vừa ý thì vo đất nặn lại.
- GV nặn mẫu 1 con vật.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV giới thiệu 1 số con vật đã được nặn mẫu và 1 số sản phẩm nặn con vật của HS cũ.
- GV cho HS thực hành theo nhóm: những HS thích nặn con vật giống nhau ngồi cùng nhóm, theo sự quản lý của nhóm trưởng.
- GV theo dõi hướng dẫn từng bước nặn.
- GV nhắc HS nặn thêm hình ảnh phụ cho sinh động.
- Gợi ý thêm cho những HS còn lúng túng.
- Lưu ý giữ gìn vệ sinh không bôi bẩn.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn chấm một số sản phẩm đã hoàn chỉnh và gợi ý HS nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương những nhóm hoàn thành tốt. 
- HS quan sát 
- HS quan sát, thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trả lời
- Các nhóm khác nhận xét
+ HS trả lời .
+ HS chọn con vật để nặn và miêu tả nó.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát GV nặn mẫu.
- HS quan sát, tham khảo.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm
- Các nhóm khác nhận xét về hình dáng, đặc điểm, màu sắc có giống con vật thật không.
- Phân loại sản phẩm.
- Lựa chọn nhóm có sản phẩm đẹp nhất.
4. Dặn dò: Về nhà xé dán hoặc vẽ 1 con vật vào vở.
 Chuẩn bị hoa, lá thật cho bài sau
LỚP 5
Bài 8: VẼ THEO MẪU
 MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
I.Mục tiêu:
HS hiểu hình dáng, đặc điểm của vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
HS biết cách vẽ vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
Vẽ được hình theo mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Vài vật có hình dạng khác nhau. Chai và quả  
 Tranh, hình và các bước tiến hành cách vẽ.
HS: Dụng cụ vẽ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số vật mẫu có hình dạng khác nhau.
+ Em hãy tìm xem vật nào có dạng hình trụ, vật nào có dạng hình cầu?
- GV bày mẫu vẽ ( cái chai và quả) ở vị trí thích hợp:
+ Em có nhận xét gì về mẫu vẽ? 
+ Mẫu vẽ gồm có mấy đồ vật? Đó là những đồ vật gì?
+ Đồ vật đó có dạng hình gì?
+ Ở vị trí của em, em nhìn thấy vật mẫu ntn?
- GV chốt lại các ý đúng HS vừa nêu.
 *Hoạt động 2: Cách vẽ quả:
- GV treo hình gợi ý và hướng dẫn HS vẽ:
+Phác khung hình chung của 2 vật mẫu
+ Phác khung hình riêng của từng vật mẫu và tìm tỉ lệ của các bộ phận.
+ Phác nét chính và vẽ chi tiết.
+ Hoàn chỉnh hình và vẽ đậm nhạt, hoặc vẽ màu theo ý thích.
- GV có thể vẽ minh họa ở bảng.
 * Hoạt động 3: Thực hành:
- GV giới thiệu bài vẽ của HS cũ:
- Yêu cầu HS quan sát mẫu rồi vẽ vàovở.
- GV theo dõi, gợi ý cách vẽ giúp HS hoàn thành bài.
- Nhắc HS vẽ cân đối phần giấy, vừa vẽ vừa quan sát mẫu để bài vẽ giống thật.
- Nhắc HS ngồi ở vị trí đó em nhìn thấy mẫu thế nào thì vẽ y như thế đó. Không được dùng thước, ước lượng bằng mắt.
 * Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá
- GV chọn chấm một số bài đã hoàn chỉnh và gợi ý HS nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương. 
- HS quan sát và trả lời
+ HS lựa chọn và tìm ra đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu
- HS quan sát
- HS nhận xét
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS quan sát, theo dõi GV hướng dẫn.
- HS quan sát GV vẽ mẫu
- HS quan sát tham khảo
- Học sinh thực hành
- HS trình bày sản phẩm
- HS nhận xét về bố cục, hình vẽ, màu sắc 
- Phân loại bài
- Lựa chọn bài đẹp nhất.
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • doco an T8.doc