Bài giảng Lớp 2 - Môn Toán - Tuần 8 - Luyện tập

I/ Mục tiêu:

- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ, vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị biểu thức số.

- Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

II/.Đồ dùng dạy học:

- Bảng con

- SGK, VBT

 

doc44 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn Toán - Tuần 8 - Luyện tập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trận quân ta đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
+ Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ?
- Nhận xét, cho điểm
3/BÀI MỚI :
a. Giới thiệu bài: 
b.Hoạt động 1: Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc
- Gọi hs đọc y/c 1 trong SGK/24
- Nhận xét
Kết luận: Các em đã được học hai giai đoạn LS, các em cần ghi nhớ hai giai đoạn này cùng với những sự kiện LS tiêu biểu mà các em nhớ lại trong hoạt động 2
c.Hoạt động 2 : Các sự kiện lịch sử tiêu biểu.
- Gọi hs đọc y/c 2 trong SGK
 Treo trục thời gian lên bảng: Các em hãy thảo luận nhóm đôi kẻ trục thời gian vào vở và ghi các sự kiện tiêu biểu đã học tương ứng với các mốc thời gian này. 
- Gọi đại diện nhóm lên điền vào trục thời gian và báo cáo kết quả 
 Nước Văn Lang ra đời Nước ÂL rơi vào tay TĐà
 Khoảng 700 năm Năm 179 
- Cùng hs nhận xét kết quả thảo luận của nhóm bạn
d.Hoạt động 3: Thi thuyết trình
- Chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm thảo luận 1 câu hỏi trong thời gian 5 phút.
+ Nhóm 1,3: Kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang
+ Nhóm 2,5: Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng
+ Nhóm 4,6: Kể về Chiến thắng Bạch Đằng.
- Gọi đại diện nhóm lên thi thuyết trình trước lớp (có thể nhóm sẽ thi tiếp sức nhau- mỗi bạn nói 1 phần)
- Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn thuyết trình hay nhất.
- Tuyên dương
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 hs đọc lại phần ghi nhớ
- Bài sau: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng lần lượt trả lời
-Hs kể trước lớp
+ Kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của PKPB và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta.
- Lắng nghe
- 1 hs nêu: Giai đoạn thứ nhất là Buổi đầu dựng nước và giữ nước, giai đoạn này bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN và kéo dài đến năm 179 TCN; giai đoạn thứ hai là Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập, giai đoạn này bắt đầu từ năm 179 TCN cho đến năm 938
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- Quan sát, thực hành trong nhóm đôi
- 1 hs đại diện nhóm lên điền, 1 bạn báo cáo.
 Chiến thắng Bạch đằng 
CN	Năm 938 
- Nhận xét
- Chia nhóm thảo luận
+ Ngừơi Lạc Việt biết làm ruộng, uơm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. Họ thuờng ở nhà sàn để tránh thú dữ và họp nhau thành các làng bản. Cuộc sống ở làng bản giản dị, vui tươi, hòa hợp với thiên nhiên và có nhiều tục lệ riêng...
- HS trong nhóm lần lượt nêu thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- HS trong nhóm lần lượt nêu thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
- Nhận xét.
- Hs lắng nghe
------------------------------
THỂ DỤC
ĐI THƯỜNG THEO NHỊP CHUYỂN HƯỚNG PHẢI TRÁI
---------------------------------
Ngày soạn:6/10/2014
Ngày dạy: 8/10/2014
Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
 Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của của hai số đó.
II/ Chuẩn bị
-GV: sách giáo khoa, bảng phụ
-HS:SGK, Sgv
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ỔN ĐỊNH
2/ KTBC: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm sao?
- Gọi hs lên bảng giải bài 3/47
- Nhận xét, chấm điểm
3/ DẠY-HỌC BÀI MỚI:
a) Giới thiệu bài: 
b) HD luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs làm vào Bảng con, gọi 1 hs lên bảng thực hiện.
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm sao?
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài
- Y/c hs tóm tắt và giải bài toán trong nhóm đôi 
- Gọi nhóm lên thực hiện trên bảng và nhận dạng bài toán.
- Gọi hs nhận xét phần tóm tắt và giải của nhóm bạn.
Bài 4:Gọi Hs đọc đề
-YC làm vào vở
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Gv cho hs thi đua
- Xem trước bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
- 1 hs trả lời
- 1 hs lên bảng giải
Số cây lớp 4 B trồng:
(600 + 50 ) : 2 = 325 (cây)
Số cây lớp 4A trồng:
325 - 50 = 275 (cây)
Đáp số: 4A: 275 cây 4B: 325 cây
- Hs lắng nghe
- 1 hs đọc y/c
- Cả lớp thực hiện Bảng, 1 hs lên bảng thực hiện
a) SL = (24+6):2 = 15
 SB = 15 - 6
b) SL = (60 + 12) : 2 = 36
 SB = 36 - 12 = 24
- HS trả lời
- 1 hs đọc đề bài
- HS thực hiện trong nhóm đôi
- 2 hs lên bảng thực hiện
Bài giải
 Tuổi của chị là:
 (36 + 8 ) : 2 = 22 (tuổi)
 Tuổi của em là: 
 22 - 8 = 14 (tuổi)
 Đáp số: chị 22 tuổi em 14 tuổi
- HS nhận xét
-1Hs đọc đề
-Hs làm vở
Giải
Phân xưởng thứ nhất là:
(1200-120):2=540 (sản phẩm)
Phân xưởng thứ 2 là:
(1200+1200);2 =660 (sản phẩm)
Đáp số : PX 1: 540 sản phẩm
PX2: 660 sản phẩm
- Hs cử đại diện thi đua
- Hs lắng nghe
----------------------------
TẬP ĐỌC
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, rành mạch. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài ( giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp với nội dung hồi tưởng ).
- Hiểu ND: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu Lái, làm cho cậu rất xúc động và vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên ( trả lời câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy học:
- Gv:SGK, SGV, tranh
- HS:SGK.
III/Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ỔN ĐỊNH:
2/ KTBC: Nếu chúng mình có phép lạ
- Gọi 2 hs đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung bài
- Nhận xét, chấm điểm
3/ Dạy-học bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 
- GV chia đoạn
+ Đoạn 1:từ đầu.bạn tôi
+Đoạn 2: còn lại
- Gọi hs đọc nối tiếp đoạn kết hợp luyện đọc từ khó
-Gọi HS đọc lượt 2
+ giải nghĩa từ: ba ta, vận động, cột) - chú ý hs đọc đúng câu cảm và nghỉ hơi ở câu dài Tôi ...nó vào/chắc bước đi... trong làng/...các bạn tôi
- Y/c hs luyện đọc theo cặp
c. Tìm hiểu bài:
- Gọi Hs đọc bài
+ Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH: Nhân vật "tôi" là ai?
+ Ngày bé, chị phụ trách Đội từng mơ ước điều gì?
+ Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
+ Mơ ước của chị phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không?
- Gọi hs đọc đoạn 2
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2 và TLCH:
- Chị phụ trách đội được giao việc gì?
- Vì sao chị biết điều đó?
- Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp?
- Tại sao chị lại chọn cách làm đó?
 - Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
-Nội dung bài này nêu lên điều gì 
d..Luyện đọc giọng phù hợp
*Luyện đọc đoạn 2
-YC hs tìm giọng đọc phù hợp
-Gọi 1 Hs đọc
-YC hs đọc theo nhóm 2
-Gọi 2 Hs thi đọc
-GV nhận xét
4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Gọi hs nhắc lại nội dung bài
- Về nhà đọc lại bài
- Bài sau: Thưa chuyện với mẹ 
Nhận xét tiết học 
- 2 hs lần lượt lên bảng đọc và nêu nội dung: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
-1 HS đọc bài
- Lắng nghe
- 2 hs đọc đoạn 
-2HS đọc
-Hs giải nghĩa theo sgk
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc
- HS đọc thầm và TL: Nhân vật tôi là một chị phụ trách Đội TNTP
+ Có một đôi giày ba ta màu xanh như đôi giày của anh họ chị.
+ Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang
+ Mơ ước của chị không đạt được. Chị chỉ tưởng tượng mang đôi giày thì bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, các bạn sẽ nhìn thèm muốn.
- 2 hs đọc.
+ Vận động Lái, một cậu bé nghèo sống lang thang trên đường phố đi học
+ Vì chị đi theo Lái trên khắp các đường phố
+ Chị quyết định sẽ thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp
+ Vì chị muốn mang lại niềm vui cho Lái
+ Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân... ra khỏi lớp, Lái cội hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.
- Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu Lái, làm cho cậu rất xúc động và vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên
-HS nêu
-1HS đọc
-HS đọc theo nhóm
-2 Hs thi đọc
- 2hs nhắc lại
- Hs lắng nghe
ĐỊA LÝ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I/ Mục tiêu: 
Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm ( cao su, hồ tiêu, cà phê, chè,) trên đất ba dan.
+ Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột. 
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động học
Hoạt động dạy
1/.ỔN ĐỊNH:
2/ KTBC: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
- Gọi hs lần lượt lên bảng trả lời
+ Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên?
+ Nêu một số nét sinh hoạt của người dân Tây Nguyên 
+ Nhà rông dùng để làm gì?
- Nhận xét, cho điểm
3/.DẠY-HỌC BÀI MỚI:
a.Bài mới: 
b. Hoạt động 1: Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
- Gọi hs đọc mục 1 trong SGK/87
- Dựa vào mục 1 SGK và quan sát lược đồ các em hãy kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên? Chúng thuộc loại cây gì?
- Treo bảng số liệu (viết sẵn) và gọi hs đọc
- Dựa vào bảng số liệu, em hãy cho biết cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?
- Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp? 
- Giải thích việc hình thành đất đỏ ba dan: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy, từ lòng đất phun trào ra (gọi là dung nham) nguội dần, đông cứng lại thành đá ba dan. Trải qua hàng triệu năm, dưới tác dụng của nắng mưa, lớp đá ba dan trên mặt vụn bở thành đất đỏ ba dan.
- Gọi hs đọc từ "hiện nay...cho cây"
- Dựa vào hình 2 cho biết loại cây trồng nào trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? Ở tỉnh nào có cà phê thơm ngon nổi tiếng?
- Gọi hs lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lí TNVN.
- Cây công nghiệp có giá trị kinh tế gì?
- Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì?
- Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này?
GDVSMT: Đất đỏ ba dan tơi xốp rất thích hợp để Tây Nguyên trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, mang lại nhiều giá trị kinh tế cao hơn 
c. Hoạt động 2: Chăn nuôi trên đồng cỏ
- Gọi hs đọc mục 2 trong SGK
- Em hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
- Ngoài trâu, bò, Tây Nguyên còn có vật nuôi nào đặc trưng? Con vật này dùng để làm gì?
Kết luận: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên chủ yếu là họ trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su,... và chăn nuôi gia súc lớn trâu, bò trên các đồng cỏ.
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/89
4/.CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Gọi 2 hs nhắc lại phần ghi nhớ
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tt)
Nhận xét tiết học 
- 3 hs lần lượt lên bảng trả lời
- HS lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- cao su, cà phê, hồ tiêu, chè. Chúng là những cây công nghiệp lâu năm 
- 1 hs đọc bảng số liệu
- Cà phê (DT 494.200 ha)
- Vì ở Tây Nguyên phần lớn là đất đỏ ba dan. Đất thường có màu đỏ, tơi xốp, phì nhiêu cho nên thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm.
- HS lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- Cà phê . Buôn Ma Thuột có cà phê thơm ngon nổi tiếng.
- 1 hs lên bảng chỉ
- Có giá trị kinh tế rất cao, đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới.
- Tình trạng thiếu nước mùa khô
- Người dân phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cho cây.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc 
- Bò, trâu, voi
- Voi, dùng để chuyên chở và phục vụ du lịch.
- Lắng nghe
- 3 hs đọc
- 2 hs đọc
- Hs lắng nghe
-------------------------------
KỂ CHUYỆN 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I/Muc tiêu
 Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí.
 - Hiểu câu chuyện và nêu nội dung chính của truyện.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa truyện Lời ước dưới trăng để kiểm tra bài cũ
- Truyện đọc lớp 4
- Viết sẵn đề bài trên bảng lớp
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ỔN ĐỊNH:
2/ KTBC: Gọi 2 hs kể 2 đoạn của chuyện Lời ước dưới trăng theo tranh 
- Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì?
- Hành động của cô gái cho thấy cô là người thế nào?
- Em hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện trên
- Nhận xét, chấm điểm
3/ DAY-HỌC BÀI 
a. Bài mới
b. Tìm hiểu y/c của đề bài
- Gọi HS đọc đề bài
- Dùng phấn màu gạch chân: được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viển vông phi lí.
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong SGK/80
- Y/c hs đọc thầm gợi ý 1
+ Những câu chuyện kể về ước mơ có những loại nào? lấy ví dụ
+ Khi KC cần lưu ý những phần nào?
+ Câu chuyện em định kể có tên là gì? Em muốn kể về ước mơ gì?
- Y/c hs đọc thầm lại gợi ý 2,3
c. HS thực hành kể chuyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện:
- Y/c hs kể chuyện theo cặp theo gợi ý 2,3
- Tổ chức cho hs thi kể
- Y/c hs hỏi với nhau về nội dung câu chuyện.
c. Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
+ Đọc bảng tiêu chí đánh giá
- HS xung phong kể và nói ý nghĩa câu chuyện.
- Ghi nhanh tên truyện, xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể kể lên bảng
- Gọi hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
- Tuyên dương
4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Gọi 1 hs kể lại câu chuyện
- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs lần lượt lân bảng kể 2 đoạn của truyện và trả lời câu hỏi.
+ Cô cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh
+ Cho thấy cô là người nhân hậu, sống vì người khác
- HS kể
- Hs lắng nghe
- 1 hs đọc đề bài
- HS theo dõi
- 3 hs nối tiếp nhau đọc gợi ý
- HS đọc thầm gợi ý 1
- Có hai loại: Ước mơ đẹp và ước mơ viễn vông, phí lí. Truyện thể hiện ước mơ đẹp: Đôi giày ba ta màu xanh, Cô bé bán diêm. Truyện thể hiện ước mơ viển vông phi lí: Ông lão đánh cá và con cá vàng, Ba điều ước.
- Cần lưu ý tên câu chuyện, nội dung câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện
+ Em kể câu chuyện Cô bé bán diêm. Truyện kể về ước mơ có một cuộc sống no đủ, hạnh phúc của một cô bé mồ côi tội nghiệp
+ Em kể chuyện về lòng tham của vua Mi-đát đã khiến ông ta rước họa vào thân. Đó là câu chuyện: Vua Mi-đát thích vàng.
- HS đọc thầm
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện
- Lần lượt cặp hs thi kể và chất vấn với các bạn về nội dung câu chuyện
- HS kể hỏi: 
+ Trong câu chuyện mình kể, bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
+ Bạn học tập nhân vật chính trong truyện đức tính gì?
+ Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất.
* HS nghe hỏi:
+ Qua câu chuyện bạn nói với mọi người điều gì?
+ Bạn sẽ làm gì để học tập đức tính của nhân vật đó?
+ Nếu nhân vật đó xuất hiện ngoài đời bạn sẽ nói gì? 
- 1 hs đọc:
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4đ
+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 đ
+ Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ 3đ
+ Nêu đúng ý nghĩa truyện: 1đ
+ TL được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn. (1đ)
- HS lần lượt thi kể
- HS nhận xét bạn kể
- 1 hs kể
- HS lắng nghe
---------------------------------
THỂ DỤC
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI”
Ngày soạn: 7/10/2014
Ngày dạy: 9/10/2014
TẬP LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I/ Mục tiêu: 
 - Kể lại câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.(BT3). 
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa cốt truyện Vào nghề 
- Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung 4 đoạn văn (mở đầu, diễn biến, kết thúc) , viết 2 câu phần diễn biến, kết thúc. Viết đầy đủ, in đậm những câu mở đầu.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ỔN ĐỊNH
2/ KTBC: 
- Gọi 2 hs lên bảng đọc bài viết phát triển câu chuyện đề bài: Trong giấc mơ, em được bà tiên cho 3 điều ước...
- Nhận xét, chấm điểm
3/ DẠY-HỌC BÀI MỚI:
a/. Giới thiệu bài: 
b/ HD hs làm bài tập:
 Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT. 
- Phân tích đề bài cho HS:
+ Gạch dưới các từ quan trọng:
 Kể lại một câu chuyện em đã học (qua các bài tập đọc, kể chuyện, TLV), trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi kể một câu chuyện đã học.
- GV lưu ý cho HS: xem câu văn kể có đúng theo trình tự thời gian không. 
- Gợi ý các tiêu chuẩn nhận xét cho HS.
- Gv cho hs thi kể
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm kể hay, góp ý các nhóm kể chưa hay để lần sau kể hay hơn.
4/. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GDKNS: biết bày tỏ ý kiến, tư duy sáng tạo, phân tích phán đoán
- Bài sau: Luyện tập phát triển câu chuyện
Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng thực hiện
- HS lắng nghe
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS nghe
Một số HS nêu tên truyện mình sẽ kể.
HS suy nghĩ, , viết nhanh ra nháp trình tự của các sự việc. 
- HS thảo luận nhóm đôi kể một câu chuyện đã học.
HS thi kể chuyện.
- Cả lớp nhận xét
- HS lắng nghe
---------------------------------
MĨ THUẬT
TNTD: :NẶN HOẶC XÉ DÁN CON VẬT QUEN THUỘC
--------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: 
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ, vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị biểu thức số.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II/.Đồ dùng dạy học:
- Bảng con
- SGK, VBT
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ ỔN ĐỊNH:
2/.KTBC: 
- Gọi hs lên bảng giải bài 5/48
- Nhận xét, chấm điểm
3/ DẠY-HỌC BÀI MỚI:
a) Giới thiệu bài: 
b) HD luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Muốn biết một phép tính cộng làm đúng hay sai, chúng ta làm thế nào?
- Muốn biết một phép tính trừ làm đúng hay sai chúng ta làm thế nào?
- Ghi lần lượt từng phép tính lên bảng, gọi hs lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào Bảng.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Gọi hs nêu cách tính giá trị của biểu thức.
- Y/c hs thực hiện trong nhóm đôi. (2 nhóm thực h

File đính kèm:

  • doctuan 8 lop 4.doc