Bài giảng Lớp 2 - Môn toán - Tuần 29 - Tiết 142 - Các số có ba chữ số

Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. Biết sắp xếp các số có

 ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng độc, viết, so sánh cá số có ba chữ số

3, Thái độ: Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập

 

doc27 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3743 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn toán - Tuần 29 - Tiết 142 - Các số có ba chữ số, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S đọc câu văn dài
- Gọi từng nhóm mỗi nhóm 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
- GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS.
- Gọi 1 HS đọc chú giải SGK
b) Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm
- Cho HS luyện đọc trong nhóm
- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc
- HS nhận xét - GV nhận xét khen ngợi
- Cho cả lớp đọc ĐT.
3.3. Tìm hiểu bài kết hợp giải nghĩa từ.
- YC HS đọc thầm từng đoạn thảo luận các câu hỏi và trả lời:
+ Những từ ngữ nào, những câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu.
- Giải nghĩa từ : Cổ kính
+ Các bộ phận của cây đa (thân, cành, ngọn, rễ,) được tả bằng những hình ảnh nào?
- Giải nghĩa từ : Cột đình - Đình – nhà công cộng của làng thời trước, dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp việc làng (thường là nhà to rộng nhất làng)
- Giải nghĩa từ : Rằn hổ mang – Rắn độc, sống ở đồng ruộng vườn tược, bờ bụi, dài trên 1m có khả năng bạnh cổ, lưng nâu thẫm vàng lục hay đen, đầu hơi rộng và dẹp, kiềm ăn chủ yếu về đêm, ăn thú nhỏ chuột, ếch, thằn lằn, còn gọi là rắn hổ mang thường, răn bành, rằn hổ đất
+ Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng 1 từ
- Ngồi bóng mát ở gốc đa. Tác giả còn thấy những cảnh đẹp của quê hương ?
- Giải nghĩa từ : Gợn sóng Nổi lên những làn sóng nhỏ.
- Gợi ý HS rút ra nội dung bài.
+ Qua bài văn, em thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào ? 
- Gọi vài HS đọc lại
d) Luyện đọc lại.
- Mời 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đọc hay diễn cảm.
- Hướng dẫn HTL bài thơ
- Tổ chức cho HS thi đọc bài 
- Nhận xét khen ngợi
4 Củng cố.
- Từ nào cho biết cây đa sống rất lâu đời ?
 A. Chót vót. 
 B. Cổ kính 
 C. Ôm không xuể
Đáp án : B
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò.
- Về học bài chuẩn bị bài sau: Ai ngoan sẽ được thưởng.
- 1 Hs đọc
- HS quan sát nhận xét
- Cả lớp theo dõi SGK
- HS theo dõi
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS đọc cá nhân, ĐT
- Cả lớp nhận xét
- HS đọc tiếp nối đoạn.
- Cả lớp theo dõi SGK
- Các nhóm luyện đọc
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS đọc ĐT.
- Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là một toà cổ kính hơn là 1 thân cây.
- Thân cây: Là một toà cổ kính: chín, mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể.
- Cành cây: Lớn hơn cột đình
- Ngọn cây: Chót vót giữa rừng xanh 
- Rễ cây: Nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ.
- Thân cây rất to
- Cành cây rất lớn
- Rễ cây ngoằn ngoèo
- Ngọn cây rất cao
- Lúa vàng gợn sóng, đàn trâu
 ánh chiều
- HS nêu ý kiến
- 3, 4 HS đọc lại
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- Các nhóm cử đại diện thi đọc
- HS nghe.
- HS thi đọc
- HS giơ thẻ chọn ý đúng và giải thích lí do.
- HS nghe.
TOÁN (Tiết 145)
SO SÁNH CÁC SỐ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các số 
 trong một số để so sánh các số có ba chữ số; nhận biết thứ tự các số 
 (không quá 1000).
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc viết so sánh các số có ba chữ số.
 3. Thái độ: Hs có tính cẩn thận trong học tập, biết vận dụng vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Vở bài tập Toán
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ
- 1 HS lên bảng làm bài tập 3 trang 147 tiết trước
- Nhận xét - cho điểm.
3 Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
- Giới thiệu, nêu mục tiêu
3.2 Phát triển bài 
a) Ôn lại cách đọc và viết số có 3 chữ số
- Treo bảng phụ lên bảng và cho HS đọc các số:
- Cho HS lấy tấm bìa hình vuông đã chia sẵn và nói : 
- Viết các số 
- So sánh các số: Gv treo bảng phụ lên bảng và y/c HD HS so sánh các số: 
- Nêu KL chung
b) Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn làm bài
- Cho HS làm bài tập.
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập, em nào làm xong ý a làm tiếp ý b, c 
- Gọi 1 số HS nêu kết quả. 
- YC HS NX bài bài trên bảng
- Nhận xét- chữa bài.
Bài 3
- Gọi HS nêu y/c
- Cho HS làm bài cá nhân, em nào làm xong dòng 1 làm tiếp dòng 2,3.
- Mời các nhóm trình bày kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét chữa bài
4 Củng cố 
758 ... 780 Dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm là :
A. > B. = C. <
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp làm bài ra nháp.
- HS đọc các số đã treo trên bảng
401; 402  410	
121; 122 130
151;152  160
551;552  560
- Học sinh viết các số vào vở theo lời đọc của giáo viên.
- Năm trăm hai mươi mốt : 521
- HS nghe, so sánh
- Xác định số trăm, số chục, số đơn vị.
- Xét các số ở hàng hai số (hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị)
234 234
194 > 139 139 < 194
199 199
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
- Cả lớp làm bài vào SGK
127 > 121 865 = 865
124 < 129 648 < 684
182 549
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK 
- Cả lớp làm vào vở bài tập
a) 695 ; b) 979 c) 751
* HS khá giỏi làm thêm ý b, c và nêu kết quả. 
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK 
- HS làm bài
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS giơ thẻ chọn ý đúng và giải thích lí do.
- HS nghe
LUYỆN TOÁN (Tiết 85)
	LUYỆN TẬP	
I Mục tiêu
1, Kiến thức: Củng cố về cách đọc, viết các số trong phạm vi 1000 giải toán có lời văn.
2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc viết các số trong phạm vi 1000 và giải toán có lời văn.
3, Thái độ: HS ham thích học toán, tự giác tích cực trong học tập. 
II Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm.
- HS: Vở bài tập toán.
III Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ
3 Bài mới
3.1 GT bài:
- Giới thiệu, nêu mục tiêu
3.2 Phát triển bài
Bài 1 Viết các số tròn trăm theo thứ tự từ bé đến lớn :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm 
- GV cho HS nhận xét bài trên bảng.
Bài 2 
- Gọi 1 HS đọc y/c bài 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập vào phiếu. 
- GV nhận xét - chữa bài.
Bài 3 > ; < ; =
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu BT. 
- Nhận xét - chữa bài.
Bài 4 
- Gọi 1 HS đọc bài toán 
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở. 
- GV nhận xét - chữa bài
4 Củng cố 
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò
- Dặn dò về nhà học bài.
- Theo dõi
- 1 Hs đọc cả lớp theo dõi
- HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng phụ
100, 200, .., .., .., .., .., .., ..
- 1 Hs đọc cả lớp theo dõi.
- HS làm bài theo nhóm 2
a) Viết các số : 108 ; 106 ; 109 ; 104 ; 101 theo thứ tự từ bé đế lớn :
b) Viết các số 102 ; 100 ; 108 ; 104 ; 107 theo thứ tự từ lớn đến bé :
110 .. 130 150 .. 150
130 .. 110	 180 .. 160
120 .. 140	 180 .. 190
 Bài toán : Cô giáo có 32 quyển vở, cô chia cho một số nhóm, mỗi nhóm được 4 quyển. Hỏi có bao nhiêu nhóm được chia vở ?
- HS lắng nghe
TẬP VIẾT (Tiết 29)
CHỮ HOA A
I. Mục tiêu.
 1, Kiến thức: Viết đúng chữ hoa A kiểu 2, chữ và câu ứng dụng: Ao (1 dòng cỡ 
 vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Ao liền ruộng cả (3 lần)
 2, Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.
 3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết, ngồi đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: Mẫu chữ A, kiểu 2 bảng phụ.
 - HS: Vở Tập viết
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1Ổn định tổ chức.
2 Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS nhắc lại cụm từ ứng dụng: Yêu luỹ tre làng. y/c 2 HS lên bảng viết.
- GV nhận xét ghi điểm
3 Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
- Giới bài học
3.2 Phát triển bài 
a) HDHS viết chữ hoa.
- HD HS quan sát nhận xét chữ A
- HD HS cách viết
- Viết mẫu lên bảng
- Cho HS tập viết bảng con
- Sửa lỗi cho HS.
b) HD viết câu ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc câu ứng dụng
- Giải nghĩa câu ứng dụng
- Cho HS nhận xét câu ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét
- Viết mẫu chữ Ao và HD HS cách viết
- HD viết bảng con
- Nhận xét chữa lỗi
c) HD HS viết vào vở TV
- N êu y/c viết
- Cho HS viết bài vào vở
- Theo dõi uốn nắn
- Thu chấm 5 đến 7 bài
- Nhận xét 
4 Củng cố 
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò.
- Về viết tiếp phần ở nhà chuẩn bị bài sau: Chữ hoa M
- Cả lớp viết bảng con: Yêu
- HS nghe.
- HS nghe
- HS quan sát nhận xét
- HS quan sát
- HS viết bảng con
- Cả lớp theo dõi.
- HS nghe
- HS nghe, theo dõi
- Viết bảng con
- HS theo dõi
- HS viết bài
- HS nghe.
 ĐẠO ĐỨC (Tiết 29)
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT(tiết 2)
I. Mục tiêu.
1 Kiến thức: Biết: Mọi người cần phải hỗ trợ giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người 
 khuyết tật.
 2 Kỹ năng: Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để gíp đỡ người khuyết tật.
 3, Thái độ: Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Tranh ảnh.
- HS: Vở bài tập đạo đức
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức.
2 Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 1 HS nêu lại bài học tiết trước
- Em cần làm gì khi găp người khuyết tật ?
3 Bài mới
3.1 GT bài
3.2. Phát triển bài 
a) Hoạt động 1: Xử lí tình huống
- GV nêu các tình huống SGV:
+ Nếu là Thuỷ em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao ?
- GV cho HS thảo luận theo nhóm
- Mời đại diện các nhóm trình bày
- kết luận: Thuỷ nên khuyên bạn: cần chỉ đường hay dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà cần tìm.
b)Hoạt động 2: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật
- Yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được
- Nhận xét khen ngợi. 
- Kết luận : Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi vất vả thêm tự tin vào cuộc sống.
* Giúp đỡ người khuyết tật thể hiện lòng nhan ái theo gương Bác Hồ
4 Củng cố 
- Em sẽ làm gì khi gặp người bị cụt chân đang lên ô tô ?
A. Đứng nhìn.
B. Giúp họ lên xe
C. Đứng chỉ trỏ và cười họ.
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò
- Về học bài thực hiện những điều đã học. 
- Cả lớp theo dõi.
- Vài HS nêu
- HS lắng nghe
- Các nhóm thảo luận
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- Các HS khác thảo luận nhận xét
- HS giơ thẻ chọn ý đúng và giải thích lí do.
- HS lắng nghe
 Ngày soạn : 9/ 4 / 2013
Ngày giảng thứ năm: 11/4/ 2013
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( Tiết 29)
TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ ?
I. Mục tiêu.
1, Kiến thức: Nêu được một số từ ngữ về cây cối (BT1, 2). Dựa theo tranh, biết đặt 
 và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì ?
2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ về cây cối kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi.
3, Thái độ : Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: Bảng phụ, bảng nhóm, tranh ảnh một số loại cây, bút dạ.
 - HS: Vở bài tập TV. 	
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức.
2 Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS viết tên các loại cây ăn quả đã học ở tiết LTVC trước.
- Nhận xét ghi điểm
3 Bài mới
3.1 G.T bài
- Giới thiệu, nêu mục tiêu
3.2. Phát triển bài
3.3 Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài tập 1
- Gọi HS đọc y/c bài 1.
- GV treo tranh lên bảng 3, 4 loài cây ăn quả để HS quan sát.
- GV mời HS lên bảng nêu tên các loài cây đó, chỉ các bộ phận của cây
- GV nhận xét:
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- Nhắc HS: Các từ tả bộ phận của cây cối là những từ chỉ hình dáng, màu sắc, tính chất, đặc điểm của từng loài cây.
- Chia lớp 2 nhóm và y/c các nhóm làm bài
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét
Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3 
- GV HD HS làm bài
- GV cho HS làm bài theo cặp
- Mời một số cặp trình bày bài
- Nhận xét, chữa bài.
4 Củng cố 
- Chọn ý trả lời đúng :
Từ nào không chỉ bộ phận của cây ăn quả :
 A. Ngọn 
 B. Xanh 
 C. Thân 
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò
- Về học bài chuẩn bị bài tuần sau. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS nghe
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
- HS quan sát
- Cả lớp nhận xét
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
- HS nghe
- Các nhóm làm bài
- Các nhóm khác nhận xét bổsung
+Rễ cây: Dài, ngoằn ngoèo, uốn lượn
+ Thân cây: To, cao, chắc
+ Gốc cây: To, thô
+ Cành cây: Xum xuê, um tùm, trơ trụi
+ Lá: Xanh biếc, tươi xanh
+ Hoa: vàng tươi, hồng thắm
+ Quả: vàng rực, vàng tươi
+ Ngọn: chót vót, thẳng tắp
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
- HS nghe
- C¶ líp theo dâi nhËn xÐt
- HS giơ thẻ chọn ý đúng và giải thích 
- HS nghe
TOÁN (Tiết 144)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu.
1 Kiến thức: Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. Biết sắp xếp các số có 
 ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng độc, viết, so sánh cá số có ba chữ số
3, Thái độ: Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- 1 HS lên bảng làm bài tập 2 tiết trước
- Nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới
3.1 GT bài:
- Giới thiệu, nêu mục tiêu
3.2 Phát triển bài 
Bài 1
- Gọi HS đọc y/c bài tập
- GV phát bảng phụ cho 2 nhóm, y/c các nhóm làm bài
- Mời các nhóm trình bày
- Nhận xét chữa bài
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV cho HS làm bài, em nào làm xong ý a, b làm tiếp ý c,d 
- GV chữa bài
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn làm bài, em nào làm xong cột 1 làm tiếp cột 2
- Cho HS làm bài tập.
- Nhận xét chữa bài
Bài 4, 5
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho cả lớp làm vào vở, em nào làm xong bài 4 làm tiếp bài 5
- Chữa bài, nhận xét.
4 Củng cố 
Ý nào sau đây có kết quả đúng ?
A. 180 > 108 B. 186 > 192 C. 124 = 134
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau : Mét
- Cả lớp làm bài ra nháp.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
- Các nhóm làm bài
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
- 1 HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở.
a) 400, 500, 600, 700, 800, 900, 1000.
b) 910, 920, 930, 940, 950, 960, 970, 980, 990, 100.
* HS khá giỏi làm ý c, d và nêu kết quả
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
- HS làm bài vào SGK
543 < 590 342 < 432
670 897
699 < 701 695 = 600 + 95
* HS khá giỏi làm thêm cột 2 và nêu kết quả
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
- Cả lớp làm bài
 299, 420, 875, 1000
* HS khá giỏi làm thêm bài 5 và nêu kết quả
- HS giơ thẻ chọn ý đúng và giải thích.
LUYỆN TOÁN (Tiết 86)
LUYỆN TẬP
I Mục tiêu
 1 Kiến thức: Củng cố cho HS về đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000 , tính 
 chu vi hình tam giác.
 2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào làm các bài tập. 
 3, Thái độ: HS ham thích học toán.
II Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ, bảng nhóm, phiếu bài tập.
 - HS: Vở bài tập toán
III Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ
3 Bài mới
3.1 GT bài:
3.2 Phát triển bài
Bài 1 Viết (theo mẫu)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài cá nhân 
- GV cho HS nhận xét bài trên bảng.
Bài 2 
- Gọi 1 HS đọc y/c bài 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập vào phiếu. 
- GV nhận xét - chữa bài.
Bài 3 Viết (theo mẫu)
- Gọi 1 HS đọc bài toán. 
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở
- Nhận xét- chữa bài.
4 Củng cố 
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò
- Về nhà học bài, ôn so sánh các số có 3 chữ số.
- 1 Hs đọc cả lớp theo dõi.
- HS làm bài vào phiếu, 1 HS làm vào bảng phụ
112
một trăm mười hai
119
..
120
..
147
..
162
..
185
..
>
<
=
- 1 Hs đọc cả lớp theo dõi.
 121 .. 122 127 .. 125
 124 .. 120 120 .. 141
 156 .. 156 200 .. 199
 168 .. 178 152 .. 132
- 1 HS đọc cả lớp theo dõi.
 - HS làm bài tập vào vở, báo cáo kết quả.
- HS nghe ghi nhớ
CHÍNH TẢ (nghe viết) (Tiết 58)
HOA PHƯỢNG
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. Làm được BT 2a / b.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe viết, chữ viết cho HS. 
3.Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ viết nội dung bài tập2.
- HS: vở CT, vở BTTV 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ 
- 2 HS lên bảng viết các tiếng: Nghĩa tình, tin yêu, xinh đẹp, mịn màng.
- GV NX ghi điểm
3 Bài mới
3.1 GT Bài
3.2 Phát triển bài
a) HD HS nghe viết chính tả
 - GV đọc bài CT: 
- Gọi 1 HS đọc đoạn viết trong bài : 
- GV hỏi: Nội dung bài thơ nói gì ?
- Yc HS đọc thầm lại bài trong SGK quan sát cách trình bày bài.
+ Nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai.
- Cho HS viết từ ngữ khó: chen lẫn, lửa thẫm, mắt lửa.
- GV nhận xét chữa lỗi
- HDHS viết bài
- Đọc cho HS viết bài vào vở.
- Đọc cho HS soát lại bài 
- Thu một số vở chấm nhận xét 
c) HDHS làm bài tập chính tả 
Bài 2 
- Nêu yc bài tập
- GV phát bảng phụ cho các nhóm làm bài.
- Mời các nhóm trình bày
- Cho các nhóm nhận xét 
- Chữa bài, nhận xét, khen ngợi
4 Củng cố 
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học .
5 Dặn dò
- Về học bài xem trước bài sau. Viết lại những chữ sai lỗi chính tả. 
- Cả lớp viết ra nháp
- HS theo dõi SGK
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi SGK
- HS phát biểu: Bài thơ là lời nói của bạn nhỏ với bà thể hiện sự bất ngờ thán phục trược vẻ đẹp của hoa phượng
- HS đọc thầm ghi ra nháp những chữ dễ viết sai
- Cả lớp viết vào bảng con
- HS viết bài
- Cả lớp đổi vở chữa lỗi
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
- HS làm bài tập theo nhóm 2.
- Các nhóm khác nhận xét bổ xung
a) Các từ cần điền: xám, xác, sập, xoảng, sủi, si.
Chiều thứ năm: 11/4/ 2013
TỰ NHIÊN XÃ HỘI (Tiết 29)
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Nêu được tên và lợi ích của một số loài vật sống dưới nước. Quan sát và chỉ ra được một số vật sống dưới nước.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng qs và nêu được ví dụ loài vật sống dưới nước.
3. Thái độ: Hs có ý thức bảo vệ các loài vật
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Tranh ảnh các loài vật sống dưới nước.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh các loại vật sống dưới nước.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ 
- Kể tên một số loài vật sống trên cạn ?
- GV nhận xét đánh giá
3 Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
- Giới thiệu, nêu mục tiêu.
3.2 Phát triển bài
a) Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Chỉ, nói tên nêu ích lợi những con vật trong hình?
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện các cặp trình bày trình bày. 
- GV kết luận: Có nhiều loài vật sống dưới nước trong đó có những loài vật sống ở nước ngọt, có những loài vật sống ở nước mặn 
b) Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh các con vật sưu tầm được.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV phát phiếu học tập cho 2 nhóm
- Yêu cầu các nhóm tranh ảnh đã sưu tầm được ra để cùng quan sát và phân loại
- Y/c các nhóm quan sát tranh ảnh và sắp xếp kết quả phân loại vào phiếu
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Cho các nhóm trưng bày sản phẩm của mình, sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.
- GV nhận xét kết luận.
- GV cho HS chơi trò chơi “Thi kể các con vật sống dưới nước”
- GV phổ biến luật chơi
- Cho HS chơi
4 Củng cố 
- Con vật nào sau đây sống ở nước mặn ? 
A. Cá chuồn B. Cá chuối C. Con cua
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò
- Về học bài, chuẩn bị bài sau : Nhận biết cây cối và các con vật.
- 2, 3 HS nêu 
- HS quuan sát và thảo luận.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát 
- HS trưng bày, xem và đánh giá
- HS chơi trò chơi.
- HS giơ thẻ chọn ý đúng và giải thích lí do.
LUYỆN ĐỌC (Tiết 58)
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
 I Mục tiêu
 1, Kiến thức : Hiểu nội dung bài. Đọc đúng các từ ngữ không xuể, rắn hổ mang, 
 giận dữ 
 2, Kỹ năng : Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rành mạch được toàn bài.
 3, Thái độ : Hs yêu thích cối, biết bảo vệ cây cối.
II Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ viết câu hướng dẫn luyện đọc.
 - HS: Sách giáo khoa
III Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu bài học
3.2 Phát triển bài
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 Đọc đúng và rõ ràng các từ : không xuể, rắn hổ mang, giận dữ 
-

File đính kèm:

  • docTUẦN 29-HUYÊN.doc