Bài giảng Lớp 2 - Môn Tiếng Việt - Tiết 1: Tập đọc: Tìm ngọc

Xanh như tàu lá.

-Đỏ như gấc (như son, như lửa).

-Bài 3 : 1 em nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.

-Học sinh làm vở bài tập.

-Đọc bài viết của mình.

 

doc33 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn Tiếng Việt - Tiết 1: Tập đọc: Tìm ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp theo dõi, nhận xét.
 - 6 HS kể nối tiếp lại toàn bộ câu chuyện.
- 1 HS kể
-Nhận xét, chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất.
-Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt cử chỉ điệu bộ..
-Khen Chó và Mèo vì chúng thông minh, tình nghĩa.
-Tập kể lại chuyện.
Tiết 4:HÁT NHẠC
TIẾT 5: CHÍNH tả (Nghe viết)
TÌM NGỌC 
I.Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức :
-Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn tóm tắt nội dung truyện “Tìm ngọc”.
-Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : ui/ uy, r/ d/ gi, .
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh biết các con vật nuôi trong nhà rất có tình nghĩa.
II. Chuẩn bị 
1.Giáo viên : Viết sẵn đoạn tóm tắt truyện “Tìm ngọc” . Bảng phụ BT3.
2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở .
III.Các hoạt động 
Hoạt động của gv 
Hoạt động của hs 
1.Bài cũ : 
- Giáo viên đọc .
-Nhận xét.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết.
 a/ Nội dung đoạn viết:
 -Giáo viên đọc mẫu bài viết.
-Đoạn văn nói về nhân vật nào ?
-Ai tặng cho chàng trai viên ngọc ?
-Nhờ đâu Chó, Mèo lấy được ngọc ?
-Chó, Mèo là những con vật như thế nào ?
b/ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
-Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
-Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng.
c/ Hướng dẫn trình bày .
-Đoạn văn có mấy câu ?
-Trong bài những chữ nào cần viết hoa vì sao ?
d/ Viết chính tả :
-GV nhắc nhở cách viết và trình bày. Đọc từng câu từng từ cả bài.
-Đọc lại cho HS soát lỗi . Chấm vở, nhận xét.
Hoạt động 2 : Bài tập.
 Bài 2 : Yêu cầu gì ?
 -Cho học sinh làm vào bảng phụ .
-Lớp làm vào vở 
-Hướng dẫn sửa.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng 
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
-Cho học sinh chọn bài a làm vào bảng phụ .Lớp làm vào vở 
-Nhận xét, chỉnh sửa .
-Chốt lời giải đúng 
3.Củng cố -Dặn dò :
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tập chép và làm bài tập đúng.
 – Sửa lỗi và chuẩn bị bài mới.
-Trâu ơi !
-HS nêu các từ viết sai.
-3 em lên bảng viết ,Lớp viết bảng con: trâu, ra ngoài ruộng, nông gia, quản công.
-Tìm ngọc.
-1 em nhìn bảng đọc lại.
-Chó, Mèo, chàng trai.
-Long Vương.
-Thông minh mưu mẹo.
-Thông minh, tình nghĩa.
-HS nêu các từ khó : Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa, thông minh.
-Viết bảng .
-4 câu.
-Tên riêng và chữ đầu câu.
-Nghe đọc, viết vào vở.
-Sửa lỗi.
 Bài 2 Điền vào chỗ trống vần ui, hay vần uy. 
 Đáp án:thuỷ ,quý,ngùi,ủi,chui,vui.
Bài 3 : Điền vào chỗ trống r, d, gi
 Rừng núi ,dừng lại ,cây giang, rang tôm.
Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2008 	
TIẾT 1:TẬP ĐỌC
GÀ “TỈ TÊ”VỚI GÀ
 I.Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức : 
-Đọc trơn cả bài, Biết nghỉ hơi đúng.
-Bước đầu biết đọc bài với giọng kể tâm tình, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
-Hiểu từ : Hiểu các từ ngữ khp1 :tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở.
-Hiểu nội dung bài : Loài gà cũng biết nói với nhau, có tình cảm với nhau, che chở,bảo vệ, yêu thương nhau như con người.
2.Kĩ năng : Rèn đọc lưu loát, rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh biết loài vật cũng có tình cảm thương yêu, bảo vệ nhau như con người.
II.Chuẩn bị 
1.Giáo viên : Bảng phụ viết vài câu luyện đọc.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III.Các hoạt động
Hoạt động của gv 
Hoạt động của hs 
1.Bài cũ :Gọi 2 em đọc bài Tìm ngọc..
-Do đâu mà chàng trai có viên ngọc quý ?
-Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
 -Nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới :
- Giới thiệu bài. Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài (chú ý giọng kể tâm tình, chậm rãi).
-Hướng dẫn luyện đọc.
Đọc từng câu (kết hợp luyện phát âm)
-Giáo viên uốn nắn cách đọc 
-Luyện đọc từ khó :
- Đọc từng đoạn:
-Yêu cầu HS đọc và tìm cách ngắt các câu dài.Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc câu:
-Kết hợp giảng từ : Tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm :
-Nhận xét, kết luận người đọc tốt nhất.
- Thi đọc giữa các nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 -Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khinào ?
-Gà mẹ nói chuyện với con bằng cách nào ?
-Gà con đáp lại mẹ thế nào ?
-Từ ngữ nào cho thấy gà con rất yêu mẹ ?
-Gà mẹ bảo cho con biết không có chuyện gì nguy hiểm bằng cách nào?
-Gọi 1 em bắt chước tiếng gà .
-Cách gà mẹ báo tin cho con biết “Tai họa!nấp mau!”
-Khi nào lũ con lại chui ra ?
-Nhận xét.
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
3.Củng cố -Dặn dò:
- Gd hs :Loài gà cũng có tình cảm, biết yêu thương đùm bọc với nhau như con người.
-Nhận xét tiết học.
- Học bài và chuẩn bị bài mới.
-2 em đọc và TLCH.
-Chàng trai cứu con rắn.Rắn là con Long Vương, Long Vương tặng viên ngọc.
-Phải sống thật đoàn kết, tốt với mọi người xung quanh. 
-Gà “tỉ tê” với gà. 
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em đọc lần 2.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết.
-HS luyện đọc các từ ngữ: gấp gáp, roóc roóc,nguy hiểm, nói chuyện, nũng nịu, liên tục.
-Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
-Luyện đọc các câu :
-Từ khi gà con còn nằm trong trứng,/ gà mẹ đã nói chuyện với chúng/ bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng,/ còn chúng/ thì phát tín hiệu/ nũng nịu đáp lới mẹ.//
-Đàn con đang xôn xao/ lập tức chui hết vào cánh mẹ,/ nằm im.//
- HS đọc phần chú giải.
Tỉ tê:nói chuyện lâu, nhẹ nhàng,thân mật.
Tín hiệu: âm thanh dùng để báo tin.
Xôn xao: âm thanh rộn lên từ nhiêu phía
hớn hở:Vui mừng lộ rõ ở nét mặt tươi tĩnh.
-Chia nhóm : Trong nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
Đoạn 1 : Từ đầu đến lời mẹ.
Đoạn 2 : Khi gà mẹ đến mồi đi.
Đoạn 3 : Gà mẹ vừa tới đến nấp mau
Đoạn 4 : Phần còn lại.
-Chia nhóm:đọc từng đoạn trong nhóm. Đọc cả bài.
-Thi đọc giữa đại diện các nhóm đọc nối tiếp nhau. Nhận xét.
- Đọc đồng thanh.
-Từ khi còn nằm trong trứng.
-Gõ mỏ lên vỏ trứng.
-Phát tín hiệu nũng nịu đáp lại..
-Nũng nịu.
-Kêu đều đều “cúc  cúc  cúc”
-1 em thực hiện “cúc .. cúc .. cúc”
-Xù lông, miệng kêu liên tục, gấp gáp “roóc  roóc”.
-Khi mẹ “cúc . cúc .cúc” đều đều.
Ý nghĩa: Loài gà cũng biết nói với nhau, có tình cảm với nhau, che chở, bảo vệ,
 yêu thương nhau như con người.
- Về nhà quan sát các con vật nuôi trong gia đình.
TIẾT 2:TOÁN
 ÔN PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ(TT)
I.Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức : 
-Củng cố về cộng trừ nhẩm trong phạm vi bảng tính và cộng trừ viết (có nhớ) trong phạm vi 100.Củng cố về tìm một thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
-Củng cố về giải bài toán và nhận dạng hình tứ giác.
2.Kĩ năng : Rèn tính nhanh, đúng chính xác.
3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.
II.Chuẩn bị 
1.Giáo viên : Vẽ hình bài 5.
2.Học sinh : Sách, vở , nháp.
III.Các hoạt động 
Hoạt động của gv 
Hoạt động của hs 
1.Bài cũ :
-Giờ tan học của em là mấy giờ ?
-Em xem truyền hình lúc mấy giờ tối ?
-8 giờ tối còn gọi là mấy giờ ?
-GV gọi 1 em lên quay đồng hồ chỉ số giờ trên .
-Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới : 
-Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : luyện tập.
Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm.
-Cho hs nối tiếp nêu kết quả
-Nhận xét.
Bài 2 :
-Nêu cách đặt tính và tính : 
-Lớp làm vở.
-3 em lên bảng làm. 
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
-x là gì trong phép cộng
 x + 16 = 20 ?
-Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào ?
-x là gì trong phép trừ
 x – 28 = 14 ?
-Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào ?
-Viết tiếp :35 – x = 15
-Tại sao x = 35 – 17 ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 4 :
-Cho hs đọc đề
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Gọi 1 em tóm tắt rồi giải
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 5:
-Có tất cả bao nhiêu hình tứ giác ?
-Nhận xét.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Giáo dục tính cẩn thận khi làm bài.
- Học cách xem giờ, ngày tháng.
- Nhận xét tiết học.
-16 giờ 40’.
-7 giờ tối.
-20 giờ.
-1 em lên quay đồng hồ.
-BaØi 1:Tính nhẩm
a.5 + 9 = 14 8 + 6 = 14 3 + 9 = 12 
 9 + 5 = 14 6 + 8 = 14 3 + 8 = 11 
b.14 - 7 = 7 2 - 6 = 6 14 - 5 = 9 
 16 - 8 = 8 18 - 9 = 9 17 - 8 = 9 
-Bài 2 :Đặt tính rồi tính
a. 36 100 b. 100 45
 36 75 2 45
 72 25 98 90 
-Bài 3 : Tìm x.
- x là số hạng chưa biết.
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- 1 em làm x + 16 = 20
 x = 20 – 16
 x = 4
- x là số bị trừ.
- Lấy hiệu cộng với số trừ.
- HS thực hiện.
 x – 28 = 14
 x = 14 + 28
 x = 42
-Học sinh tự làm.
-Vì x là số trừ. Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
35 – x = 15
 x = 35 – 17 
 x = 18
-Bài 4 :
Tóm tắt:
Anh : 50 kg
Em nhẹ hơn :16 kg
Hỏi em cân nặng :...kg?
 Giải :Em cân nặng là:50- 16 = 34( kg)
 Đáp số:34 kg
Bài 5:
-Có tất cả 4 hình tứ giác.
-Khoanh câu D.
-Học cách xem giờ, ngày tháng.
	TIẾT 3:LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
MỞ RỘNG VỐN TỪ:TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI .CÂU KIỂU :AI THẾ NÀO?
I.Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức : 
•-Mở rộng vốn từ : Các từ chỉ đặc điểm của loài vật.
•-Bước đầu biết thể hiện ý so sánh.
2.Kĩ năng : Đặt câu kiểu Ai thế nào ? 
3.Thái độ : Phát triển tư duy ngôn ngữ.
II.Chuẩn bị 
1.Giáo viên : Bảng phụ viết tên 4 con vật trong BT1, viết 4 từ chỉ đặc điểm.
2.Học sinh : Sách, vở .
III. Các hoạt động 
Hoạt động của gv 
Hoạt động củahs 
1.Bài cũ : 
-Cho học sinh tìm từ trái nghĩa với : hiền, khờ, chậm ?
-Tìm 3 từ chỉ đặc điểm hình dáng của một người ?
-Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm : 
-Nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới : 
-Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài tập.
Bài 1 :Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-Trực quan : 4 Tranh 
-Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp.
-GV chốt lại lời giải đúng : 
-Các thành ngữ nào chỉ đặc điểm của mỗi con vật ? 
-Nhận xét.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
- Viết sẵn các từ.
-Giáo viên viết bảng một số cụm từ so sánh :
-Trao đổi theo cặp và ghi ra nháp.
-HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
-Nhận xét, bổ sung.
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
-Nhận xét.
3.Củng cố -Dặn dò: 
-Nêu các thành ngữ nào chỉ đặc điểm của mỗi con vật ? 
-Nhận xét tiết học.
- Học bài, làm bài.
-dữ, khôn , nhanh.
- nhỏ nhắn , cao ráo, tròn trịa.
-Đôi mắt của bé Hà tròn xoe.
-HS nhắc tựa bài.
-Bài 1 :1 em đọc , cả lớp đọc thầm.
-Quan sát tranh.
-HS trao đổi theo cặp. Chọn cho mỗi con vật trong tranh một từ thể hiện đúng đặc điểm của mỗi con vật.
-Trâu khoẻ, Rùa chậm, Chó trung thành, Thỏ nhanh
-HS nêu : Khoẻ như trâu, chậm như rùa, nhanh như thỏ, trung thành như chó 
-HS làm miệng.
-Bài 2 : 1 em nêu yêu cầu. Lớp đọc thầm.
-Đẹp như tranh (như : hoa, tiên, mơ, mộng).
-Cao như sếu ( như cái sào).
-Hiền như đất (như Bụt).
-Trắng như tuyết (như trứng gà bóc, như bột lọc).
-Xanh như tàu lá.
-Đỏ như gấc (như son, như lửa).
-Bài 3 : 1 em nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
-Học sinh làm vở bài tập.
-Đọc bài viết của mình.
- Vd :Mắt con mèo nhà em tròn như viên bi ve. Toàn thân nó phủ một lớp lông mượt như nhung. Hai tai nó nhỏ xíu như hai búp lá non.
-Nhận xét, bổ sung.
-Khoẻ như trâu, chậm như rùa, nhanh như thỏ, trung thành như chó 
-Hoàn chỉnh bài viết.
TIẾT4:TẬP VIẾT
CHỮ HOA : Ô, Ơ
I.Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức : 
-Viết đúng, viết đẹp chữ Ô , Ơ hoa theo cỡ chữ vừa, cỡ nhỏ; cụm từ ứng dụng : 
Ơn sâu nghĩa nặng theo cỡ nhỏ.
2.Kĩ năng : Biết cách nối nét từ chữ hoa Ơ sang chữ cái đứng liền sau.
3.Thái độ : Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên : Mẫu chữ Ô, Ơ hoa. Bảng phụ : Ơn, Ơn sâu ngĩa nặng .2.
2.Học sinh : Vở Tập viết, bảng con.
III.Cáchoạt động 
Hoạt động của gv 
Hoạt động của hs
1.Bài cũ : Kiểm tra vở tập viết của một số học sinh.
-Nhận xét.
2.Bài mới :
-Giới thiệu bài 
-Hoạt động 1: 
-Giáo viên giới thiệu nội dung và yêu cầu bài học.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ hoa.
a. Quan sát số nét, quy trình viết :
-Chữ Ô, Ơ hoa cao mấy li ?
-Chữ Ô, Ơ hoa gồm có những nét cơ bản nào ?
-Vừa nói vừa tô trong khung chữ : Chữ Ô, Ơ gồm một nét cong kín giống như chữ O chỉ thêm các dấu phụ (Ô có thêm dấu mũ, Ơ có thêm dấu râu). 
-Quan sát mẫu và cho biết điểm đặt bút ?
-Giáo viên viết mẫu (vừa viết vừa nói).
b. Viết bảng :
-Yêu cầu HS viết 2 chữ Ô, Ơ vào bảng.
c. Viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng.
d. Quan sát và nhận xét :
- Cụm từ này có nghĩa là gì ?
-Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào ?
-Độ cao của các chữ trong cụm từ “Ơn sâu nghĩa nặng”ø như thế nào ?
-Cách đặt dấu thanh như thế nào ?
-Khi viết chữ Ơn ta nối chữ Ơ với chữ n như thế nào?
-Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào ?
Viết bảng.
Hoạt động 3 : Viết vở.
-Hướng dẫn viết vở.
-Chú ý chỉnh sửa cho các em. 
1 dòng-Ô, - Ơ ( cỡ vừa : cao 5 li)
2 dòng-Ô, Ơ (cỡ nhỏ :cao 2,5 li)
1 dòng-Ơn (cỡ vừa)
1 dòng-Ơn (cỡ nhỏ)
-2 dòng Ơn sâu nghĩa nặng ( cỡ nhỏ)
3.Củng cố -Dặn dò :
-Nhận xét bài viết của học sinh.
-Khen ngợi những em có tiến bộ.
Giáo dục hs viết chữ đẹp ,giữ vở sạch .
-Nhận xét tiết học.
- Hoàn thành bài viết .
-Nộp vở theo yêu cầu.
-2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
-Cho học sinh viết chữ O, Ong vào bảng con.
-Chữ hoa Ô, Ơ 
-Cao 5 li.
-Chữ Ô, Ơ gồm một nét cong kín giống như chữ O chỉ thêm các dấu phụ.
-3 em nhắc lại.
- 3 em nhắc lại.
-Chữ Ô : Viết chữ O sau đó thêm dấu mũ có đỉnh nằm trên ĐK 7.
Chữ Ơ : Viết chữ O, sau đó thêm dấu râu vào bên phải chữ (đầu dấu râu cao hơn ĐK6 một chút)
-Cả lớp viết trên không.
-Viết vào bảng con Ô – Ơ .
-Đọc : Ô, Ơ .
-2-3 em đọc : Ơn sâu nghĩa nặng.
-Quan sát.
-Có tình nghĩa sâu nặng với nhau.
-4 tiếng : Ơn, sâu, nghĩa, nặng.
-Chữ Ơ, g, h cao 2,5 li, chữ s cao 1,25 li, các chữ còn lại cao 1 li.
-Dấu ngã đặt trên i trong chữ nghĩa, dấu nặng đặt dưới ă trong chữ nặng.
-Nét một của chữ n nối với cạnh phải của chữ O.
-Bằng khoảng cách viết 1ù chữ cái o.
-Bảng con : Ô, Ơ – Ơn .
-Viết vở.
-Viết bài nhà/ tr 36.
 TIẾT 5: ĐẠO ĐỨC
 GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG(TIẾT 2)
I.Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức : Giúp học sinh hiểu :
- Vì sao cần giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
2.Kĩ năng : Biết giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
3.Thái độ : Có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
II.Chuẩn bị
Tranh, ảnh , đồ dùng cho sắm vai.
Sách, vở .
III.Các hoạt động 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1.Bài cũ : 
- Nêu những việc làm như giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi ở nơi công cộng ? 
-Nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới : 
-Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Báo cáo kết quả điều tra.
Mục tiêu : Giúp học sinh thực hiện được hành vi giữ vệ sinh một nơi công cộng bằng chính việc làm của bản thân.
 -GV yêu cầu vài đại diện báo cáo kết quả điều tra sau 1 tuần.
-Nhận xét. Khen những em báo cáo tốt.
Hoạt động 2 : Trò chơi “Ai đúng ai sai”
Mục tiêu : Học sinh thấy được tình hình trật tự, vệ sinh nơi công cộng thân quen và nêu ra các biện pháp cải thiện thực trạng đó.
-GV phổ biến luật chơi :
-Giáo viên đọc ý kiến 
a.Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng giúp cho công việc của con người được thuận lợi 
b. Chỉ cần giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng mà mình hay qua lại c.Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần bảo vệ môi trường .
d.Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng có lợi cho sức khoẻ.
đ. Chỉ cần giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng có bang rnội qui hoặc được nhắc nhở
-GV nhận xét, khen thưởng.
Hoạt động 3 : Tập làm người hướng dẫn viên.
Mục tiêu :Giúp học sinh củng cố lại sự cần thiết phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng và những việc các em cần làm.
-GV đưa ra tình huống.
“Là một hướng dẫn viên dẫn khách vào tham quan Bảo tàng, để giữ gìn trật tự, vệ sinh, em sẽ dặn khách phải tuân theo những điều gì ?”
-Nhận xét.
-GV kết luận: Mọi ngưòi phải biết giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ...
3.Củng cố -Dặn dò: 
-Em sẽ làm gì để thể hiện việc giữ vệ sinh nơi công cộng?
-Giáo dục tư tưởng 
 -Nhận xét tiết học.
-Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng/ Tiết 1.
- Giữ yên lặng trước đám đông.
-Bỏ rác đúng nơi quy định.
 -Xếp hàng chờ đợi đến lượt mình.
-Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng- tiết 2.
-Một vài đại diện HS lên báo cáo.
-Nhận xét, bổ sung.
1.Bồn hoa bị phá do trẻ em nghịch – Cử ra đội bảo vệ.
2.Bể nước công cộng – Dưới sân – Bị tràn nước – Báo cáo chú bảo vệ.
-Chia 2 đội.
-Cử ra đội trưởng.
-Các đội chơi xem xét ý kiến đó Đ hay S, giơ tay trả lời.
 a. đúng .
b. sai 
c. đúng
d. đúng
đ. Sai
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Kính chào quý khách thăm viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Để giữ gìn trật tự, vệ sinh của Viện Bảo tàng, chúng tôi xin nhắc nhở quý khách một số việc sau :
1.Không vứt rác lung tung.
2.Không được sờ vào hiện vật trưng bày.
3.Không được nói chuyện trong khi đang tham quan.
-Nhận xét bổ sung.
-Không vứt rác lung tung.Không được nói chuyện trong khi đang tham quan...
 Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2008.
TIẾT 1:THỂ DỤC
TRÒ CHƠI VÒNG TRÒN VÀ BỎ KHĂN.
I.Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức : Ôn 2 trò chơi “Vòng tròn”& “Bỏ khăn”.
2.Kĩ năng : Biết và thực hiện đúng trò chơi một cách nhịp nhàng.
3.Thái độ : Tự giác tích cực chủ động tham gia trò chơi . 
 II.Chuẩn bị 
1.Giáo viên : Vệ sinh sân tập, còi.
2.Học sinh : Tập hợp hàng nhanh.
III.Các hoạt động 
 Hoạt động của gv 
Hoạt động của hs 
1.Phần mở đầu : 
-Phổ biến nội dung : 
-Giáo viên theo dõi.
-Nhận xét.
2.Phần cơ bản :
-Ôn trò chơi “Vòng tròn”và “Bỏ khăn”.
-Giáo viên nhắc lại cách chơi.
-Ôn trò chơi “Vòng tròn”
-Ôn trò chơi “Bỏ khăn”.
-Giáo viên đến các tổ giúp đỡ, uốn nắn.
-Nhận xét.
3.Phần kết thúc :
-Giáo viên hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học.
-Tập hợp hàng.
-Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai(1-2’)
-Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc (70-80m)
-Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
-Ôn động tác tay, chân, toàn thân, nhảy 
(2 x 8 nhịp)
-Ôn trò chơi “Vòng tròn” (6-8 phút)
-Cán sự lớp điều khiển.
-Đứng quay mặt theo vòng tròn, đọc vần điệu kết hợp nhún chân., đến

File đính kèm:

  • doclop 2 tuan 17 chuan.doc