Bài giảng Lớp 2 - Môn Thể dục - Ôn bài thể dục phát triển chung . Điểm số: 1 -2; 1 - 2

HS độc lập làm bài kiểm tra .

GV theo dõi bao quát lớp .

Thu bài chấm, nhận xét ý thức

 3. Gv thu bài , nhận xét đánh giá

 

doc17 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn Thể dục - Ôn bài thể dục phát triển chung . Điểm số: 1 -2; 1 - 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S tóm tắt rồi giải 
Bài toán này thuộc dạng toán nào?
Bài toán này thuộc dạng toán nào?
	 Giải
	 Số lít dầu ở thùng 2 là
	16 – 2 = 14( l)
 Đáp số : 14 l
3.Cũng cố dặn dò: 1’ Hệ thống KT,ND bài học 
Nhận xét tiết học 
_______________________________________________
Tiếng việt :
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KỲ1 ( TIẾT 3)
I. Mục tiêu: 
- -Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 .
- Biết tìm từ chỉ hoạt động của vật , của người và đặt câu nói về sự vật (BT2, BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
Tấm bìa kẻ bảng thống kê
III. Hoạt động dạy học: 35’
1- Giới thiệu bài : 2’
GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học .
Hoạt động1: Kiểm tra bài tập đọc : 15’ 
GV gọi HS lần lượt lên bốc thăm các bài Tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8 
Hs đọc kết hợp trả lời theo nội dung cây hỏi của bài . .
GV tiến hành thực hiện như tiết 2
Cá nhân đọc bài trước lớp - GV kết hợp nêu câu hỏi giúp HS tìm hiểu nội dung bài đọc .
 Hoạt động2: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người, mỗi vật trong bài “ Làm việc thật là vui ”.( miệng )
GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài.
1 HS đọc bài Làm việc thật là vui, cả lớp đọc thầm.
GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS làm. HS làm bài vào vở nháp, gọi HS đọc bài làm. Cả lớp và GV nhận xét.
Từ ngữ chỉ vật, chỉ người
 Từ ngữ chỉ hoạt động
 Đồng hồ
 Gà trống
Tu hú
Chim
 Cành đào
 Bé
 báo phút, báo giờ
 gáy vang òóobáo trời sáng
 kêu tu hú, tu hú, báo sắp đến mùa vải chín
 bắt sâu bảo vệ mùa màng
 nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ
 đi học, nhặt rau, quét nhà, chơi với em đỡ mẹ
HS trình bày miệng Nhận xét chữa bài .
 Hoạt động3: Đặt câu về hoạt động của con vật :, đồ vật, cây cối.
GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập: nêu hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối và ích lợi của cá hoạt động đó.
VD: Mèo bắt chuột, bảo vệ đồ đạc, thóc lúa trong nhà
Hoa đào nở báo hiệu mùa xuân đã đến.
HS làm bài vào vở .
HS nối tiếp nhau trình bày- nhận xét .
2.Củng cố – dặn dò : 3’ Tìm nhanh các từ chỉ hoạt động của người
____________________________________________
 Tiếng việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 (TIẾT 4)
I. Mục tiêu: 
-Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
-Nghe- viết chính xác , trình bày đúng bài CT Cân voi (BT2); tốc độ viết khoảng 35 chữ / 15 phút 
HS khá giỏi viết đúng, rõ ràng bài chính tả ( tốc độ trên 35chữ / 15 phút )
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài :2’ GV giới thiệu mục đích yêu cầu tiết học .
2. Ôn tập và kiểm tra tập đọc : 10’
GV gọi HS lần lượt lên bốc thăm các bài Tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8 
Hs đọc kết hợp trả lời theo nội dung cây hỏi của bài . . .
 GV tiến hành thực hiện như tiết 3
Cá nhân đọc bài trước lớp GV kết hợp nêu câu hỏi giúp HS tìm hiểu nội dung bài đọc 
GV nhận xét ghi điểm . .
3- Viết chính tả :
GV đọc bài “ cân voi”. Giải nghĩa các từ :sứ thần, Trung Hoa .
2- 3 Đọc lại bài,cả lớp đọc thầm .
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung mẫu truyện .
GV nêu câu hỏi: Lương Thế Vinh là một người như thế nào?
Mẩu chuyện này ca ngợi trí thông minh của Lương Thế Vinh.
 HS tập viết từ khó vào bảng con: sứ thần, Trung Hoa, dắt, thuyền
HS viết bài. 
GV đọc lại bài, HS soát lỗi, nhận xét bài viết của mình.
GV chấm 1 số bài và nhận xét .
4 - Củng cố dặn dò: 2’ Nhận xét tiết học 
________________________________________________
 Thứ 4 ngày 5 tháng 11 năm 2014 
Buổi sáng: Cô Lam soạn giảng 
 ________________________________________________
Buổi chiều : Luyện Tiếng việt
 ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU : 
 KIỂU CÂU AI LÀ GÌ? TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG.DẤU PHẨY
 I. Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng đặt câu hỏi, đặt câu theo mẫu (cái gi, con gì) là gì? 
- Rèn kĩ năng đọc, viết đợc các từ chỉ hoạt động, từ chỉ sự vật (người, con vật, cây cối, đồ vật) 
II. Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
 a.Đồ vật thân thiết nhất của em là cái bút mực
 b.Ngọc là học sinh ngoan nhất lớp.
 c. Bố em là bác sĩ.
 HS trả lời miệng, GV ghi câu hỏi đúng nhất?
 Bài 2: Đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để giới thiệu:
 a) Cô giáo lớp em
 b) Đồ dùng học tập em thích nhất
- HS đặt 2 câu theo mẫu vào vở.
- HS đọc bài làm, GV nhận xét.
Bài 3: Tìm từ chỉ hoạt động trong đoạn thơ sau: trạng thái của sự vật
Quê hương là cầu tre nhỏ.
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
 Hoa cau rụng trắng ngoài vờn.
- HS đọc đoạn thơ và ghi các từ chỉ hoạt động, trạng thái vào vở và đọc lên.
Bài 4: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào cho đúng ?
a) Cò cuốc vạc le le chim gáy là những loài chim của đồng quê.
b) Hổ báo hoa mai tê giác cáo ngựa sói đỏ gấu chó là những đọng vật quý hiếm của nớc ta.
 3. Củng cố sặn dò : 2’ - Nhận xét giờ học. 
____________________________________________________
Tự học 
 THỰC HÀNH KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
. I. Mục tiêu:
- Học sinh biết chon nội dung tự học một cách có hiệu quả
II.Chuẩn bị
-Học sinh xác định nội dung tự học
-Giáo viên định hướng nội dung
III.Kế hoạch dạy học
1.Giáo viên nêu mục tiêu giờ học
2.Tổ chức cho các em tự học
*Nếu học sinh tự tim được nội dung tự học cho bản thân thi Gv là người theo dõi,kiểm tra
*Nếu học sinh không tự tìm được nội dung học tập thì giáo viên là người định hướng
A, Định hướng 	
1, Đọc lại các bảng cộng đã học 
2,Hoàn thành bài tập chính tả , LTVC 
3,Luyện chữ viết
4,Luyện đọc 
B,Tự học theo nhóm
Gv cho học sinh lựa chọn nhóm học phù hợp với sở thích dới sự đièu khiển của nhóm trưởng
C.Giải đáp thắc mắc(GV) 
Nhận xét tiết học
_________________________________________________
 Trò chơi dân gian :
 TRỜI ĐẤT, NƯỚC 
I.Mục tiêu
Giáo dục cho các em tính nhanh nhẹn, hoạt bát, rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng    
II. Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn trò chơi 
a.Cách chơi:
Quản trò nói: “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim” . Quản trò nói “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”. Quản trò nói “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”. Ngược lại quản trò nói “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”... Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi sẽ có em nhầm, nhưng em đó sẽ phải làm các động tác bay, bơi cho tập thể xem.
b. Luật chơi:
- Không nói theo đúng quy định hoặc đến lượt mà  trả lời chậm thì  bị phạt.
Chú ý: Trước khi thực hiện trò chơi với từng người, quản trò cho tập thể thuộc các từ đó đáp như trên.
c. Học sinh thực hiên trò chơi 
Gv theo dõi bổ sung thêm những Hs đang còn chơi lúng túng 
3. Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học 
_________________________________________________________
Thứ 5 ngày 6 tháng 11 năm 2014
Buổi sáng: Toán
THI ĐỊNH KÌ LẦN 1 ( GIỮA KỲ 1)
I.Mục tiêu: 
-Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau : 
-Kĩ năng thực hiện phép cộng qua 10,cộng có nhớ trong phạm vi 100
-Nhận dạng hình chữ nhật , nối các điểm cho trước để có hình chữ nhật 
-Giải toán có lời văn dạng nhiều hơn , ít hơn , liên quan tới đơn vị : Kg, l 
II.Các hoạt động dạy học: 
1- Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu tiết kiểm tra .
2- GV chép đề lên bảng :
Bài 1 : Tính :
 15 36 45 29 37 50
 + + + + + + 
 7 9 1 8 4 4 1 3 3 9
Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng,biết các số hạng là :
a- 30 và 25. b-.19 và 24 c-. 37 và 36
Bài 3 : Tháng trước mẹ mua con lợn nặng 29 kg về nuôi tháng sau nó tăng thêm 12 kg nữa . Hỏi tháng sau con lợn đó cân nặng bao nhiêu kg ?
Bài 4 : Nối các điểm để được hai hình chữ nhật .
 . . . .
 . . 
 . .
5.Điền số thích hợp vào 
	 5..	 66	39	
 +	 +	 +	 	
 	 27	 ..8	3..	
	 81	 94	74
 HS độc lập làm bài kiểm tra .
GV theo dõi bao quát lớp .
Thu bài chấm, nhận xét ý thức
 3. Gv thu bài , nhận xét đánh giá 
______________________________________________
Tiếng việt :
ÔN TẬP GIỮA KÌ (Tiết 7) 
I. Mục tiêu:
-Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
-Biết cách tra mục lục sách (BT2); nói đúng lời mời, nhờ đề nghị theo tình huống cụ thể (BT3) 
II. Đồ dùng dạy học:
4 tờ giấy khổ to kẻ ô chữ
III. Hoạt động dạy học: 35’:
HĐ1:Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
HĐ2: Ôn tập kiểm tra tập đọc,học thuộc lòng :
GV tổ chức cho HS luyện đọc như tiết 1 
Cả lớp luyện đọc bài . 
Nhóm đôi luyện đọc bài .
Cá nhân đọc bài trước lớp .
GV nêu câu hỏi HS trả lời tìm hiểu nội dung bài .
Thi đọc giữa các nhóm- GV nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay
HĐ3: Tìm các bài đã học ở tuần 8 theo mục lục sách .
HS đọc bài tập 2 và nêu cách làm : Mở mục lục sách, tìm tuần 8, nói tên tất cả các bài đã học trong tuần 8 theo trật tự đã nêu trong mục lục.
HS làm bài vào vở- GV bao quát hướng dẫn .
HĐ4 : Ghi lại lời mời , nhờ, đề nghị ( viết )
1 HS đọc yêu cầu của bài :
HS làm bài vào vở.
Lần lượt từng HS nêu bài làm của mình để chữa .
3- Củng cố-dặn dò:
Ôn tập thêm để chuẩn bị kiểm tra 
_________________________________________________
Tiếng việt:
 KIỂM TRA ĐỌC
I.Mục tiêu : 
Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về chuẩn KT, KN giữa HKI (nêu ở Tiết1, ôn tập)
II- Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập 
III-Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài: 2’GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học , ghi mục bài 
2 . Kiểm tra :15’
A . Đọc thầm mẫu chuyện : Đôi bạn 
 Hs đọc bài , Gv theo dõi nhận xét 
HS đọc bài xong Gv nêu câu hỏi để Hs trả lời câu hỏi- 
GV nhận xét tuyên dương 
B . Làm bài tập : 13 ’ 
GV hướng dẫn hs nắm vững yêu cầu của bài.HS làm bài vào vở bài tập 
Bài 1 : Dựa theo nội dung bài đọc ,chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây .
a . Búp bê làm những việc gì ? 
 Quét nhà và ca hát .
 Quét nhà ,rửa bát và nấu cơm .
 Rửa bát và đọc bài .
b.Dế Mèn hát để làm gì ? 
 Hát để luyện giọng .
 Thấy bạn vất vả , hát để tặng bạn .
 Muốn cho bạ biết mình hát rất hay . 
c.Khi nghe Dế Mèn nói , Búp Bê đã làm gì ?
 Cảm ơn Dế Mèn .
 Xin lỗi Dế Mèn .
 Cảm ơn và khen ngợi tiếng hát của Dế Mèn
d.Vì sao Búp Bê cảm ơn Dế Mèn . 
 Vì Dế Mèn hát tặng Búp Bê. 
 Vì tiếng hát của Dế Mèn giúp Búp Bê hét mệt .
 Vì cả hai lí do trên .
e.Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai là gì ? 
Tôi là Dế Mèn .
Ai hát đấy ?
Tôi hát đây .
Đáp án : Câu 1: ý b; câu2 :ý b ; câu 3 : ý c ; câu 4 : ý c ; câu 5 : ý a. 
3. Củng cố dặn dò :5’ Cuối tiết kiẻm tra GV tổng kết, đọc điểm, 
Nhận xét tuyên dương những HS đặt điểm cao .
___________________________________________________ 
Buổi chiều: Luyện chữ : 
 ĐỔI GIÀY 
I.Mục tiêu:
- HS viết đều, đẹp, và chính xác bài tập đọc Đổi giày 
- Rèn cho HS tính kiên trì chịu khó trong học tập và rèn chữ viết cho HS.
II .Hoạt động dạy và học:
1.GV nêu yêu cầu tiết học:3’
2. Hướng dẫn HS luyện viết:30’
GV đọc mẫu bài viết HS chú ý nghe.
Gv đọc bài viết , 2 Hs đọc bài 
Vì xỏ nhầm giày , bước đi của cậu bé như thế nào? Hs nêu 
Khi thấy đi lại khó khăn, cậu bé nghĩ gì?
Gv hướng dẫn Hs viết chữ khó 
Hs luyện viết bảng con : nhầm giày, tập tễnh, khấp khểnh, gầm giường, 
Gv nhận xét , sửa sai 
GV đọc bài cho HS viết. Gv nhắc HS ngồi viết đúng tư thế, chữ viết đúng mẫu quy định, hạn chế tẩy xoá, . Trong khi HS viết, GV tập trung nhiều hơn với 1 số em (như đã nêu ở mục I)
* Lưu ý HS chữ viết đúng độ cao, đặt dấu phụ, dấu thanh đúng vị trí, 
HS đổi vở để soát lỗi.
GV chấm và nhận xét.
3.Củng cố –Dặn dò : 2’ Nhận xét tiết học 
_______________________________________________
ĐỌC SÁCH Ở THƯ VIỆN
I. Mục tiêu: - Qua tiết đọc sách ở thư viện giúp các em say mê đọc truyện , đọc sách tham khảo 
 Giúp các em học sinh đã có thói quen đọc sách nhiều hơn, giúp các em hình thành nhân cách sống tốt hơn cũng như nâng cao hiểu biết về mọi mặt, tránh xa các tệ nạn xã hội. 
II. Hoạt động dạy học 
A. Đối với giáo viên 
1. Thái độ phục vụ ân cần, hòa nhã, công bằng; có tinh thần trách nhiệm cao;
2. Hướng dẫn học sinh sử dụng công cụ tra cứu, tìm tin, chon sách, tài liệu theo đúng yêu cầu, đúng mục đích;
3. Thực hiện đầy đủ, đồng bộ, chính xác và thường xuyên các quy định trong quy trình phục vụ học sinh .
B. Đối với học sinh :
1. Học sinh có trách nhiệm bảo quản tài liệu đã mượn về hình thức, nội dung, độ bền; không được gạch, vẽ, chi chú hoặc xé các tranh ảnh của tài liệu. 
2.Tuyệt đối không được mang sách, tài liệu của thư viện ra khỏi phòng đọc;
3.Giữ trật tự, yên lặng, vệ sinh, an toàn khi vào phòng đọc
________________________________________________
 Hoạt động tập thể 
 VỆ SINH TRƯỜNG LỚP 
I. Mục tiêu:
- Giáo dục HS có ý thức giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Biết bảo vệ môi trường: Trường, lớp sạch sẽ.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ trường lớp.
II. Đồ dùng: Chậu, xô, giẻ.
III. Các hoạt động dạy – học cụ thể: 35’
Hoạt động 1: Thảo luận 
Để trường lớp luôn sạch đẹp chúng ta cần phải làm gì ?
Cho hs thảo luận nhóm .
Đại diện nhóm trình bày – Các nhóm nhận xét bổ sung .
GV chốt : Chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn và vệ sinh trường, lớp .
Hoạt động 2: Thực hành
1. GV giao nhiệm vụ:
Tổ trưởng của ba tổ nhận nhiệm vụ:
Tổ1: Vệ sinh khu vực phia sau 
Tổ2: Lau dọn bàn ghế, cửa của lớp học.
Tổ3: Quét dọn toàn bộ khu vực sân và cổng trường.
GV hướng dẫn kĩ thuật vệ sinh.
2. HS thực hiện nhiệm vụ:
GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho HS.
Lu ý: Đảm bảo vệ sinh, an toàn và trật tự khi làm việc.
Cuối tiết học HS tập trung về lớp.
Các tổ báo cáo thành quả lao động.
Hoạt động 3: 
 Sau khi dọn dẹp xong trường lớp em thấy thế nào ?
Trường lớp sạch,đẹp có ích lợi gì ?
GV nhận xét chung tiết học:
Khen tổ, cá nhân tích cực và hiệu quả.
Luôn giữ môi trường ở trường cũng như ở nhà sạch sẽ.
___________________________________________________________
Thứ 6 ngày 7 tháng 11 năm 2014 
Thể dục
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. 
ĐIỂM SỐ 1-2, 1-2 THEO ĐỘI HÌNH HÀNG NGANG
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách điểm số 1-2, 1-2 theo hàng ngang (có thể còn chậm).
* Ôn bài thể dục phát triển chung.
II- Địa điểm và phương tiện :
- Trên sân trường- chuẩn bị một cái còi, 
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
1-Phần mở đầu:7’
- GV phổ biến nội dung,yêu cầu bài học.
HS khởi động:
2-Phần cơ bản:23’
Điểm số 1-2 theo đội hình hàng dọc .
GV nhắc cách điểm số hô khẩu lệnh cho HS điểm số .
Điểm số 1-2 theo đội hình hàng ngang : 2-3 lần .
Lần 1 : GV giải thích cách làm, làm mẫu động tác quay đầu đầu sang trái và điểm số, sau đó sứ dụng khẩu lệnh cho HS tập .
GV nhận xét sữa lỗi rồi cho HS tập lần 2 .
Bài thể dục phát triển chung :3- 4 lần , mỗi động tác 2x8 nhịp .
GV chia tổ tập luyện cán sự tổ điều khiển.
 GV theo dõi sửa động tác sai.
Trò chơi: “ Nhanh lên bạn ơi’’
3-Phần kết thúc:5’
-Tập hợp lớp GV nhận xét giờ học - HS đi thường theo nhịp 2-3 về lớp
_________________________________________________________
 Toán
TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG
I. Mục tiêu: 
- Biết tìm x trong các bài tập dạng : 
x + a = b . a + x = b ( với a, b là các số có không quá hai chữ số ) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính .
- Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia .
- Biết giải bài toán có một phép trừ 
HS làm BT1(a, b, c, d , e ) BT2 ( cột 1 , 2 , 3 . )
III. Hoạt động dạy học: 35’
HĐ1.Giới thiệu kí hiệu chữ và cách tìm số hạng trong một tổng: 15’
Quan sát tranh, Điền số vào chỗ chấm
 6 + 4 =
 6 = 10 - ..
 4 = 10 - 
HS nêu nhận xét về số hạng và tổng trong phép cộng :6 + 4 = 10 . Để nhận ra mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia .
 6 + 4 = 10
 6 = 10 – 4
 4 = 10 – 6
 Học sinh quan sát hình vẽ. Giáo viên nêu bài toán: Có tất cả 10 ô vuông, có một số ô 
vuông bị che lấp và 4 ô vuông không bị che lấp. Hỏi có mấy ô vuông không bị che lấp?
Giáo viên nêu: Số ô vuông bị che lấp là số chưa biết ta gọi là x. Giáo viên chỉ vào hình và viết x
Trong phép cộng này x được gọi là gì? ( số hạng )
Muốn tìm số hạng chưa biết ( x ) ta làm ntn?
GV hướng dẫn HS theo nội dung thứ 3 của bài học.
b. Tương tự hướng dẫn học sinh làm 6 +x = 10
Học sinh đọc hàng chữ in đậm ở SGK
HS nắm vững : . Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia
1 số Hs nhắc lại 
HĐ2. Thực hành: 
Học sinh nêu yêu cầu từng bài
Bài 1: Tìm X ( theo mẫu )
x + 3 = 9 a) x + 8 = 10 b) x + 5 = 17 
 x = 9 – 3 
 x = 6 c) 2 = x = 12 d) 7 + x = 10 e) x + 4 =15 
Cả lớp làm bài tập
Bài 2: 1 học sinh nêu yêu cầu : Viết số thích hợp vào ô trống 
 Số hạng
 12
 9
 Số hạng
 6
 24
 Tổng
 10
 34
HS làm bài , chữa bài 	
Chấm chữa bài:
HĐ3.Cũng cố dặn dò:3’ Nhận xét tiết học 
Củng cố cách tìm số hạng chưa biết
____________________________________________________
Tiếng viêt:
KIỂM TRA VIẾT:
I. Mục tiêu:
Kiểm tra (Viết ) theo mức độ cần đạt về chuẩn KT,KN giữa HKI:
Nghe- viết chính xác bài CT ( tốc độ viết khoảng 35 chữ / 15 phút ), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày sạch sẽ , đúng hình thức thơ (hoặc văn xuôi ).
Viết được một đoạn kể ngắn ( từ 3 đến 5 câu )theo câu hỏi gợi ý , nói về chủ điểm nhà trường . 
II- Đồ dùng dạy học:
 Chuẩn bị đề bài .
III-Hoạt động trên lớp:
1- GV chép đễ lên bảng
HS làm bài .
Bài1 : GV đọc cho HS chép bài : “ Dậy sớm’’- SGK trang 76 .
Bài 2: Viết 5 câu văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu ) nói về chủ điểm nhà trường 
2- Thu bài chấm ., nhận xét 
3- Củng cố-dặn dò: GV nhận xét chung tiết học.
 ________________________________________________
Tự nhiên và xã hội
ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN 
I. Mục tiêu:
- Nêu được nguyên nhân và biết cách phòng tránh bệnh giun. 
* Biết được tác hại của giun đối với sức khỏe. 
*KNS: Có trách nhiệm với bản thân đề phòng bệnh giun.
II. Đồ dùng dạy học :
Hình vẽ trong SGK trang 20, 21.
III.Các hoạt động dạy học :
A. kiểm tra kiến thức:5’
Nêu một số việc cần làm để giữ vệ sinh ăn, uống?
Nêu ích lợi của giữ vệ sinh ăn, uống? 
B. Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp về bệnh giun:10’
Mục tiêu: - Nhận ra triệu chứng của người bị nhiểm giun.
HS biết nơi giun thường sống trong cơ thể. Nêu được tác hại của bệnh giun.
Cách tiến hành: 
 GV hỏi: Các em đã bao giờ bị đau bụng hay ỉa chảy, ỉa ra giun, buồn nôn chưa? Cho HS làm BT1 rồi yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi:
Giun thường sống ở đâu trong cơ thể?
Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người? Nêu tác hại do giun gây ra?
Cả lớp thảo luận và nêu ý kiến, GV kết luận:
Giun và ấu trùng của giun có thể sống nhiều nơi trong cơ thể: ruột, dạ day, gan, phổi,mạch máu nhưng chủ yếu là ở ruột.
Giun hút các chất bổ dưỡng có trong cơ thể người để sống.
Người bị nhiễm giun, đặc biệt là trẻ em thường gầy, xanh xao, thiếu máu, . Nếu giun quá nhiều có thể gây tắc ruột, tắc ống mật  dẫn đến chết người.
KG: Nêu tác hại của giun đối với sức khoẻ?
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về nguyên nhân lây nhiễm giun: 10’
Mục tiêu: HS phát hiện ra nguyên nhân và các cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể.
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK và thảo luận trong nhóm câu hỏi:
Trứng giun và giun từ trong ruột người bị bệnh giun ra bên ngoài bằng cách nào?
Từ trong phân người bị bệnh giun, trứng giun có thể vào cơ thể người lành khác bằng những con đường nào?
HS phát biểu ý kiến; GV chốt lại ý chính:
Trứng giun có nhiều ở phân người.
Hình vẽ thể hiện có thể vào cơ thể bằng các cách sau:
Không rửa tay sau khi đại tiện, tiểu tiện, tay bẩn cầm vào thức ăn, đồ uống.
Nguồn nước bị nhiễm phân từ hố xí, 
Đất trồng rau bị ô nhiễm do các hố xí không hợp vệ sinh, 
Ruồi đậu vào phân rồi bay đi khắp nơi, đậu vào thức ăn của người, 
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp: Làm thế nào để đề phòng bệnh giun?10’
Mục tiêu: Kể ra được các biện pháp phòng tránh giun.
 Có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thường xuyên đi guốc dép, ăn chín, uống nước đã đun sôi, giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
Cách tiến hành:
Trên cơ sở những con đường trứng giun có thể xâm nhập vào cơ thể, yêu cầu HS suy nghĩ những cách để ngăn chặn trứng giun xâm nhập vào cơ thể.
HS phát biểu ý kiến; GV tóm tắt ý chính, sau đó yêu cầu 1 vài HS nhắc lại.	
Kết thúc tiết học GV nhắc: Nên 6 tháng tẩy giun 1 lần theo chỉ dẫn của cán bộ YT.
___________________________________________
Hoạt động tập thể
 SƠ KẾT TUẦN 9
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS nhận xét, đánh giá những việc làm trong tuần
 - Chỉnh đốn nề nếp học tập
 - Biết được kế hoạch tuần sau
II. Các hoạt động trên lớp:
 HĐ1: Đánh giá tình hình

File đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 9.doc