Bài giảng Lớp 2 - Môn Thể dục - Học động tác toàn thân. trò chơi: “ bịt mắt bắt dê”

3 HS kể hoàn chỉnh nội dung tranh từng tranh

HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo 4 tranh trong SGK .

GV giúp HS kể đúng ,đủ, tiến tới kể sinh động, hấp dẫn .

HS kể toàn bộ câu chuyện theo 4 tranh. VD: Đã đến giờ tập viết , mọi người đã chuẩn bị sẵn sàng Nam và Mai mở vở chuẩn bị làm bài kiểm tra.

 

doc17 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn Thể dục - Học động tác toàn thân. trò chơi: “ bịt mắt bắt dê”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 viết chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn: xúc động, cổng trường, cửa sổ, mắc lỗi, hình phạt, nhớ mãi, mắc lại...
b. HS chép bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
c. Chấm, chữa bài: HS tự chữa lỗi, gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2 (Điền vào chỗ trống ui hay uy? ) 
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp làm vào VBT; 2 HS làm bài trên bảng phụ.
 B. phấn, h. hiệu, v. vẻ, tận t.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. 
Bài tập 3 (lựa chọn)
 GV chọn cho HS làm bài 3a; nêu yêu cầu của bài.
- Điền vào chỗ trống tr hay ch?
Giò ả, ..ả lại, con .ăn, cái..ăn.
 - HS làm bài vào VBT rồi chữa bài: GV cho nhiều HS đọc kết quả làm bài để luyện phát âm đúng. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.: 2’ 
 	GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS chép bài chính tả sạch, đẹp. Yêu cầu những HS chép bài chính tả chưa đạt về nhà chép lại. 
Kể chuyện:
NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu:
- Xác định được 3 nhân vật trong cau chuyện ( BT1)
- Kể được nối tiếp từng đoạn của câu chuyện ( BT2)
*KG: Biết kể lại toàn bộ câu chuyện; Phân vai dựng lại đoạn 2 của câu chuyện (BT3)
II. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra: 5’
Kiểm tra 2 HS kể lại câu chuyện Mẩu giấy vụn. GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1:3’ Giới thiệu bài.
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện.: 27’
1. Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện
GV hỏi: Câu chuyện Người thầy cũ có những nhân vật nào?
 ( Dũng, chú Khánh( bố Dũng), thầy giáo).
2. Kể lại toàn bộ câu chuyện
 GV hướng dẫn HS kể chyện theo các bước sau:
 Kể chuyện trong nhóm: Từng nhóm 3 nối tiếp nahu kể lại câu chuyện.
 Thi kể chuyện trước lớp: Đại diện 3 – 4 nhóm kể chuyện trước lớp, GV cùng cả lớp lắng nghe, nhận xét, chọn cá nhân, nhóm kể chuyện tốt nhất.
3. ( KG )Dựng lại phần chính của câu chuyện (đoạn 2) theo vai: người dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo.
- Lần 1: GV làm người dẫn chuyện, 2HS sắm vai chú Khánh và thầy giáo.
- Lần 2: 3 HS xung phong dựng lại câu chuyện theo 3 vai.
- HS dựng lại câu chuyện theo nhóm 3; Các nhóm thi dựng lại câu chuyện.
Hs cùng Gv nhận xét 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: 2’.
GV nhận xét tiết học; Yêu cầu HS về nhà tiếp tục phân vai dựng hoạt cảnh.
______________________________________________________
Buổi sáng Cô Lam soạn giảng 
 ____________________________________________________
Buổi chiều : Luyện Tiếng việt 
Luyện TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu:
 - Củng cố về từ chỉ môn học và từ chỉ hoạt động của người .
 - Rèn kĩ năng đặt câu có từ chỉ hoạt động.
 II. Hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức 
HS nhắc lại các môn học của lớp 2: môn chính, môn tự chọn.
- Hướng dẫn HS tìm các từ chỉ hoạt động của người và vật
- HS nêu lên các từ đã tìm được
- GV nhận xét, củng cố
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập và chữa bài:
Bài 1: a)Viết tên các môn học ở lớp 2: 
 * b) Môn Tiếng Việt gồm những phân môn: 
Bài 2:Tìm và ghi các từ chỉ hoạt động của HS
Hoạt động học tập: làm bài, đọc bài. 
Hoạt động lao động: nhổ cỏ, tưới nước.. 
Hoạt động vui chơi văn nghệ: múa, hát, biểu diễn.
Hoạt động thể dục thể thao: đá bóng, đá cầu, nhảy dây.
Bài 3: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 2
 Đặt 3 câu, mỗi câu 1 từ:
Ví dụ: Em đang đọc sách.
Chúng em nhổ cỏ vườn hoa. 
*Dành cho HS khá giỏi
Bài tập 4: Tìm và điền vào chỗ trống trong các câu sau những từ chỉ hoạt động thích hợp
a, Mẹ em đang ........... bài.
b, Mẹ ............. em chăm học.
c, Mẹ ...... bài rất dễ hiểu.
- GV nhận xét và chấm bài.
3.Củng cố, dặn dò: (1’) - GV nhận xét giờ học.
 ________________________________________________________
Tự học 
 THỰC HÀNH KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
. I. Mục tiêu:
- Học sinh biết chon nội dung tự học một cách có hiệu quả
II.Chuẩn bị
-Học sinh xác định nội dung tự học
-Giáo viên định hướng nội dung
III.Kế hoạch dạy học
1.Giáo viên nêu mục tiêu giờ học
2.Tổ chức cho các em tự học
*Nếu học sinh tự tim được nội dung tự học cho bản thân thi Gv là người theo dõi,kiểm tra
*Nếu học sinh không tự tìm được nội dung học tập thì giáo viên là người định hướng
A, Định hướng 	
1,Hoàn thành vở bài tập Đạo đức 
2,Hoàn thành bài tập chính tả , LTVC 
3,Luyện chữ viết
4,Luyện đọc 
B,Tự học theo nhóm
Gv cho học sinh lựa chọn nhóm học phù hợp với sở thích dới sự đièu khiển của nhóm trưởng
C.Giải đáp thắc mắc(GV) 
Nhận xét tiết học
_________________________________________________________
 Trò chơi dân gian 
 Trò chơi: CHI CHI CHÀNH CHÀNH
I. Mục tiêu;
Tiếp tục cho Hs ôn lại trò chơi 
Giáo dục cho các em tính nhanh nhẹn, hoạt bát, rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng     
II. Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi 
1 số Hs nêu lại cách chơi , luật chơi
Người chơi có thể từ 3 người trở lên. Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào long bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:
Chi chi chành chành.
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết chương. 
Ba vương ngũ đế. 
Chấp chế đi tìm 
Ù à ù ập.
Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.
* HS thực hiện trò chơi theo nhóm 3 hoặc 4 người 
Gv theo dõi hướng dẫn thêm đối với những Hs còn lúng túng 
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét chung tiết học 
____________________________________________________
Thứ 5 ngày 23 tháng 10 năm 2014
Toán
 6 CỘNG VỚI MỘT SỐ : 6 + 5 .
I-Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng : 6 + 5 ., lập được bảng 6 cộng với một số 
 -Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng 
-Dựa vào bảng cộng 6 với một số để tìm được số thích hợp vào ô trống 
- BT cần làm BT1,BT2, BT3
II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ , 20 que tính .
III-Hoạt động trên lớp:
1-Kiểm tra:4’
GV gọi 1 HS lên bảng đọc bảng cộng 7 
GV nhận xét và ghi điểm.
2- Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu phép cộng : 6 + 5 .: 14’
GV nêu bài toán : Có 6 que tính thêm 5 que tính nữa .Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ?
HS thao tác trên que tính để tìm ra kết quả và trả lời .Sau đó GV dẫn tới phép tính : 6 + 5 = 11.
HS tự tìm ra kết quả các phép tính còn lại trong SGK .
GV ghi bảng : 6 + 6 = 12 ; 6 + 7 = 13 ;6 + 8 = 14 ; 6 + 9 = 15 .
GV cho HS đọc thuộc các công thức trên .
Hoạt động 2: Thực hành :15’
Bài 1: Tính nhẩm
HS lần lượt nối tiếp nhau nêu kết quả , sau đó làm bài vào vở 
GV yêu cầu HS nêu nhận xét về từng cột phép tính để thấy: khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
 6 + 6 = 6 + 7 = 13 6 + 8= 14 6 + 9 =15
 6 + 0 = 7 + 6 = 13 8 + 6 = 14 9 + 6 = 15 
Gv cùng Hs nhận xét
 Bài 2: Tính
HS đọc yêu cầu rồi làm bài vào bảng con 
 6 6 7 6 9
 + + + + +
 4 5 6 8 6
 10 11 13 14 15
HS cùng Gv nhận xét sửa sai nếu có 
Bài 3: Số? HS đọc yêu cầu BT rồi tìm số thích hợp để điền vào ô trống 
6 + 5 = 11 6 + 6 =12 6 + 7 =13
Hs làm bài rồi chữa bài 
3- củng cố-dặn dò:2’: Hệ thống ND , KT bài học 
 GV chấm bài ,nhận xét chung.
__________________________________________________
Chính tả
Nghe – viết: CÔ GIÁO LỚP EM
I. Mục tiêu : 
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài “Cô giáo lớp em”
- Làm được BT2, BT3a.
II. Đồ dùng dạy - học:
 Bảng phụ viết nội dung BT2, BT3a. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra: 5’
HS viết bảng con các TN: huy hiệu, vui vẻ, con trăn, cái chăn...
Gv nhận xét ghi điểm 
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.: 2’
Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe – viết.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đầu bài và 2 khổ thơ cuối; 2 HS đọc lại.
- Giúp HS nắm nội dung bài và nhận xét: 
 Khi cô dạy viết, gió và nắng thế nào?( Gió đưa thoảng hương nhài, nắng ghé vào của lớp xem các bạn học bài).
Câu thơ nào cho thấy bạn HS rất thích điểm mười cô cho?
 Mỗi dòng thơ có mấy chữ?( 5 chữ)
Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết thế nào?(Viết hoa, cách lề 3 ô).
HS tập viết vào bảng con những tiếng khó: lớp, dạy, giảng, ngắm mãi, 
b. GV đọc, HS viết bài vào vở. 
c. Chấm, chữa bài: HS tự chữa lỗi bằng bút chì. GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2 
- GV giúp HS nắm được yêu cầu của bài. 
- Cho HS làm bài vào VBT rồi phát biểu ý kiến, GV ghi ý kiến đúng lên bảng.
Bài tập 3a (Lựa chọn)
HS đọc YC của bài tập; GV chọn bài 3a cho HS làm. HS khá giỏi làm cả bài.
- Cách thực hiện tương tự như BT2. 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
 GV nhận xét tiết học; Dặn HS về nhà xem lại bài, soát sửa hết lỗi. 
________________________________________________________
Tập làm văn 
KỂ NGẮN THEO TRANH – LUYỆN TẬP VỀ THỜ KHOÁ BIỂU
I-Mục tiêu:
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ , kể được câu chuyện ngắn có tên Bút của cô giáo (BT1) 
- Dựa vào thời khoá biểu ngày hôm sau của lớp để trả lời các câu hỏi ở BT3 
*KNS: Thể hiện sự tự tin khi tham gia các hoạt động học tập 
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, tranh minh hoạ bài tập 1 .
III-Hoạt động trên lớp:
A.Kiểm tra kiến thức :5’
HS làm bài tập 2- tuần 6
GV nhận xét ghi điểm.
B- Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. 26’Hướng dẫn làm bài tập:
Bài1:1 HS đọc yêu cầu bài
GV nêu câu hỏi gợi ý kể tranh 1:
Bức tranh vẽ cảnh ở đâu ?
Tranh vẽ hai bạn HS đang làm gì?
 Bạn trai nói gì? Bạn gáitrả lời ra sao?
 2 HS tập kể lại tranh 1.
 GV gợi ý HS kể tranh 2: 
Bức tranh 2 có thêm nhân vật nào ?
 Tranh 2 vẽ cảnh gì?
 Bạn nói gì với cô?
 Gợi ý HS kể tranh 3: Tranh 3 vẽ cảnh gì? Hai bạn đang làm gì ? 
 Gợi ý HS kể tranh 4: Tranh 4 vẽ cảnh gì? Bạn trai đang nói chuyện với ai ? 
Bạn trai nói gì với mẹ ? 
Mẹ bạn nói gì và có thái độ ntn? 
2- 3 HS kể hoàn chỉnh nội dung tranh từng tranh 
HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo 4 tranh trong SGK .
GV giúp HS kể đúng ,đủ, tiến tới kể sinh động, hấp dẫn .
HS kể toàn bộ câu chuyện theo 4 tranh. VD: Đã đến giờ tập viết , mọi người đã chuẩn bị sẵn sàng Nam và Mai mở vở chuẩn bị làm bài kiểm tra. 
Tìm mãi trong cặp không thấy bút đâu, Nam lo lắng nói với Mai “Thôi chết, tớ quên không mang bút!” Mai đáp: “Tớ cũng chỉ có mỗi một cái bút, làm sao bây giờ?” Hai bạn đang lúng túng thì cô giáo đã đến bên cạnh. Cô đưa bút của cô cho Nam : “Em cầm tạm bút của cô mà viết. Lần sau đi học, đừng quên bút nhé!” Nam mừng rỡ đưa hai tay nhận bút và cảm ơn cô giáo. Lần ấy, bài kiểm tra của Nam được điểm 10. Nam về nhà khoe với mẹ. Mẹ mỉm cười xoa đầu em và nói: “Mẹ rất vui vì con trai của mẹ học giỏi. Con nhớ cảm ơn cô giáo nhé!
Sau mỗi lần 1 HS kể, cả lớp và GV bình chọn 
Bài 3: Dựa theo TKB ở BT2, trả lời câu hỏi:
HS trả lời lần lượt từng câu hỏi.
a) Ngày mai có mấy tiết? 5
b) Đó là các tiết: Chào cờ, Toán, Tập đọc, Tập đọc, Mĩ thuật
c) Em cần mang đến trường những quyển sách: Toán, Tiếng Việt, Tập vẽ
HS dựa vào thời khoá biểu đã viết, trả lời lần lượt từng câu hỏi SGK.
GV theo dõi, hướng dẫn chung .
HS làm bài, gọi 1 số HS nêu kết quả , nhận xét 
Củng cố-dặn dò: 2’ GV nhận xét tiết học.
_________________________________________________________
Buổi chiều : Luyện chữ: 
 NGƯỜI THẦY CŨ 
I.Mục tiêu:
- HS viết đều, đẹp, và chính xác bài Người thầy cũ ( Đoạn 1, 2) 
- Rèn cho HS tính kiên trì chịu khó trong học tập và rèn chữ viết cho HS.
II .Hoạt động dạy và học:
1.GV nêu yêu cầu tiết học:2’
2. Hướng dẫn HS luyện viết:30’
GV đọc mẫu đoạn viết HS chú ý nghe.
Gv đọc đoạn viết , 2 Hs đọc bài 
Bố Dũng đến trường làm gì?( Tìm gặp lại thầy giáo cũ).
Em thử đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy ngay ở trường?
Gv hướng dẫn Hs viết chữ khó 
Hs luyện viết bảng con : : cổng trường, xuất hiện, lễ phép, bỏ mũ, mắc lỗi, nhớ mãi...
Gv nhận xét , sửa sai 
GV đọc bài cho HS viết. Gv nhắc HS ngồi viết đúng tư thế, chữ viết đúng mẫu quy định, hạn chế tẩy xoá, . Trong khi HS viết, GV tập trung nhiều hơn với 1 số em còn viết chậm 
* Lưu ý HS chữ viết đúng độ cao, đặt dấu phụ, dấu thanh đúng vị trí, 
HS đổi vở để soát lỗi.
GV chấm và nhận xét.
3.Củng cố –Dặn dò : 3’ Nhận xét tiết học.
_____________________________________________________
 ĐỌC SÁCH Ở THƯ VIỆN 
I. Mục tiêu: - Qua tiết đọc sách ở thư viện giúp các em say mê đọc truyện , đọc sách tham khảo 
 Giúp các em học sinh đã có thói quen đọc sách nhiều hơn, giúp các em hình thành nhân cách sống tốt hơn cũng như nâng cao hiểu biết về mọi mặt, tránh xa các tệ nạn xã hội. 
II. Hoạt động dạy học 
A. Đối với giáo viên 
1. Thái độ phục vụ ân cần, hòa nhã, công bằng; có tinh thần trách nhiệm cao;
2. Hướng dẫn học sinh sử dụng công cụ tra cứu, tìm tin, chon sách, tài liệu theo đúng yêu cầu, đúng mục đích;
3. Thực hiện đầy đủ, đồng bộ, chính xác và thường xuyên các quy định trong quy trình phục vụ học sinh .
B. Đối với học sinh :
1. Học sinh có trách nhiệm bảo quản tài liệu đã mượn về hình thức, nội dung, độ bền; không được gạch, vẽ, chi chú hoặc xé các tranh ảnh của tài liệu. 
2.Tuyệt đối không được mang sách, tài liệu của thư viện ra khỏi phòng đọc;
3.Giữ trật tự, yên lặng, vệ sinh, an toàn khi vào phòng đọc
 Hoạt động tập thể; 
 Dạy ATGT : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
I. Mục tiêu:
- Hs nhận biết được một số loại xe thường thấy trên đường bộ. Phân biệt xe thô xơ và xe cơ giới, tác dụng của các loại phương tiện giao thông này.
- Nhận biết được các tiếng động cơ, tiếng còi của xe ô tô và xe máy để tránh.
- Không đi lại dưới lòng đường, không chạy theo ô tô xe máy đang đi.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài – Tranh vẽ GGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định
2. KT bài cũ: Em muốn qua đường nhưng nhiều xe cộ qua lại em phải làm gì?
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ 1: Giới thiệu bài:
* HĐ 2: Nhận biết các phương tiện giao thông.
a) Mục tiêu: Hs nhận biết được một số phương tiện giao thông đường bộ, phân biệt xe thô xơ và xe cơ giới.
b) Cách tiến hành:
Hs quan sát hình 1 và hình 2 trong SGK để nhận diện và so sánh 2 loại phương tiện giao thông đường bộ về:
Phương tiện đi nhanh hay đi chậm, khi đi phát ra tiếng động to hay nhỏ?
Phương tiện chở được nhiều hàng hay ít hàng?
Loại xe nào dễ gây nguy hiểm hơn?
* HĐ 3: Trò chơi:
GV chia lớp thành 4 nhóm và ghi tên các loại phương tiện tham gia giao thông. Yêu cầu h/s phân biệt: đâu là loại xe thô xơ, đâu là loại xe cơ giới.
GV nhận xét tuyên dương nhóm chơi tốt.
- Hs liên hệ: Nếu được về quê chơi em thích đi loại xe nào? Vì sao?
	Có được chơi dưới lòng đường không? Vì sao?
KL: Lòng đường là nơi dành cho các phương tiện tham gia giao thông vì vậy không được nô đùa dưới lòng đường.
* HĐ 4:
a) Mục tiêu: Hs nhận thức được sự cần thiết phải cẩn thận khi đi trên đường có nhiều loại phương tiện giao thông đi lại.
b) Cách tiến hành: Hs quan sát tranh và trả lời.
- Trong tranh có những loại xe nào đi trên đường?
- Khi đi trên đường em chú ý đến những loại phương tiện giao thông nào? Vì sao? (ô tô, xe máy, )
- Nêu cách tránh các phương tiện giao thông? Vì sao?
KL: Khi đi trên đường phải chú ý quan sát để kịp thời tránh các phương tiện giao thông khi cần thiết.
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học – cần thực hiện tốt luật giao thông.
Thứ 6 ngày 24 tháng 10 năm 2014
Thể duc
ĐỘNG TÁC NHẢY – TRÒ CHƠI : “ BỊT MẮT BẮT DÊ “
I-Mục tiêu:
-Biết cách thực hiện các động tác vươn thở,tay ,chân ,lườn, bụng,toàn thân,
-Bước đầu biết thực hiện động tácnhảy của bài thể dục phát triển chung.
-Bước đầu biết cách chơI và tham gia chơi được.
II- Địa điểm và phương tiện :
- Trên sân trường- chuẩn bị một cái cũi, 2 cỏi khăn .
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
1-Phần mở đầu: 7’
 GV phổ biến nội dung,yờu cầu bài học.
HS khởi động:
Ôn 6 động tác bài thể dục phát triển chung đó học.
2-Phần cơ bản: 23’
Động tác nhảy : 4 – 5 lần .
GV nêu tên động tác, làm mẫu, hô nhịp để HS tập .
Ôn 3 động tác : bụng, toàn thân và nhảy ( 3 lần )
Trũ chơi : Bịt mắt bắt dờ .
GV nờu tờn trũ chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi .
HS thực hiện trũ chơi .
3-Phần kết thỳc: 5’
Tập hợp lớp GV nhận xột giờ học, giao bài về nhà .
HS đi thường theo nhịp 2-3 về lớp.
 ______________________________________________________________ 
 Toán
26 + 5 .
I.Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi100 dạng : 26 + 5 
- Biết giải bài toán về nhiều hơn 
- Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng 
-BT cần làm BT1( dòng 1) BT3, BT4
II.Hoạt động trên lớp:
1-Kiểm tra kiến thức :5’
Gọi HS lên bảng đọc thuộc bảng 6 cộng với một số .
 GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới : 1 . Giới thiệu bài :2’
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng : 26 + 5: 12’
GV nêu bài toán : Có 26 que tính, thêm 5 que tính nữa .Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?. Dẫn ra phép tính : 26 + 5 .HS thao tác trên que tính để tìm ra kết quả .( chẳng hạn 6 que tính và 5 que tính là 11 que tính ( bó được 1 chục và 1 que tính ) 2 chục que tính và thêm 1 chục là 3 chục que tính, thêm 1 que tính nữa là 31 que tính 
Vậy : 26 + 5 = 31 .
GV ghi bảng : 26 + 5 = 31 . HS đặt tính và tính như SGK.
Cho HS nêu lại cách thực hiện tính dọc.
Hoạt đông 2 :Thực hành: 15’
GV hướng dẫn lần lượt từng bài trong SGK 
Bài1: HS tự làm bài , HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 
 16 36 46 
 + + +
 4 6 7
 20 42 53
Gọi HS lần lượt nhận xét 
Bài 3: 1 HS đọc đề bài 
GV phát vấn HS tóm tắt rồi giải 
Bài giải
Số điểm mười trong tháng này là:
16 + 5 = 21(điểm mười)
 Đáp số: 21 điểm mười
HS làm bài, GV bao quát lớp giúp đỡ HS yếu
Bài 4: Đo độ dài các đoạn thẳng AB, BC, AC .GV nêu yêu cầu 
HS thực hành đo và nêu kết quả.
Chấm chữa bài:
GV chấm một số bài, nhận xét- chữa bài.
2. Dặn dò: 3’ Nhận xét tiết học 
_________________________________________________________
 Tập viết:
CHỮ HOA E Ê
I. Mục tiêu:
- Viết đúng 2 chữ hoa E ,Ê (1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ –E hoặc Ê ) chữ và câu ứng dụng : Em (1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ ) Em yêu trường em (3 lần ) 
II. Đồ dùng dạy học: - Chữ mẫu.
III. Hoạt động trên lớp:
A-Kiểm tra:5’
1 HS lên bảng viết Đ , Cả lớp viết bảng con 
GV kiểm tra bài viết ở nhà của HS .
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.:2’
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét hai chữ E, Ê. 6’
 GV giúp HS nhận xét chữ mẫu: Cho HS quan sát chữ mẫu:
 E E E E 
* Chữ E cao 5 li. Là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
 Chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:
* ĐB trên Đ K 6, viết nét cong dưới( gần giống chữ C hoa, những đẹp hơn) rồi chuyển hướng viết tiếp 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ 2 lượn lên ĐK3 rồi lượn xuống DB ở ĐK 2.
GV viết E trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
Chữ Ê tương tự thêm dấu mũ .
Hướng dẫn HS viết trên bảng con chữ E Ê - GV theo dõi sửa lỗi.
HĐ2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:5’
GV giới thiệu cụm từ : Em yêu trường em - HS đọc câu ứng dụng.
Em yêu trường em
GV giúp HS hiểu câu ứng dụng.HS nêu những hành động cụ thể nói lên tình cảm yêu quý ngôi trường của mình.
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
Về độ cao của các chữ cái,khoảng cách giữa các chữ.
GV viết mẫu trên dòng kẻ- HS theo dõi.
Cả lớp viết vào bảng con- GV theo dõi hướng dẫn.
HĐ3: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết: 15’
HS viết lần lượt từng dòng.
GV đi từng bàn uốn nắn, hướng dẫn HS yếu.
chấm chữa bài:
GV chấm một số bài.
Nhận xét- hướng dẫn HS sữa lỗi.
2.-Củng cố-dặn dò:2’ Nhận xét tiết học 
______________________________________________________
Tự nhiên và xã hội
ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ
I. Mục tiêu :
 - Ăn uống đủ chất sẽ giúp cơ thể chống lớn và khỏe mạnh. 
 - HS biết được buổi sáng nên ăn nhiều, buồi tối ăn ít, không nên bỏ bữa ăn
II. Đồ dùng dạy - học: 
Tranh SGK, phiếu, máy chiếu, 1 số rau quả, thức ăn phục vụ cho trò chơi “ Đi chợ”.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
 + Ăn chậm nhai kĩ có ích lợi gì?
 + Tại sao chúng ta k

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 7 lop 2.doc