Bài giảng Lớp 1 - Môn tập đọc - Tiết 47 - Bài: Vẽ về cuộc sống an toàn

- Tập phối hợp chạy, nhảy :

- Nhắc lại cách tập luyện phối hợp , làm mẫu, sau đó cho HS thực hiện theo đội hình hàng dọc, điều kiển các em tập luyện theo hiệu lệnh còi, em đứng đầu hàng thực hiện xong, đi ra khỏi đệm hoặc hố cát mới cho em tiếp theo được xuất phát.

 

doc39 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 1 - Môn tập đọc - Tiết 47 - Bài: Vẽ về cuộc sống an toàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
x
Tập phối hợp chạy, nhảy : 
 6 –7 phút.
Nhắc lại cách tập luyện phối hợp , làm mẫu, sau đó cho HS thực hiện theo đội hình hàng dọc, điều kiển các em tập luyện theo hiệu lệnh còi, em đứng đầu hàng thực hiện xong, đi ra khỏi đệm hoặc hố cát mới cho em tiếp theo được xuất phát.
B. Trò chơi vận động : 
Trò chơi “ kiệu người “.
- Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, làm mẫu động tác
5 – 6 phút
Chia HS trong lớp thành các nhóm 3 người , tập động tác kiệu tại chỗ, sau đó mới cho di chuyển. Cho vài lần thực hiện thử, mới tổ chức cho chơi chính thức. .
Khi tổ chức chơi cần giữ kỉ luật tập luyện để đảm bảo an toàn cho các em. 
3. Phần kết thúc : 
Đi thường theo nhịp vừa đi vừa hát .
4 – 6 phút 
x x x x x
Đứng tại chổ thực hiện một số động tác thả lỏng ( do GV chọn ) .
x x x x x
x x x x x
GV cùng HS hệ thống bài .
GV nhận xét, đánh giá kết quả và giao bài tập về nhà .
Bài: VẼ TRANG TRÍ TÌM HIỂU 
 VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU 
Môn: MỸ THUẬT 
Tiết: 24
I- MỤC TIÊU: 
- HS làm quen với kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó. 
 - HS biết sơ lược về cách kẽ chữ nét đèu và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn 
 - HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên : SGK, SGV.
 - Bảng mẫu chữ nét thanh nét đậm và chữ nét đều ( để so sánh ) . 
 - 1 bìa cứng có kẻ các ô vuông đều nhau tạo thành hình chữ nhật, cạnh là 4 ô và 5ô.
 - Cắt một số chữ nét thẳng, nét tròn , nét nghiêng theo tỉ lệ các ô vuông trong bảng.
Học sinh : SGK ; Sưu tầm kiểu chữ nét đều giấy vẽ hoặc vở thực hành, com pa, thướt kẻ, bút chì và màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Giới thiệu bài
GV giới thiệu một vài dòng chữ nét đều để HS thấy được vẽ đẹp và cách sử dụng chữ nét đều . Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
- Lắng nghe , trình bày đồ dùng để kiểm tra .
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét 
Giới thiệu 1 số kiểu chữ nét đều và chữ nét thanh nét đậm đểû HS phân biệt2 kiểu chữ này . ví dụ : 
- Quan sát , nhận xét , nhận biết .
+ Chữ nét thanh nét đậm là chữ có nét to , nét nhỏ
A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y 
- trình bày cách phân biệt chữ nét thanh , nét đậm .
+ Chữ nét đều có tất cả các nét đều bằng nhau (H.1.2, tr. 56 / SGK); 
 P N H R 
 HỌC TẬP HỌC TẬP 
Tác dụng của các kiểu chữ này
GV chỉ vào bảng chữ nét đều và tóm tắt :
-Lắng nghe , ghi nhớ
+Chữ nét đều là chữ mà tất cả các nét thẳng, cong, nghiêng, chéo đều có độ dày bằng nhau, cácdấu có độ dày bằng 1/2 nét chữ ( H.3 tr. 57 / SGK) 
+Các nét thẳng đứng bao giờ cũng vuông góc với dòng kẻ
+ Các nét cong, nét tròn có thể dùng com pa để quay .
+ Các chữ A, E, I, H, K, L, M, N, T, V, X, Y là những chữ có nét thẳng đứng, nét thẳng ngang và nét chéo .
+ Chiều rộng của chữ thường không bằng nhau. Rộng nhất là chữ A, Q, M, O, ……hẹp hơn là chữ E, L. P, T, ……hẹp nhất là chữ I .
+chữ nét đều có dáng khỏe, chắc thường dùng để kẻ khẩu hiệu, panô, áp phích .
Hoạt động 2 : Cách kẻ chữ nét đều
- Yêu cầu HS quan sát hình 4, trang 57 SGK nhận ra cách kẻ chữ nét thẳng 
- Quan sát thảo luận nhĩm 2 , trình bày
Giới thiệu hình 5, trang 57 SGK và yêu cầu HS tìm ra cách kẻ chữ : R, Q, D, S, B, P 
Lưu ý : Vẽ màu không ra ngoài nét chữ . Nên vẽ màu ở xung quanh nét chữ trước, ở giữa sau . Có thể trang trí cho dòng chữ đẹp hơn
- Ghi nhớ 
Hoạt động 3 : Thực hành 
HS thực hành vẽ màu vào dòng chữ có sẵn .
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá 
Cho HS trưng bày sản phẩm theo nhĩm và nhận xét .
Kẻ chữ là một bài khó, chủ yếu là để HS làm quen và có khái niệm về nét chữ đều, nên nhận xét, đánh giá cần tập trung vào mức độ nhận thức của HS 
GV nhận xét chung tiết học và khen ngợi những HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài 
Dặn dò : Chuẩn bị cho bài sau ( quan sát quang cảnh trường học ) .
Thứ tư ngày 28 tháng 02 năm 2007
Bài: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ 
Môn: TOÁN 
Tiết: 118
I- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận biết phép trừ hai phân số có cùng mẫu số 
- Biết cách thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS chuẩn bị 2 băng giấy hình chữ nhận kích thướt 4cm x 12cm. Kéo
- GV chuẩn bị 2 băng giấy hình chữ nhật kích thướt 1dm x 6dm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG : Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 117
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét và cho điểm HS
II. HOẠT ĐỘNG : Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài mới
Các em đã biết cách thực hiện phép cộng các phân số, bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép trừ các phân số. 
Nghe GV giới thiệu bài
2. Hướng dẫn hoạt động với đồ dùng trực quan 
Nêu vấn đề : từ băng giấy màu, lấy để cắt chữ. Hỏi còn lại bao nhiêu phần của băng giấy ?
HS nghe và nhắc lại .
Hỏi : Muốn biết còn lại bao nhiêu phần của băng giấy chúng ta cùng hoạt động. 
- Hướng dẫn HS hoạt động với băng giấy .
HS thực hiện theo hướng dẫn
Yêu cầu HS nhận xét về hai băng giấy đã chuẩn bị .
Nêu nhận xét 
+Dùng thước ,ø bút chia hai băng giấy đã chuẩn bị mỗi băng giấy thành 6 phần bằng nhau .
- mỗi cá nhân đếu làm theo hướng dẫn .
+ Cắt lấy của một trong hai băng giấy .
HS cắt lấy 5 phần bằng nhaucủa một băng giấy 
Hỏi : Có băng giấy, lấy đi bao nhiêu để cắt chữ ? 
Quan sát băng giấy , trả lời .(lấy 3/6 băng giấy )
Yêu cầu HS cắt lấy băng giấy 
HS cắt .
Hỏi : băng giấy, cắt đi băng giấy thì còn lại bao nhiêu phần của băng giấy ?
… còn lại băng giấy
+ Vậy – = ? 
HS trả lời : – = 
3. Hướng dẫn thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số 
GV nêu lại vấn đề ở phần 2. 2 .Hoỉ : Muốn biết còn lại bao nhiêu phần của băng giấy chúng ta phải làm phép tính gì ?
HS nêu phép tính trừ : 
 – 
Theo kết quả hoạt động với băng giấy thì : – = ?
HS nêu : – = 
Yêu cầu HS quan sát so sánh phân số ở kết quả với phép tính , nêu dược sự thay đổi ở tử số của hiệu và nhận ra cách trừ 2 phân số cùng mẫu số: – = 
HS thảo luận cặp và trình bày 
GV nhận xét các ý kiến của HS khái quát thành quy tắc trừ 2 phân số cùng mẫu số , cho HS nhắc lại .
- vài HS nhắc lại cách làm, đọc SGK
4. Luyện tập – thực hành 
Bài 1: Trừ phân số cùng mẫu số 
Yêu cầu HS tự làm bài. 
2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở 
Cách trình bày a) =
b) 
 c) 
d) = 
GV nhận xét và cho điểm HS 
Bài 2: Rút gọn rồi tính 
Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài 
Lưu ý HS : Rút gọn để cĩ 2 phân số cùng mẫu số rồi trừ . Có thể trình bày như sau :
( nhớ rút gọn sau khi tính kết quả )
2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) 
GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn 
- HS nhận xét 
Nhận xét,cho điểm bài làm củaHS, nhắc nhở các sai sĩt (nếu cĩ) 
Bài 3: Giải tĩan dạng tìm hiệu cĩ phép trừ phân số 
- Yêu cầu HS đọc đề bài , tĩm tắt và nhận biết dạng bài .
Giúp HS nhận biết : Số huy chương tịan địan là 1 hay 
Cho HS tự làm bài
Lưu ý: cách đặt lời giải và đơn vị (số huy chương ) ở kết quả.
1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm vở BT 
GV nhận xét bài làm củaHS, yêu cầu HS giải thích cách làm 
HS trả lời 
Giải thích thêm nếu cĩ HS chưa hiểu 
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : 
GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện phép trừ các phân số cùng mẫu số.
GV tổng kết trong giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau 
Bài: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ 
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết: 48
I- MỤC TIÊU: 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.biết đọc diễm cảm bài thơ với giọng đọc thể hiện nhịp điệu khẩn trương, tâm trang hào hứng của những người đánh cá trên biển.
 - Hiểu các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu ý nghĩa bài thơ:ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả. Vè đẹp của lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa trong SKG phóng to (nếu có); thêm ảnh minh họa cảnh mặt trời đang lặn xuống biển, cảnh những đoàn thuyền đang đánh cá, đang trở về hay đang ra khơi (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG : Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra đọc bài Vẽ về cuộc sống an toàn,trả lời các câu hỏi về bài đọc.
Nhận xét cho điểm HS 
- 2 HS thực hiện.
II. HOẠT ĐỘNG : Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Biển cả và những người lao động trên biển luôn là đề tài hấp dẫncác họa sĩ, các nhà văn, nhà thơ…bài thơ Đoàn thuyền đánh cá sẽ minh họa cho điều đĩ 
- HS lắng nghe
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
Tổ chức luyện đọc từng đọan , cả bài , giải nghĩa từ khĩ .
GV đọc diễn cảm toàn bài-giọng nhịp nhàng, khẩn trương. Nhấn giọng những tư ngữ ca ngợi những cảnh đẹp huy hoàng của biển , ca ngợi tinh thần lao động sôi nổi, hào hứng của những người đánh cá:hòn lửa, sập cửa, căng buồm, gõ thuyền, lóe rạng đông,đội biển, huy hoàng,..
b) Tìm hiểu bài
Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi trong SGK.
Cho nhận xét , bổ sung chốt từng ý ở mỗi câu hỏi 
-Cho nêu nội dung chính bài thơ . ( như mục I )
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ .
Hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc của bài thơ và thể hiện biểu cảm (theo gợi ý ở phần luyện đọc ) .
- Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu .
- Có thể chọn đoạn sau : “ Mặt trời . . . tự buổi nào ”
-Đọc thuộc lịng bài thơ 
HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ;đọc 2-3 lượt.
HS luyện đọc theo cặp.
Một , hai HS đọc cả bài.
- lắng nghe 
-Học sinh hoạt động nhóm
Đai diện nhóm trả lời
Nhóm khác bổ sung
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển, vẻ đẹp của những người lao động trên biển.)
5 HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ .- Nhận xét về giọng đọc của bài thơ- HS luyện đọc theo hướng dẫn
Vài HS thi đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu.
HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ. HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾPø
- Cho HS nêu đọan thơ mình thích và giải thích , nêu cảm nhận của mình về quê hương , đất nước sau khi học xong bài thơ 
Gv nhận xét tiết học
Yêu câu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ
Bài: ÔN TẬP
Môn: LỊCH SỬ 
Tiết: 24
I- MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập , hệ thống các kiến thức lịch sử :
Bốn giai đoạn : buổi đầu độc lập, nước ĐẠI VIỆT thời LÝ , nước ĐẠI VIỆT thời TRẦN và nước ĐẠI VIỆT buổi đầu thời HẬU LÊ	 .
Các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập cho từng HS
- Các tranh ảnh từ bài 7 đến bài 19 ( nếu có )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ 
GV gọi 3 HS lên bảng , yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài 19 
3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu 
GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS 
II. HOẠT ĐỘNG: Ôn tập
1/ Giới thiệu bài : Trong giờ học này, các em sẽ cùng ôn lại các kiến thức lịch sử đã học từ bài 7 đến bài 19 
2/ Hệ thống các giai đoạn lịch sử đã học:
Lắng nghe
a. Các giai đoạn lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến thế kỉ XV
GV phát phiếu học tập cho từng HS và yêu cầu các em hoàn thành nội dung của phiếu
HS nhận phiếu sau đó làm phiếu 
Nội dung phiếu học tập như sau :
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên : ………………………………………………………………..
1. Em hãy ghi tên các giai đoạn lịch sử đã được học từ bài 7 đến bài 19 vào băng thời gian dưới đây :
 Năm 938 1009 1226 1400 Thế kỉ XV
Các giai
đoạn lịch sử
Buổi đầu độc lập
Nước Đại Việt thời Lý
Nước Đại Việt thời Trần
Nước Đại Việt buổi đầu thời hậu Lê
2. Hoàn thành bảng thống kê sau :
 a. Các triều đại Việt Nam từ năm 938 đến thế kỉ thứ XV
Thời gian
Triều đại
Tên nước
Kinh đô
968 - 980
Nhà Đinh
Nhà Tiền Lê
Nhà Lý
Nhà Trần
Nhà Hồ
Nhà Hậu Lê
 b. Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê
Thời gian
Tên sự kiện
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân 
Kháng chiến chống quân tống xâm lược lần thứ 1
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long 
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2
Nhà Trần thành lập 
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên 
Chiến thắng Chi Lăng 
Giáo viên
Học sinh
GV gọi HS báo cáo kết quả làm việc vơi phiếu 
3 HS lên bảng nêu kết quả làm việc 
3/ Thi kể về các sự kiện nhân vật lịch sử đã học 
GV giới thiệu chủ đề cuộc thi, sau đó cho HS xung phong thi kể về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử mà mình đã chọn 
HS kể trước lớp theo tinh thần xung phong , định hướng kể : 
+ Kể về sự kiện lịch sử 
+ Kể về nhân vật lịch sử 
+ Khuyến khích dùng thêm tranh ảnh, bản đồ, lược đồ các tư liệu khác trong bài kể 
GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt 
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
GV tổng kết giờ học, dặn dò HS ghi nhớ các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong bốn giai đoạn lịch sử vừa học, làm các bài tập tự đánh giá ( nếu có ). Tìm hiểu trước bài 21 
Bài: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG
 ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
Môn: TẬP LÀM VĂN 
Tiết: 47
I- MỤC TIÊU: 
Dựa trên những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối , HS luyện tập viết một số đoạn văn hoàn chỉnh 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bút dạ và hai tờ phiếu khổ to . mỗi tờ điều viết một đoạn văn chưa hoàn chỉnhcủa bài văn tả cây chuối tiêu (BT2 ). Tương tự cần 6 tờ cho 3 đoạn 2,3,4. tranh, ảnh cây chuối tiêu cở to (nếu có ) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG : Kiểm tra bài cũ
- Nhắc lại mục ghi nhớ trong tiết TLV trước 
- Đọc đoạn văn viết về lợi ích của một loài cây (BT2) 
- Nhận xét , cho điểm .
-1 HS thực hiện 
- Vài HS lần lượt đọc 
II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới 
Giới thiệu bài 
Tiết học trước các em học các đoạn văn trong bài văn tả cây cối . Tiết học hôm nay, các em hoàn chỉnh một đoạn văn tả cây cối .
Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1: tìm hiểu dàn ý của bài văn 
Cho HS đọc dàn ý bài văn tả cây chuối 
Hỏi : Từng ý trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối ?
Chốt ý đúng : 
Mở bài: Đoạn 1 : Giới thiệu cây chuối tiêu 
Thân bài: Đoạn 2 ,3 : Tả bao quát, tả từng bộ phận của cây chuối tiêu .
Kết bài : Đoạn 4 : Lợi ích của cây chuối tiêu .
Bài tập 2: Luyện tập hịan chỉnh đọan văn 
Nêu yêu cầu của bài tập .
Lưu ý HS :Thực hiện đúng yêu cầu bài tập . 
Phát bút dạ và giấy cho 8 HS – mỗi em một phiếu ,mỗi em đều hoàn chỉnh một đoạn trên phiếu .Cả lớp tự làm 
- Mời hai HS làm bài trên phiếu ( có đoạn 1 ) dán bài lên bảng lớp, đọckết quả. 
Cả lớp nhận xét, chọn đoạn hay nhất. 
Tiếp tục như thế với các đoạn 2,3,4 
Cuối giờ, GV chọn 2- 3 đã viết hoàn chỉnh – viết tốt cả 4 đoạn, đọc mẫu trước lớp, chấm điểm 
- lắng nghe 
1 HS đọc cả lớp theo dõi trong SGK .
-HS phát biểu :
- 1 HS đọc to 
- Cả lớp đọc thầm 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh trong SGK, suy nghĩ, làm bài cá nhân vào vở hoặc VBT 
- Theo dõi , nhận xét .
- HS tiếp nối nhau đọc 1 đoạn các em đã hoàn chỉnh 
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
GV nhận xét tiết học. 
Yêu cầu HS về nhà viết vào vở hoàn chỉnh cả 4 đoạn văn ở BT2 
Thứ năm ngày 01 tháng 3 năm 2007
Bài: PHÉT TRỪ PHÂN SỐ ( tiếp theo ) 
Môn: TOÁN 
Tiết: 119
I- MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Nhận biết phép trừ hai phân số khác mẫu số 
- Biết cách thực hiện phép trừ hai phân số khác mẫu số 
- Củng cố về phép trừ hai phân số cùng mẫu số 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG :Kiểm tra bài cũ 
Gọi 2 HS lên bảng làm các phép trừ 2 phâ số cùng mẫu số như ở tiết 118 và nêu cách trừ 2 phân số cùng mẫu số .
2 HS lên bảng 
Cả lớp làm nháp để nhận xét 
GV nhận xét và cho điểm HS
II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bày mới
1. Giới thiệu bài mới
Nêu yêu cầu bài học 
Nghe giới thiệu bài
2. Hướng dẫn thực hiện phép trừ hai phân số các mẫu số 
- Nêu vấn đề : Hãy suy nghĩ tìm cách vận dụng cách trừ 2 phân số cùng mẫu số để thực hiện phép tính sau : - = ? 
HS suy nghĩ , 
1 HS lên bảng , cả lớp nhận xét 
Yêu cầu HS phát biểu ý kiến .
Nhận xét , tổng kết ý kiến , khái quát thành cách làm chung , 
Cho HS mở SGK đọc bài tĩan , nêu cách giải và quy tắc .
- Từng HS phát biểu .
- vài HS nhắc lại .
- thực hiện như yêu cầu 
-Hướng dẫn cách trình bày : – = - = 
- Quan sát , ghi nhớ .
3. Luyện tập thực hành 
Bài 1 :Thực hiện theo 2 bước trong quy tắc trừ 2 phân số khác mẫu số 
Yêu cầu HS tự làm và trình bày theo mẫu đã hướng dẫn ( khi quy đồng mẫu số thì làm ra nháp , chỉ ghi vào vở phân số đã quy đồng xong ) 
GV nhận xét và cho điểm HS .
Bài 2: Vận dụng cách rút gọn hoặc chỉ quy đồng mẫu số 1 phân số :
- Hướng dẫn mẫu : Viết phép trừ : – 
-Yêu cầu HS nhận xét 2 phân số trong phép trừ để nhận ra cĩ thể rút gọn phân số : = hoặc quy đồng mẫu số phân số = rồi trừ . Trình bày :
 – = - == = 
 hoặc – = - == 
2HS lên bảng, mỗi emlàm 2 phần ,cả lớp làm vào vở 
Nhận xét bài trên bảng , đổi vở chấm bài .
- Quan sát , nhận xét 
-Theo dõi hướng dẫn
Yêu cầu HS tự thực hiện các bài cịn lại 
- 2 HS lên bảng , cả lớp làm vở .
GV nhận xét , sửa bài và cho điểm HS .
Bài 3 :Giải tĩan dạng tìm thành phần chưa biết của phép trừ .
Gọi 1 HSđọc đề bài .
1HS đọc to đề bài 
Gọi 1 HS khác yêu cầu tóm tắt bài toán ,
ChO HS nhận xét dạng bài tập và giải bài .
Lưu ý HS đơn vị của bài tĩan ( diện tích cơng viên ) 
 HS tóm tắt bài toán,
HS lên bảng làm bài 
 Cả lớp làm vào vở .
GV chữa bài và cho điểm HS .
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : 
GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép trừ hai phân số khác mẫu số.
GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau 
Bài: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ? 
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tiết: 48
I- MỤC TIÊU: 
- HS nắm được VN trong câu kể kiểu Ai là gì ? , các từ ngữ làm VN trong kiểu câu này.
- Xác định được VN của câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn, đoạn thơ, đặt được câu kể Ai là gì ? từ những VN đã cho .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 3 tờ phiếu viết bốn câu văn ở phần nhận xét – viết riêng rẽ từng câu 
- Bảng lớp viết các VN ở cột B – ( BT2, phần luyện tập ); 4 mảnh bìa màu ( in hình và viết tên các con vật ở cột A ) 

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4.doc
Giáo án liên quan