Bài giảng Lớp 1 - Môn Mỹ thuật - Bài 6: Bặn quả dạng tròn

HS hiểu thêm về trang trí hình vuông.

- Biết cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông.

- Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Một số đồ vật có dạng trang trí hình vuông.

 Một số bài vẽ trang trí của HS cũ.

 Hình gợi ý cách vẽ.

 

doc10 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 1 - Môn Mỹ thuật - Bài 6: Bặn quả dạng tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 6 (Từ 30/9 – 3/10/2014)
 LỚP 1
Bài 6: NẶN QUẢ DẠNG TRÒN
I.Mục tiêu:
 - HS nhận biết đặc điểm, hình dáng và màu sắc 1 số quả dạng tròn.
- Nặn được một quả dạng tròn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Một số quả thật & quả trong tranh có dạng tròn.
 Một vài quả dạng tròn đã nặn sẵn.
 Đất nặn + dao
- HS: Vở + đất nặn + dao + bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu 1 số loại quả dạng tròn, gợi ý HS nhận biết:
+ Hãy kể tên các loại quả trên?
+ Em hãy nêu đặc điểm, hình dáng của quả ? Màu sắc ra sao?
+ Em hãy kể tên 1 số loại quả dạng tròn mà em biết?
+ Trong các loại quả đó em thích nhất quả gì? Vì sao.
+ Em chọn nặn quả gì? Hãy miêu tả hình dáng, đặc điểm, màu sắc của quả đó?
* Hoạt động 2: Cách nặn quả
- Giáo viên hướng dẫn cách nặn:
+ Nhớ lại đặc điểm của quả cần nặn.
+ chọn màu đất thích hợp.
+ Nhào đất mềm dẻo.
+ Nặn hình khối có dáng của quả.
+ Nắn, gọt dần cho giống quả thật.
+ Chỉnh sửa cho hoàn chỉnh, gắn các bộ phận phụ như: núm, cuống lá, lá 
- Lưu ý: trong quá trình nặn thấy không vừa ý thì vo đất nặn lại.
- GV nặn mẫu 1 quả.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV giới thiệu 1 số quả đã được nặn mẫu và 1 số sản phẩm nặn quả của HS cũ.
- GV đặt 1 vài quả làm mẫu ở vị trí thích hợp để HS quan sát, nặn theo.
- GV yêu cầu HS lựa chọn quả để nặn. Cho HS nặn theo nhóm
- GV nhắc lại các bước nặn quả.
- GV theo dõi gợi ý HS nặn quả cho giống mẫu - lựa chọn màu phù hợp.
- Gợi ý thêm cho những HS còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn chấm một số sản phẩm đã hoàn chỉnh và gợi ý HS nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương. 
- HS quan sát và trả lời
- HS kể tên một số quả.
- HS lựa chọn quả mình thích nhất.
- HS chọn quả và miêu tả.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát GV nặn mẫu.
- HS quan sát, tham khảo.
- HS quan sát, thực hành.
- HS thực hành nặn theo nhóm
- HS nhận xét về hình dáng, đặc điểm, màu sắc có giống quả thật không.
- Phân loại sản phẩm.
- Lựa chọn sản phẩm đẹp nhất.
4. Dặn dò: - Tập nặn 1 số quả quen thuộc 
 - Quan sát hình dáng, màu sắc hoa, quả
 - Chuẩn bị bài 7: Vẽ màu vào hình quả (trái) cây
LỚP 2
Bài 6:VẼ TRANG TRÍ
 MÀU SẮC, CÁCH VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
( Hình tranh Vinh hoa - phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ)
I.Mục tiêu:
- Biết thêm 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: da cam, tím, xanh lá cây.
- Biết cách sử dụng các màu đã học.
- Vẽ được màu vào hình có sẵn .
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng màu cơ bản và 3 màu mới do pha trộn với nhau.
 Tranh ảnh có các màu trên.
 Một số tranh dân gian.
 Bài vẽ màu tranh Vinh hoa của HS cũ.
- HS: Vở + chì + màu.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
+ Ở lớp 1 các em đã được học 3 màu cơ bản đó là những màu nào?
- GV giới thiệu bảng màu cơ bản:
- Từ 3 màu cơ bản, ta có thể pha trộn từng cặp màu với nhau sẽ tạo ra những màu mới:
+ Đỏ pha với vàng ta được màu gì?
+ Đỏ pha với lam ta được màu gì?
+ Lam pha với vàng ta được màu gì?
- GV vừa hỏi vừa chỉ vào bảng màu
- GV treo tranh yêu cầu HS tìm các màu cơ bản và các màu vừa pha.
- Yêu cầu HS tìm 6 cây màu đó ở hộp màu.
* Hoạt động 2: Cách vẽ màu
- GV treo tranh Vinh hoa lên bảng
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
- GV hướng dẫn cách vẽ màu:
+ Chọn màu vẽ vào em bé, màu da khác màu áo yếm, kiềng đeo cổ, đeo tay.
+ Con gà trống vẽ đuôi nhiều màu, vui tươi, sặc sỡ.
+ Hoa cúc màu trắng, tím, vàng lá màu xanh
+ Chọn màu nền khác màu hình ảnh, có đậm có nhạt.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV giới thiệu 1 số tranh dân gian và tranh của HS cũ. 
- Yêu cầu HS chọn màu vẽ vào tranh
- GV theo dõi gợi ý HS chọn màu phù hợp có đậm nhạt, vẽ màu nổi rõ hình ảnh, không để màu lem ra ngoài.
- Màu nền nhạt thì màu hình ảnh đậm và ngược lại.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn chấm 1 số bài và gợi ý HS nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương. 
- HS trả lời
- HS quan sát.
- HS lắng nghe
- HS quan sát.
- HS tìm màu trong tranh.
- HS tìm 6 màu đó.
- HS quan sát
- HS chú ý theo dõi
- HS quan sát
- HS thực hành.
- HS nhận xét, phân loại bài.
4. Dặn dò: - Quan sát tranh tìm 6 màu đã học.
 - Chuẩn bị bài 7: Vẽ tranh: Đề tài em đi học
LỚP 3
Bài 6:VẼ TRANG TRÍ
 VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG
I.Mục tiêu:
- HS hiểu thêm về trang trí hình vuông.
- Biết cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông.
- Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Một số đồ vật có dạng trang trí hình vuông.
 Một số bài vẽ trang trí của HS cũ.
 Hình gợi ý cách vẽ.
- HS: Vở + chì + màu.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu 1 số đồ vật có dạng hình vuông đã được trang trí và một số bài trang trí hình vuông:
+ Các hình vuông được trang trí giống nhau hay khác nhau?
+ Trang trí hình vuông người ta thường dùng những hoạ tiết nào?
+ Em hãy tìm xem đâu là hoạ tiết chính, đâu là hoạ tiết phụ?
+ Màu sắc các hoạ tiết như thế nào?
- GV nhận xét, chốt ý:
* Hoạt động 2: Cách vẽ 
- GV hướng dẫn cách vẽ hoạ tiết dựa vào hình gợi ý cách vẽ;
+ Quan sát kĩ hình vẽ
+ Vẽ hoạ tiết ở giữa hình vuông trước, vẽ tiếp các hoạ tiết vào các góc và xung quanh
+Khi vẽ dựa vào các đường trục vẽ cho đều.
- GV hướng dẫn cách vẽ màu:
+ Chọn màu vẽ vào hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ sau, rồi vẽ màu nền.
+ Chọn màu phải có độ đậm nhạt, có màu nóng màu lạnh
+ Các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu cùng độ đậm nhạt.
+ Màu nền đậm thì màu hoạ tiết nhạt và ngược lại.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV giới thiệu 1 số bài vẽ của HS cũ.
- GV gợi ý HS thực hành.
- GV theo dõi nhắc nhở, động viên các em hoàn thành bài làm.
- Nhắc các em dựa vào trục vẽ cho đều.
- Chú ý vẽ màu đều, đẹp
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn chấm 1 số bài.
- GV nhận xét tuyên dương. 
- HS quan sát và thảo luận theo nhóm đôi rồi trả lời.
- HS nhận xét
- HS quan sát.
- HS chú ý theo dõi
- HS quan sát tham khảo
- HS thực hành.
- HS nhận xét về hình vẽ, màu sắc. 
- Phân loại bài.
4. Dặn dò: - Trang trí hình vuông trên giấy A4.
 - Chuẩn bị bài 7: Vẽ theo mẫu: Vẽ cái chai.
LỚP 4
Bài 6: VẼ THEO MẪU: VẼ QUẢ DẠNG HÌNH CẦU
I.Mục tiêu:
- HS hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của quả dạng hình cầu.
- HS biết cách vẽ quả dạng hình cầu.
- Vẽ được 1 vài quả dạng hình cầu và vẽ màu theo theo ý thích.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Một số loại quả khác nhau (Mẫu thật)
 Tranh, hình và các bước tiến hành cách vẽ.
HS: Dụng cụ học vẽ.
III.Các hoạt động dạy_học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số loại quả khác nhau.
+ Em hãy kể tên các loại quả trên?
+ Đặc điểm,cấu tạo của quả như thế nào?
+ Màu sắc của quả như thế nào?
+ Các quả trên có dạng hình gì?
+ Em hãy kể thêm 1 số loại quả dạng hình cầu mà em biết?
- GV nhận xét, tóm lại: Có rất nhiều loại quả dạng hình cầu, mỗi loại đều có đặc điểm, hình dáng, màu sắc khác nhau và có vẻ đẹp riêng của nó.
 *Hoạt động 2: Cách vẽ quả:
- GV đặt mẫu vẽ lên bàn.
- Yêu cầu HS quan sát hình dáng, đặc điểm, màu sắc của các quả trên.
- GV hướng dẫn cách vẽ:
+ So sánh chiều cao, chiều ngang tìm ra khung hình chung.
+ Vẽ khung hình và phác các đường trục.
+ Phác nét chính của quả
+ Vẽ chi tiết, vẽ thêm cuống lá
+ Sửa hình cho giống mẫu
+ Vẽ màu theo ý thích có đậm, nhạt.
- GV vẽ minh họa ở bảng.
 * Hoạt động 3: Thực hành:
- GV giới thiệu bài vẽ quả dạng cầu của HS cũ:
- Yêu cầu HS chọn vẽ 1 quả dạng cầu vào vở
- GV theo dõi, gợi ý cách vẽ giúp HS hoàn thành bài.
- Nhắc HS vẽ cân đối phần giấy, vừa vẽ vừa quan sát mẫu để quả được giống thật.
- Chú ý vẽ màu không để lem ra ngoài
 * Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá
- GV chọn chấm một số bài đã hoàn chỉnh và gợi ý HS nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương. 
- HS quan sát, thảo luận nhóm đôi 
- Đại diện các nhóm trả lời
- Các nhóm khác nhận xét
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS quan sát
- HS chú ý theo dõi
- HS quan sát GV vẽ mẫu
- HS quan sát tham khảo
- Học sinh thực hành
- HS trình bày sản phẩm
- HS nhận xét về hình dáng, đặc điểm, màu sắc có giống quả thật không.
- Phân loại sản phẩm.
- Lựa chọn sản phẩm đẹp nhất.
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
LỚP 5
Bài 6: VẼ TRANG TRÍ
 VẼ HỌA TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I.Mục tiêu:
HS nhận biết được các họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
HS biết cách vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
Vẽ được họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
II.Đồ dùng dạy_học:
GV: Một số tranh, ảnh về họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
 Bài vẽ của HS cũ
HS: Dụng cụ học vẽ.
III.Các hoạt động dạy_học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra dụng cụ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Vào bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu 1 số tranh, ảnh có hoạ tiết trang trí đối xứng:
+ Họa tiết trang trí là những hình gì?
+ Các họa tiết trang trí có đặc điểm gì?
+ Đường nét cách sắp xếp ntn?
+ Các phần của hoạ tiết được sắp xếp qua các trục ntn?
- GV nhận xét, kết luận: Các hoạ tiết này có cấu tạo đối xứng. Hoạ tiết đối xứng có các phần được chia qua các trục đối xứng bằng nhau và giống nhau. Hoạ tiết trang trí đối xứng làm tăng thêm vẻ đẹp cho mọi vật.
 *Hoạt động 2:Cách vẽ:
- GV hướng dẫn cách vẽ dựa vào các bước vẽ trong SGK:
+ Vẽ khung hình chung.
+ Kẻ trục đối xứng và lấy các điểm đối xứng.
+ Vẽ các hoạ tiết .
+ Vẽ chi tiết 
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Chú ý: Các phần của hoạ tiết đối xứng qua trục cần được vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
- GV vẽ minh hoạ ở bảng.
 * Hoạt động 3: Thực hành
- GV giới thiệu 1 số bài vẽ trang trí đối xứng qua trục của HS cũ.
- Yêu cầu HS chọn 1 hoạ tiết ở trang 18 SGK để vẽ vào vở hoặc vẽ tiếp hình vào đường diềm ở vở.
- GV theo dõi HS làm bài, gợi ý cách vẽ hình, vẽ màu
 *Hoạt động4:Nhận xét, đánh giá
- GV chọn chấm một số bài đã hoàn chỉnh và gợi ý HS nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương. 
- HS quan sát, thảo luận nhóm đôi 
và trả lời
- Các nhóm khác nhận xét
- HS lắng nghe
- HS chú ý theo dõi
- HS quan sát GV vẽ mẫu
- HS quan sát tham khảo
- HS thực hành:
- HS trình bày sản phẩm
- HS nhận xét về hình dáng, đặc điểm, màu sắc có giống quả thật không.
- Phân loại sản phẩm.
- Lựa chọn sản phẩm đẹp nhất.
4. Dặn dò: Sưu tầm tranh về ATGT.

File đính kèm:

  • docGiao an MT T6.doc
Giáo án liên quan