Giáo án Hoạt động vui chơi của trẻ em

Một số lưu ý về

ĐỒ CHƠI .

• Một trẻ CÓ THỂ có nhiều đồ chơi

• Đồ chơi có giá trị và giá trị lâu dài:

– Nuôi dưỡng nhu cầu về hoạt động chơi tưởng tượng

– Có thể hỗ trợ tính tò mò về hoạt động của sự vật/hiện tượng

– Đòi hỏi sự tham gia của trẻ (không quan sát thụ động)

– Không dùng pin hoặc con chíp nhỏ

– Không cần đắt tiền, xa xỉ

 

doc8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động vui chơi của trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục đích:
 Học xong bài này, học viên có khả năng
 Hiểu rõ vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo.
 Biết cách tổ chức các hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
 Vận dụng một số kĩ năng để tổ chức hoạt động vui chơi đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ. 
Mục đích:
 Học xong bài này, học viên có khả năng
 Hiểu rõ vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo.
 Biết cách tổ chức các hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
 Vận dụng một số kĩ năng để tổ chức hoạt động vui chơi đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ. 
“Chơi là công cụ quen thuộc và thoải mái nhất để trẻ tham gia vào thế giới và tương tác với người lớn.” Trẻ học làm người lớn thông qua những hoạt động mà người lớn gọi là “chơi”
Đặc điểm của hoạt động chơi có chất lượng 
Vui!
Trẻ tự xác định tốc độ chơi
Về bản chất, hoạt động chơi có kết thúc mở; quá trình là yếu tố quan trọng; hoạt động chơi mang tính chất khám phá
Lôi cuốn sự tham gia tích cực của những người chơi
Thường sử dụng khả năng tưởng tượng và sáng tạo
Sử dụng nhiều đồ dùng
Yếu tố liên quan tới hoạt động chơi có chất lượng:
Thời gian!
Người lớn làm theo trẻ
(hơn là định hướng và kiểm soát hoạt động chơi của trẻ)
Môi trường an toàn, hấp dẫn sẽ khuyến khích sự tưởng tượng, sáng tạo và khám phá
ND 1: Giá trị của hoạt động chơi đối với sự phát triển của trẻ
Vui chơi thúc đẩy sự p.triển toàn diện cho trẻ :
PT về mặt xã hội: Qua giao tiếp với mọi người xung quanh, trẻ học cách chia sẻ, sự thỏa hiệp, thỏa thuận và lập kế hoạch.
PT tình cảm: Thông qua quá trình chơi, các vai chơi...trẻ học cách chế ngự tốt hơn cảm xúc của mình khi đã trải qua những cảm xúc khác nhau và sẽ hiểu được những cảm xúc này
Yêu cầu tổ chức hoạt động chơi
Đảm bảo sự tự nguyện, hứng thú , phát huy tính sáng tạo của trẻ, không áp đặt trẻ chơi theo ý thích của người lớn
Kh.khích các biểu hiện tự lực, sáng tạo của trẻ. Mọi hình thức áp đặt, làm thay, làm hộ đều không có ý nghĩa đối với sự p.triển của trẻ
Phát huy trò chơi theo hướng tích cực, mở rộng, liên kết các chủ đề chơi
*Yêu cầu tổ chức hoạt động chơi
Tạo đ.kiện cho trẻ vận dụng những kinh nghiệm và hiểu biết đã có trong cuộc sống hàng ngày vào trò chơi
Chú ý tới mqh của trẻ trong khi chơi
Luân phiên góc chơi, vai chơi của trẻ, không để một số trẻ chỉ chơi ở 1-2 góc chơi cố định trong thời gian diễn ra chủ đề hoặc luôn đóng vai chính trong trò chơi
Luôn q.sát biểu hiện, hành động của trẻ và lắng nghe trẻ nói. Hỗ trợ khi cần thiết
ND 2: Chơi ở trường mầm non
Thảo luận về các thời điểm tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Câu hỏi: Ở trường/lớp của bạn dành những khoảng thời gian nào cho trẻ chơi, trong thời gian bao lâu?
Chương trình
 Giáo dục Mầm non quy định
Thời gian chơi của trẻ được phân bổ như sau:
80-90 phút: Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
30-40 phút: Học
40-50 phút: Chơi, hoạt động ở các góc
30-40 phút: Chơi ngoài trời
70-80 phút: Chơi, hoạt động theo ý thích
1. Đón trẻ, chơi: Cho trẻ chơi tự do tại các góc hoặc cùng trẻ trò chuyện là những điều liên quan đến chủ đề đang tiến hành, về bản thân trẻ và những sự kiện xảy ra xung quanh trẻ(thời tiết)2. Chơi, h.động ở các góc: Tạo điều kiện kh.khích trẻ thgia vào các nhóm chơi, các hoạt động theo ý thích mang tính sáng tạo và ở các góc. Nội dung chơi ở th.điểm này thường gắn với chủ đề.Tạo đ.kiện để trẻ tự tham gia chuẩn bị m.trường, tổ chức trò chơi, h.động của nhóm, c.bị đ.dùng, đ.chơi, chỗ chơi, thảo luận về nội dung chơi, chọn nhóm, bạn chơi. 
3.Chơi ngoài trời: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe, thiết lập mqh giữ trẻ với môi trường xung quanh, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên-XH; thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ.Khi tổ chức th.hiện GV cần tổ chức phối hợp nội dung có tính động(chạy, nhảy)với những nội dung mang tính chất tĩnh(nghe kể chuyện, làm đồ chơi bằng vật liệu th.nhiên) 
Chơi ngoài trời: Quá trình trẻ chơi GV phải luôn q.sát, bao quát trẻ với tất cả các nhóm chơi, nhắc trẻ không chơi quá khu vực quy định của lớp và không chơi những nơi nguy hiểm.- Khi trẻ chơi với cát, nước, tiếp xúc với vật liệu th.nhiên hoặc chơi với th.bị đồ chơi ngoài trời, chú ý q.sát để giải quyết kịp thời những xung đột của trẻ trong q.trình chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ. 
4. Chơi, h.động theo ý thích: (Buổi chiều)
-Tạo điều kiện cho trẻ được chơi và h.động theo ý thích; chú ý và kh.khích trẻ thể hiện những khă năng đặc biệt của mình Có thể gợi ý cho trẻ lựa chọn n.dung h.động theo ý thích và phù hợp với trẻ, gắn với chủ đề, tổ chức phối hợp giữa h.động có t.chất tĩnh với động một cách hợp lý. Không nên cho trẻ th.gia quá nhiều nội dung cùng một lúc hay quá lâu một h.động. Với trò chơi vận động không nên chơi kéo dài quá 15 phút ->gây mệt mỏi cho trẻ 
Hoạt động 2: Cách tổ chức một số trò chơi
ND1: “Chơi, hoạt động ở các góc”, trẻ
thường chơi những loại trò chơi sau
-Trò chơi đóng vai theo chủ đề 
Trò chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng
 Trò chơi đóng kịch
 Trò chơi học tập
Trò chơi dân gian
Trò chơi vận động
Trò chơi với các phương tiện c.nghệ hiện đại 
ND1: “Chơi, hoạt động ở các góc”, trẻ thường chơi những loại trò chơi nào? 
Giáo viên cần suy xét để nhận thấy điểm mạnh của số đông trẻ, hứng thú, sở thích, xu hướng văn hóa của các gia đình... để chuẩn bị các góc chơi, trò chơi cho trẻ khi xây dựng kế hoạch
Trong quá trình lựa chọn, bố trí góc chơi, cần có sự điều chỉnh phù hợp 
ND2: Cách tổ chức một số loại trò chơi 
Nêu những điểm cần thực hiện để đảm bảo việc tổ chức đáp ứng tính hứng thú, tự nguyện của trẻ.
Các bước tiến hành
ND 3: Bổ sung một số đồ dùng, đồ chơi
*Lập kế hoạch sưu tầm, mua sắm, đóng góp.. các loại đ.dùng, đ.chơi, phương tiện, học liệu
Cân đối giữa ng.vật liệu địa phương và mua sắm, đồ tự tạoCác loại đồ dùng, đồ chơi theo quy chuẩn (mua sẵn) phục vụ các góc chơi.
Tận dụng và lập k.hoạch sử dụng các thiết bị sẵn có, điều kiện CSVC sẵn có trong m.trường: vỏ các loại cây, viên sỏi to, nhỏ
Một số lưu ý về ĐỒ CHƠI.
- Việc lựa chọn đồ dùng, đồ chơi phải theo danh mục thiết bị đồ dùng, đồ chơi tại Thông tư 02/2010/TT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT ban hành. Ngoài ra, tùy điều kiện thực tế, giáo viên có thể cùng trẻ làm đồ chơi sử dụng nguyên vật liệu phế phẩm, nguyên vật liệu thiên nhiên Giáo viên cần tuyệt đối lưu ý đến tính an toàn, vệ sinh của các vật liệu 
Một số lưu ý về 
ĐỒ CHƠI.
Một trẻ CÓ THỂ có nhiều đồ chơi
Đồ chơi có giá trị và giá trị lâu dài: 
Nuôi dưỡng nhu cầu về hoạt động chơi tưởng tượng
Có thể hỗ trợ tính tò mò về hoạt động của sự vật/hiện tượng
Đòi hỏi sự tham gia của trẻ (không quan sát thụ động)
Không dùng pin hoặc con chíp nhỏ
Không cần đắt tiền, xa xỉ
Hoạt động 3: Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chơi của trẻ
ND1: Gồm các yếu tố sau
-Sắp xếp các đồ vật trong lớp ảnh hưởng đến tâm lí h.động của trẻ-Các đồ dùng, đồ chơi được sắp đặt thuận tiện, số lượng đủ (màu vẽ, giấy không hạn chế) cho phép trẻ được sử dụng sáng tạo theo cách của trẻ. Luôn được động viên khích lệ, có các h.động phù hợp đẻ thành công trẻ sẽ cảm thấy yên lòn, tâm trí tin tưởng 
 Đảm bảo yếu tố học qua chơi 
ND 2: Giáo viên cần làm gì để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi.
Không gian
- Bố trí các góc chơi phải đảm bảo ngtắc
động-tĩnh. M.số góc chơi nên được bố trí
ngoài trời: chơi với cát nước, trò chơi dân
gianCác góc chơi cần thay đổi vị trí sau 2-3chủ đề
- Số lượng góc chơi nên có từ 3-4 góc, không
nhất thiết phải tổ chức tất cả các góc chơi cùng một lúc
Giáo viên cần làm gì để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi
- Các giá đựng thấp, ngăn cách các khoảng không gian. Có bánh xe để trẻ có thể tự di chuyển khi cần không gian cho hoạt động của nhóm lớn.- Diện tích góc chơi thay đổi linh hoạt đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, không áp đặt, hạn chế số trẻ chơi trong các góc. Tranh trưng bày ở các góc không chỉ sử dụng để trang trí, mà phải cung cấp kiến thức, kĩ năng chơi, gợi mở cho trẻ thực hiện các ý tưởng mới. Vị trí phù hợp, vừa tầm mắt trẻ. 
Giáo viên cần làm gì để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi
2. ĐD-ĐC, phương tiện, học liệu
Phải được sử dụng hằng ngày trong mọi giờ chơi không phải để dùng cho những dịp/kỳ đặc biệt.
Đủ cho s.lượng trẻ của lớp trong các góc để không dẫn đến xung đột
Bổ sung đ.dùng, đ.chơi mới phải cân bằng giữa các góc, không chỉ tập trung vào góc xây dựng, bán hàng
Giáo viên cần làm gì để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi
- Lựa chọn đ.dùng đ.chơi gần gũi với trẻ, tận dụng kinh nghiệm sống và hiểu biết của trẻ 
- Phải phù hợp với tuổi của trẻ, trẻ hiểu cách sử dụng, cách chơi theo chức năng, công dụng của nó.
Giáo viên cần làm gì để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi
3. Thời gian
- Khi tiến hành tùy thời điểm của chủ đề hoặc sự thay đổi các góc. GV cân nhắc việc dành thời gian tiến hành giới thiệu các góc chơi khi trẻ đã quen thuộc.
Trẻ bắt đầu vào chơi trong các góc, để trẻ tự do thỏa thuận số lượng người tham gia, ý tưởng chơi.GV chỉ tham dự khi nảy sinh tình huống có vấn đề hoặc cần gợi mở thêm n.dung, thao tác vai chơi
Giáo viên cần làm gì để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi
- Mọi trẻ hoặc các nhóm nhỏ có thời gian, cơ hội được hoạt động, giao tiếp trực tiếp với giáo viên, ít nhất 1 lần, càng nhiều càng tốt- Thời gian thu dọn là một cơ hội trải nghiệm học tập của trẻ giúp trẻ có trách nhiệm cới đ.dùng, đ.chơi trách nhiệm với h.động chung trong nhóm, trẻ học về phân loại đồ chơi, cất gọn gàng giúp GV không ngại khi tiếp tục tổ chức cho trẻ 
Giáo viên cần làm gì để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi
Thời gian
Xem xét khi nào nên thay đổi th.điểm hoạt động chơi ở các góc sang hoạt động ngoài trời (và ngược lại) hoặc bỏ qua hoạt động tiếp theo nếu cả lớp thực sự đang chơi sôi nổi, hứng thú.
Chuẩn bị k.hoạch cho những ngày mưa hoặc quá lạnh khi không ra ngoài trời chơi được, nên t.chức các h.động biểu diễn, đóng kịch. Có sự tham gia của mọi thành viên 
Giáo viên cần làm gì để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi
Thời gian
Lưu ý: GV phải luôn luôn q.Sát theo dõi q.trình trẻ chơi.
 Thời gian chơi = Thời gian quan sát
 của trẻ của giáo viên
Viết 5 ý kiến ra giấy, đổi phiếu và chia sẻ với cả lớp
Khi trẻ đang chơi, bạn muốn bắt đầu tham dự cùng trẻ, bạn nói như thế nào...
Khi muốn gợi ý mở rộng hoặc liên kết vai chơi cho trẻ vừa xếp hình xong một ngôi nhà/vừa cho em búp bê ăn cháo xong, bạn nói như thế nào...
Khi gợi ý cho trẻ khám phá những điều mới lạ, bạn nói như thế nào... 
Khi trẻ có hành vi không tốt, bạn nói với trẻ như thế nào....
Khi khen ngợi trẻ vẽ xong một bức tranh đẹp, bạn nói như thế nào...
Giáo viên cần làm gì để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi
4.Xây dựng và duy trì bầu không khí thân thiện, tôn trọng và tin cậy 
Khen trẻ, chú trọng quá trình tham gia mà không nhấn mạnh vào lỗi hay kết quả của trẻ.
Khi trẻ có hành vi không tốt, cần nói với trẻ về hành vi đó, không quy kết nhân cách của trẻ
Giáo viên cần làm gì để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi
 Xây dựng và duy trì bầu không khí thân thiện, tôn trọng và tin cậy 
- Mọi kết quả đạt được từ trẻ đều được chấp nhận. Đều được trưng bày sản phẩm như nhau, không so sánh sản phẩm của trẻ mà chỉ nhận xét về sự khác biệt.- GV tham gia chơi cùng trẻ khi muốn giới thiệu thêm đồ chơi mới hay thao tác mới Khuyến khích trẻ liên kết các vai chơi bằng sự gợi ý của GV 
Giáo viên cần làm gì để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi
Xây dựng và duy trì bầu không khí thân thiện, tôn trọng và tin cậy 
- Cố gắng thể hiện lời khen, đánh giá... trẻ một cách chân thành từ giọng nói, thái độ, ánh mắt...
- Nên ngồi quỳ xuống gần hoặc cúi thấp khi trao đổi cùng trẻ để giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt. Không nên nói quá to với 1 trẻ hoặc một nhóm trẻ mà cả lớp nghe thấy.
Giáo viên cần làm gì để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi
Xây dựng và duy trì bầu không khí thân thiện, tôn trọng và tin cậy 
Thừa nhận kết quả và sự sáng tạo của trẻ: mọi kết quả đều có cơ hội trưng bày sản phẩm như nhau.
Không so sánh sản phẩm của trẻ mà chỉ nhận xét về sự khác biệt.
Xây dựng và duy trì bầu không khí thân thiện, tôn trọng và tin cậy
Xây dựng và duy trì bầu không khí thân thiện, tôn trọng và tin cậy 
- Không nên nói to hoặc nói với 1 trẻ/1 nhóm trẻ mà cả lớp phải nghe thấy.
- Muốn tham gia, gợi ý cho trẻ, phải đề nghị/xin phép
ND 3: Một số cách quản lý lớp học
Thực tế cho thấy khi trẻ vui chơi thường rất ồn ào và dễ xảy ra va chạm. GV cần xây dựng một số quy định sau:
Nên cho trẻ cùng tham gia xây dựng và thực hành một số quy định đảm bảo an toàn khi chơi trong lớp, chơi ngoài lớp.
Hướng dẫn cho trẻ một số mẫu câu giao tiếp bằng các câu ngắn, dễ hiểu, dễ nhớ, giải quyết các tình huống hay gặp phải
ND 3: Một số cách quản lý lớp học
Thực tế cho thấy khi trẻ vui chơi thường rất ồn ào và dễ xảy ra va chạm. GV cần xây dựng một số quy định sau:
Nên cho trẻ cùng tham gia xây dựng và thực hành một số quy định đảm bảo an toàn khi chơi trong lớp, chơi ngoài lớp.
Hướng dẫn cho trẻ một số mẫu câu giao tiếp bằng các câu ngắn, dễ hiểu, dễ nhớ, giải quyết các tình huống hay 
Một số cách quản lý lớp học
. Quy ước về âm lượng khi nói với bạn, nói trong nhóm nhỏ, nhóm lớn.... Xây dựng quy định về kí hiệu thời gian thu dọn và thời gian chuyển tiếp giữa các hoạt động. Xem xét trong quá trình thực hiện, các hiệu lệnh có hiệu quả không. Nói rõ cho trẻ biết, thời gian sắp kết thúc và sẽ chuyển sang h.động nào? ở đâu? tạo ra q.định về việc thu dọn xong trước và sẽ được chuyển sang h.động khác trước 
Một số cách quản lý lớp học
* Vai trò của giáo viên
Giáo viên cần làm gương và ghi nhớ: trẻ luôn bắt chước. Cần chuẩn bị một môi trường thật tốt và an toàn để mọi trẻ có cơ hội được tham gia hoạt động như nhau. Nên có kỉ luật không chỉ để kiểm soát trẻ mà còn làm cho trẻ biết tự kiềm chế bản thân, biết thế nào là đúng-sai, khiến cho trẻ có càng nhiều hành vi đúng càng tốt hơn là chỉ hạn chế hành vi không tốt. 
Tổng kết
Trẻ có thể học và khám phá thế giới qua hoạt động chơi.
Hoạt động chơi có chất lượng có những đặc điểm nhất định.
Trong khi chơi, trẻ phát triển mọi mặt mà chúng cần khi đi học và cho cuộc sống sau này.
Xem TV và chơi trò chơi điện tử: vui - nhưng không tạo ra hoàn cảnh thúc đẩy việc “học” của trẻ, vì vậy cần được hạn chế. 

File đính kèm:

  • docbai_giang_hoat_dong_vui_choi.doc
Giáo án liên quan