Bài giảng Bài 8 - Vượt qua căng thẳng

Nhu cầu sinh học

Nhu cầu này bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, các nhu cầu làm cho con người tồn tại. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người, được xếp vào bậc thấp nhất. Các nhu cầu ở mức độ cao hơn không xuất hiện nếu nhu cầu cơ bản này chưa được thỏa mãn.

 

doc37 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2440 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 8 - Vượt qua căng thẳng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thắng lợi trong trò chơi vừa rồi mỗi người chơi phải suy nghĩ thật nhanh xem mình có những phương án lựa chọn nào, dự tính điều gì sẽ xảy ra nếu mình ngồi vào mỗi vị trí ghế đó và đưa ra quyết định chọn chỗ ngồi có lợi nhất.
Trò chơi này có liên quan đến KN ra quyết định mà hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động nhóm: Phân tích tình huống 
Mục tiêu 
Qua việc phân tích tình huống, HS bước đầu hình dung được các bước ra quyết định.
HS trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của cá nhân.
Cách tiến hành
GV giới thiệu nội dung tình huống (Bằng cách sử dụng máy chiếu hoặc dùng bảng phụ/giấy A0/phiếu thảo luận nhóm).
Tình huống: 
Sáng nay đến lớp sớm làm trực nhật, Lan nhặt được một quyển truyện tranh của ai để quên trong ngăn bàn. Đó là một quyển truyện tranh rất đẹp mà Lan vẫn ao ước muốn có từ lâu nhưng chưa được mẹ mua cho. Lan rất băn khoăn không biết nên thế nào với quyển truyện nhặt được
GV nêu câu hỏi động não: Theo em, Lan có thể có những cách giải quyết nào trong tình huống đó? (Yêu cầu mỗi HS dự đoán một cách giải quyết có thể có của Lan và ý kiến của người phát biểu sau không được trùng với ý kiến của người phát biểu trước).
Mỗi HS nêu 1 ý kiến. GV ghi nhanh lên bảng.
GV cùng các HS xem lại các phương án đã nêu và tóm tắt thành một số phương án giải quyết chính:
Lan giấu quyển truyện mang về nhà.
Lan mang quyển truyện về nhà đọc xong rồi mới trả lại cho người để quên.
Lan mang nộp cho thày cô giáo/ tìm bạn để quên và trả lại truyện cho bạn.
Lan tìm bạn để quên, trả lại truyện cho bạn và hỏi mượn bạn truyện để xem. 
GV chia HS thành các nhóm nhỏ và phân công mỗi nhóm phân tích kết quả của một trong ba phương án giải quyết trên theo câu hỏi: Nếu Lan hành động theo phương án a/b/c/d thì sẽ đem lại những kết quả tích cực/ưu điểm và tiêu cực/hạn chế cụ thể như thế nào? (đối với bản thân Lan, với bạn bị mất truyện, ) ? 
Các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy A0 theo mẫu sau:
Phương án giải quyết:
Kết quả
Tích cực
Tiêu cực/Hạn chế
Sau khi thảo luận xong, các nhóm trưng bày kết quả thảo luận của nhóm lên tường xung quanh lớp học hoặc trải dưới sàn lớp học.
Cả lớp đi xem và ghi ý kiến bình luận, bổ sung.
GV hướng dẫn HS cả lớp cùng tổng hợp kết quả thảo luận của các nhóm thành một bảng chung trên giấy A0 theo mẫu sau:
Phương án giải quyết
Kết quả
Tích cực
Tiêu cực/Hạn chế
a) Lan giấu quyển truyện mang về nhà.
- Lan có quyển truyện mà mình vẫn mong ước
Bạn để quên truyện sẽ buồn và tiếc quyển truyện bị mất.
Lan sẽ luôn lo lắng, bất an vì sợ bị các bạn phát hiện, luôn bị dằn vặt về việc làm không thật thà của mình.
Nếu sự việc bị phát hiện, Lan sẽ bị đánh giá là người không thật thà.
b) Lan mang quyển truyện về nhà đọc xong rồi mới trả lại cho người để quên.
Lan được đọc truyện mà mình vẫn mong ước
Cuối cùng thì truyện vẫn được trả cho người mất
Lan không được sở hữu quyển truyện.
Khi chưa trả lại truyện, Lan vẫn có cảm giác lo sợ bị các bạn phát hiện.
Nếu Lan chưa kịp trả lại truyện mà đã bị các bạn phát hiện, Lan sẽ bị chê cườilà không thật thà.
c) Lan mang nộp cho thày cô giáo/ tìm bạn để quên và trả lại truyện cho bạn.
Mang lại niềm vui cho bạn bị mất truyện.
Lan được thày cô giáo, bạn bè và mọi người khen là thật thà.
Lan thấy vui vì mình đã làm được việc tốt.
Lan không được xem và không được sở hữu quyển truyện mà mình yêu thích.
d) Lan tìm cách trả lại truyện cho bạn để quên và hỏi mượn bạn truyện để xem.
Mang lại niềm vui cho bạn bị mất truyện.
Lan được thày cô giáo, bạn bè và mọi người khen là thật thà.
Lan thấy vui vì mình đã làm được việc tốt.
Lan vẫn được xem truyện, nếu bạn đồng ý cho mượn.
Lan không được sở hữu quyển truyện mà mình yêu thích và có thể không được xem truyện nếu bạn không đồng ý cho mượn.
Thảo luận lớp theo các câu hỏi:
Có phương án giải quyết nào chỉ có mặt tích cực/hạn chế không?
Nếu bạn ở trong hoàn cảnh của Lan, bạn sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao? 
Quyết định lựa chọn của mỗi người trong tình huống này có giống nhau không? Theo bạn, việc ra quyết định của mỗi cá nhân phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Qua việc phân tích tình huống này, theo bạn, để ra được quyết định phù hợp, cần thực hiện theo bước như thế nào?
Kết luận
Mỗi tình huống, vấn đề trong cuộc sống thường có nhiều phương án giải quyết khác nhau.
Mỗi phương án giải quyết đều có hai mặt: tích cực và hạn chế riêng.
Để quyết định lựa chọn được phương án tối ưu cần phải cân nhắc, so sánh kết quả nếu thực hiện các phương án.
Tuy nhiên, trong cùng một tình huống, phương án tối ưu của mỗi người có thể khác nhau. Điều đó tùy thuộc vào hệ thống giá trị cá nhân và điều kiện, hoàn cảnh riêng của từng người.
Hoạt động nhóm: Các bước ra quyết định
Mục tiêu
HS trình bày được các bước ra quyết định
Cách tiến hành
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau: Qua phân tích tình huống của bạn Lan và chơi trò chơi “Cờ ca rô người”, theo các bạn, để ra được quyết định phù hợp, cần thực hiện các bước như thế nào? 
HS làm việc nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả (Có thể trình bày bằng sơ đồ/kênh chữ).
GV nhận xét và giới thiệu sơ đồ các bước ra quyết định (xem Phụ lục số 2).
GV tiếp tục đặt câu hỏi cho cả lớp: Sau khi ra được quyết định lựa chọn phương án tối ưu rồi, để giải quyết được vấn đề/tình huống chúng ta còn phải tiếp tục làm gì? Vì sao? Theo bạn, giữa việc ra quyết định với giải quyết vấn đề có mối quan hệ như thế nào?
HS thảo luận.
Kết luận
Đứng trước một vấn đề/tình huống khó khăn của cuộc sống, để ra quyết định và giải quyết vấn đề, chúng ta cần:
Xác định rõ vấn đề hoặc tình huống mà chúng ta đang gặp phải (Vấn đề là gì? Xảy ra khi nào? Xảy ra ở đâu?Liên quan tới ai? Xảy ra như thế nào? Xảy ra trong điều kiện nào?...)
Liệt kê các phương án giải quyết vấn đề/tình huống đó.
Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu ta lựa chọn mỗi phương án giải quyết (ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với bản thân chúng ta và những người có liên quan về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, sinh hoạt, học tập, việc làm, suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm, hạnh phúc gia đình, quan hệ bạn bè,).
So sánh các phương án để lựa chọn phương án tối ưu, phù hợp nhất với mình.
 GV giới thiệu sơ đồ Các bước ra quyết định (Xem Phụ Lục số 3)
Hoạt động cá nhân: Quyết định của tôi
Mục tiêu: HS biết đánh giá KN ra quyết định của bản thân và hiểu được ý nghĩa của KN ra quyết định
Cách tiến hành
- GV yêu cầu mỗi HS hãy nghĩ về một quyết định của bản thân trong quá khứ (có thể là quyết định đúng hoặc quyết định không đúng):
Vấn đề/tình huống em đã gặp phải là gì?
Em đã quyết định và hành động như thế nào khi đó?
Quyết định đó là của em/tự em hay do người khác quyết định thay? 
Kết quả của quyết định đó đã ảnh hưởng đến em và đến những người liên quan như thế nào? 
Nếu bây giờ gặp lại tình huống tương tự như thế thì em có thay đổi lại quyết định hành động không? Thay đổi như thế nào? Vì sao? 
- HS suy nghĩ theo gợi ý của GV.
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- Thảo luận lớp theo các câu hỏi sau:
Qua các ví dụ thực tế trên, theo em, một quyết định phù hợp/không phù hợp của một người sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bản thân họ và những người có liên quan? 
Đứng trước một vấn đề/tình huống của cuộc sống, theo em, điều gì có thể xẩy ra nếu:
2a. Chúng ta cứ để mặc cho “nước chảy, bèo trôi”?
2b. Chúng ta phản ứng ngay tức thì, không cần suy nghĩ, cân nhắc?
2c. Chúng ta không biết ra quyết định cho mình mà phải trông chờ vào quyết định của người khác?
2d. Chúng ta chậm trễ, trì hoãn trong việc ra quyết định?
Em có thể rút ra kết luận như thế nào về ý nghĩa và tầm quan trọng của KN ra quyết định? 
Kết luận
Mỗi người cần biết tự ra quyết định cho bản thân, không nên trông chờ, phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định. 
Cần suy nghĩ, cân nhắc kĩ trước khi ra quyết định nhưng cần phải kịp thời bởi nếu chậm trễ, trì hoãn thì cơ hội có thể sẽ trôi qua hoặc vấn đề/tình huống sẽ thay đổi và quyết định đưa ra sẽ không còn phù hợp nữa.
KN ra quyết định và giải quyết vấn đề rất cần thiết cho cuộc sống, giúp cho con người có được sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống. Ngược lại, nếu không có kĩ năng ra quyết định, con người ta có thể có những quyết định sai lầm hoặc chậm trễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, đến công việc và tương lai cuộc sống của bản thân; đồng thời còn có thể làm ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè và những người có liên quan.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động nhóm: Đóng vai 
Mục tiêu
HV biết vận dụng các bước ra quyết định để giải quyết một số tình huống cụ thể.
Cách tiến hành
GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm vận dụng các bước ra quyết định và giải quyết vấn đề để xử lí và đóng vai trong một tình huống trong Phụ Lục 1.
Các nhóm thảo luận lựa chọn cách giải quyết phù hợp và chuẩn bị đóng vai thực hiện cách giải quyết đã chọn.
Các nhóm lên đóng vai.
Trao đổi, bình luận sau mỗi tiểu phẩm đóng vai của các nhóm:
Theo em, cách giải quyết của nhân vật trong tình huống đóng vai vừa xem là phù hợp hay chưa phù hợp? Vì sao?
Nếu là em, em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
Kết luận
Tình huống 1: Tân nên trả lại số tiền cho chủ nhân của nó; đừng nên vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh mất danh dự, niềm tin, sự quý trọng của mọi người đối với mình và gia đình.
Tình huống 2: Long nên bình tĩnh, chờ mẹ bớt giận rồi giải thích rõ để mẹ hiểu.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Thực hiện các bước ra quyết định để giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.
2. Chia sẻ với người thân trong gia đình về các bước ra quyết định.
KẾT LUẬN CHUNG:
Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn phải đối mặt với những tình huống, những vấn đề khó khăn, cần giải quyết buộc chúng ta phải lựa chọn, đưa ra quyết định.
KN ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu, kịp thời để giải quyết vấn đề hoặc khó khăn gặp phải. 
Để đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề đúng đắn, chúng ta cần:
Tìm hiểu, xác định rõ về vấn đề, tình huống đang gặp phải.
Liệt kê các phương án giải quyết khác nhau. 
Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra đối với mỗi phương án. 
Xem xét, so sánh các phương án, chọn ra phương án tối ưu nhất đối với mình và đưa ra quyết định cuối cùng.
Hành động theo quyết định đã lựa chọn.
Kiểm định lại kết quả hành động để rút kinh nghiệm cho những lần ra quyết định và giải quyết vấn đề sau này.
KN ra quyết định và giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp con người có được quyết định và hành động đúng đắn, kịp thời; mang lại thành công cho cá nhân và ảnh hưởng tích cực đến những người có liên quan. 
Đánh giá:
Mỗi người hãy vẽ một sơ đồ các bước ra quyết định và giải quyết vấn đề ra giấy A4.
Viết một bài viết ngắn nửa trang trình bày cảm nhận của bản thân về ý nghĩa, tầm quan trọng của KN ra quyết định và giải quyết vấn đề.
V. PHỤ LỤC
Một số tình huống đóng vai:
Tình huống 1: Gia đình Tân đang gặp khó khăn về kinh tế. Mẹ Tân bị ốm mà không có tiền đi bệnh viện để chạy chữa. Một người khách đến nhà Tân chơi và để quên ví tiền, trong đó có một số tiền lớn. 
Nếu là Tân, bạn sẽ .
Tình huống 2: Hôm nay Long ở nhà một mình. Bỗng hai chú mèo nghịch đuổi nhau làm rơi vỡ chiếc bình hoa pha lê mà mẹ rất quý. Buổi chiều mẹ đi làm về, thấy lọ hoa bị vỡ, nghĩ là do Long nghịch nên đã trách mắng nặng lời, không kịp để cho Long giải thích.
Nếu là Long, bạn sẽ.....
SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC RA QUYẾT ĐỊNH
Tích cực
Phương án 1
Hạn chế
Phương án tối ưu
Tích cực
Phương án 2
Vấn đề/Tình huống của cuộc sống
Hạn chế
Tích cực
Phương án n
Hạn chế
	Bài 10
NGƯỜI CHI TIÊU THÔNG MINH
( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
Học xong bài này, HS có thể:
1. Kể được các nguyên tắc cần chú ý khi sử dụng đồng tiền, biết phân biệt các nhu cầu và trật tự ưu tiên, biết tác dụng của sử dụng đồng tiền hiệu quả
2. Bước đầu biết sử dụng đồng tiền của bản thân hiệu quả. Có các kĩ năng tính toán, trao đổi tiền hợp lý trong kinh tế gia đình, có kỹ năng ghi chép theo dõi thu chi đơn giản.
3. Có ý thức tìm hiểu và quan tâm đến các hình thức sử dụng đồng tiền, đến hiệu quả sử dụng đồng tiền, có ý thức tham gia thanh toán các dịch vụ trong gia đình.
II. THÔNG TIN CƠ BẢN CHO GIÁO VIÊN
	Theo thuyết về nhu cầu của Maslow, con người có các nhóm nhu cầu khác nhau từ nhu cầu sinh học thấp nhất đến nhu cầu tự khẳng định là cao nhất. 
	Nhu cầu mỗi cá nhân con người quyết định tầm quan trọng và vị trí ưu tiên khi cần chi tiêu. Những nhu cầu từng loại cũng liên quan đến từng loại quỹ trong kinh tế gia đình, ví dụ quỹ sinh hoạt tối thiểu đáp ứng các nhu cầu sinh học; quỹ giải trí đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu tự khẳng địnhDo đó mỗi người cần hiểu rõ bản thân mình cần gì, muốn gì và thích gì để có quyết định sáng suốt khi chi tiêu.
	Học sinh cần có kĩ năng ghi chép theo dõi thu chi trong gia đình và cuộc sống sau này. HS cũng cần học cách tiêu dùng thông minh, lựa chọn giá cả, mặt hàng, số lượng, thời điểm mua phù hợp với sự hỗ trợ của người lớn.
III. PHƯƠNG TIỆN
Các phiếu học tập cho các hoạt động
Phương tiện để đóng vai 
IV. TIẾN TRÌNH 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Hoạt động nhóm
Mục tiêu: HS nhận biết các nhu cầu của con người, trật tự ưu tiên các nhu cầu khi quyết định chi tiêu
Cách tiến hành
HS đọc các thông tin sau đây:
- Nhu cầu sinh học 
Nhu cầu này bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, các nhu cầu làm cho con người tồn tại. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người, được xếp vào bậc thấp nhất. Các nhu cầu ở mức độ cao hơn không xuất hiện nếu nhu cầu cơ bản này chưa được thỏa mãn.
- Nhu cầu về an toàn, an ninh 
Họ cần sự bảo vệ, an toàn trước những sự đe dọa, mối nguy hiểm về vật chất hay tinh thần. 
- Nhu cầu về xã hội 
Con người mong muốn được gắn bó với tổ chức hay một phần trong gia đình, có nhu cầu xã hội. Đó là mối quan hệ trong gia đình, trường lớp, bạn bè hay một cộng đồng.
- Nhu cầu được tôn trọng, được thừa nhận
- Nhu cầu được thể hiện mình 
Trong mỗi con người chúng ta đều tồn tại cả 5 nhu cầu này, song nhu cầu chủ lực sẽ quyết định đến tính cách và hành vi của chúng ta. Và mỗi giai đoạn khác nhau chúng ta sẽ có những nhu cầu chủ lực khác nhau. Nhu cầu chủ lực quyết định ưu tiên trong chi tiêu của từng cá nhân
Nhu cầu là những thứ mà ta cần, đó có thể là vật chất hay tinh thần. Nhu cầu lại chia làm 3 mức độ. Đó là :
- Tôi cần
- Tôi muốn
- Tôi thích
HS thảo luận theo các vấn đề sau:
- Những nhu cầu nào em nên ưu tiên trong cuộc sống?
- Nếu có một khoản tiền, em sẽ chi cho những khoản nhu cầu nào? Tại sao?
Hoạt động cá nhân
Mục tiêu: HS nhận biết các nhu cầu của bản thân đang xếp vị trí ưu tiên
Cách tiến hành
HS liệt kê những điều cần thiết hiện nay đối với bản thân em
HS giải thích vì sao đó là những điều cần thiết và quan trọng với em
Hoạt động nhóm
Mục tiêu: rèn luyện kĩ năng phân tích và nhận xét khả năng quản lí kinh tế gia đình
Cách tiến hành
- HS xem xét và nhận xét về giá cả các loại mặt hàng và các khoản chi tiêu trong gia đình: Gạo, Nước, Thịt, Xe đạp, Xe máy, Dép, Bàn ghế, Quần áo
- Thảo luận: những khoản chi trên thuộc về nhóm nhu cầu nào: sinh học, an toàn, tôn trọng, xã hội hay thể hiện mình? ở mức độ nào: cần, muốn, thích? Các khoản chi đáp ứng các nhu cầu nay liên quan như thế nào đến các quỹ sinh hoạt cần thiết, dự trữ rủi ro, giải trí, dự trữ cho tháng sau, học tập cho bản thân, dự trữ tiết kiệm – đầu tư?
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động cá nhân
Mục tiêu: kĩ năng phân tích và ra quyết định giữa nhu cầu, mong muốn và khả năng đáp ứng tài chính của HS
Cách tiến hành
HS đánh dấu những điều cần lưu ý khi sử dụng đồng tiền của bản thân:
- Số lượng tiền hiện có
- Nhu cầu cần thiết của bản thân 
- Chất lượng sản phẩm
- Giá cả của sản phẩm
- Các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của bản thân
- Ý thích của bản thân
- 
Hoạt động nhóm
Mục tiêu: kĩ năng phê phán và ra quyết định trong kinh tế gia đình
Cách tiến hành
HS thực hành lựa chọn sản phẩm khi sử dụng đồng tiền:
- Mua gạo 
	+ Giá gạo 14.700 đ/1 kg
	+ Giá gạo 25.000 đ/1 kg
	+ Giá gạo 50.000 đ/1 kg
	+ Giá gạo 100.000 đ/ 1kg
- Mua bút
	+ Giá bút 2.000 đ/1 chiếc
	+ Giá bút 8.000 đ/1 chiếc 
	+ Giá bút 25.000 đ/1 chiếc 
	+ Giá bút 150.000 đ/1 chiếc 
- Mua đồ chơi
	+ Đồ chơi giá 8.000 đ/1 chiếc
+ Đồ chơi giá 90.000 đ/1 chiếc
+ Đồ chơi giá 800.000 đ/1 chiếc
+ Đồ chơi giá 1.500.000 đ/1 chiếc
- HS giải thích lí do lựa chọn sản phẩm với giá như vậy.
Hoạt động cặp đôi
Mục tiêu: thực hành đưa ra các tiêu chí khi mua sắm đồ tiêu dùng
Cách tiến hành
HS nêu những điều cần chú ý khi mua những đồ vật sau: Áo, Giầy dép, Vở viết, Mũ
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Tự lựa chọn và mua những đồ vật dụng cá nhân
Tham gia mua thực phẩm và những đồ gia dụng đơn giản trong gia đình
KẾT LUẬN CHUNG:
Mỗi con người trong cuộc sống đều có những nhu cầu khác nhau cần đáp ứng. Vì vậy, em cần biết sắp xếp lựa chọn những nhu cầu nào nên ưu tiên để chi tiêu cho phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và hoàn cảnh gia đình. Biết kiểm soát chăm lo cuộc sống của mình và quan tâm đến những người thân yêu là những điều em nên làm.
Bài 12
NGƯỜI CHỦ GIA ĐÌNH ĐẢM ĐANG
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
Học xong bài này, HS có thể:
1. Nêu được các việc cần làm để quản lí kinh tế gia đình, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lí kinh tế trong gia đình.
2. Bước đầu thực hiện được và ứng dụng một số hành vi tham gia quản lí kinh tế gia đình.
3. Quan tâm đến quản lí kinh tế gia đình, thông cảm, chia sẻ với gia đình trong các vấn đề kinh tế.
II. THÔNG TIN CƠ BẢN CHO GIÁO VIÊN
	Gia đình như một tổ chức với các thành viên có các vai trò và vị trí khác nhau, do đó gia đình cũng cần có sự quản lí và lãnh đạo, trong đó có quản lí kinh tế gia đình. Bất kỳ gia đình nào cũng cần quản lý các khoản thu và chi của mình. HS lớp 5 chưa giữ vai trò quyết định trong quản lí kinh tế gia đình, chưa phải là người đảm bảo nguồn thu, nhưng cần phải biết cách thức quản lý kinh tế gia đình, là một người tiêu dùng thông minh, và có ý thức chia sẻ, thông cảm và phối hợp hiệu quả về tài chính với các thành viên trong gia đình.
	Nguồn thu của mỗi gia đình có thể ổn định và không ổn định, thường xuyên hoặc không thường xuyên. Ngoài các khoản thu như lương, thu nhập từ bán các sản phẩm kinh tế gia đình (nông sản, chăn nuôi), còn có thể có các thu nhập từ các ngành nghề phụ, tiền lãi từ gửi tiền tiết kiệm, tiền đầu tư tài chính (chứng khoán), các khoản được cho, được hưởng thừa kế, các khoản vay ngắn hạn và dài hạn. Việc chủ động tìm kiếm các nguồn thu khác nhau là rất quan trọng trong kinh tế gia đình.
Nguồn chi trong gia đình nên được chia làm các quỹ: Chi sinh hoạt cần thiết; Chi cho việc học tập của bản thân; Chi giải trí; Dự trữ tiết kiệm – đầu tư; Dự trữ rủi ro; dự trữ chi tháng sau. Tuy nhiên, tùy vào nguồn thu của từng gia đình, nếu nguồn thu quá thấp so với nhu cầu tối thiểu, người chủ gia đình chỉ có thể chi vào sinh hoạt cần thiết và dự trữ rủi ro. 
Các thành viên trong gia đình cần biết các nguồn thu của gia đình, từ đó biết điều chỉnh các nhu cầu chi tiêu của mình cho phù hợp ngân sách gia đình, biết trân trọng các đồng tiền kiếm được của các thành viên gia đình.
III. PHƯƠNG TIỆN
Đĩa nhạc bài Ba ngọn nến lung linh của Phương Thảo – Ngọc Lễ
Các phiếu học tập cho các hoạt động
Sổ ghi chép: PHHS chia sẻ các vấn đề trong quản lí kinh tế gia đình 
Điều em muốn nói: HS chia sẻ những suy nghĩ hoặc kể các việc kinh tế gia đình với các bạn trong lớp
IV. TIẾN TRÌNH
Hoạt động khởi động
a/ Cả lớp nghe và hát bài Ba ngọn nến lung linh của Phương Thảo – Ngọc Lễ
b/ Trả lời câu hỏi: Ai là người đã chăm sóc, nuôi em khôn lớn?
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Hoạt động nhóm: Phân tích “Chuyện của bạn Quân”
Mục tiêu: HS biết phân tích cách phân bố khoản thu chi trong gia đình, 
Cách tiến hành
a/ Đọc truyện:
Chuyện của bạn Quân
	Hôm nay bố mẹ Quân rất vui vì vừa được nhận được khoản tiền thưởng. Bố mẹ mua cho Quân một chú gấu bông thật là to. Quân phụng phịu: 
- Bố mẹ có bao nhiêu tiền mà con xin mua chiếc xe đạp mới mãi vẫn không 

File đính kèm:

  • docGDLSL5 bai 8 Vuot qua cang thang co logo.doc