Bài dự thi tìm hiểu “Về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2015

 Về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, Đảng ta có truyền thống đoàn kết, vượt qua khó khăn, thử thách. Từ khủng bố trắng những năm 1930-1931, Đảng đã vươn mình đứng dậy. Trong điều kiện “ngàn cân treo sợi tóc” những năm 1945-1946, Đảng tự tuyên bố giải tán, trở thành “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác” để tập hợp sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện “dĩ bất biến ứng vạn biến” để giữ vững nền độc lập còn non trẻ trước âm mưu xâm lược của bên ngoài. Trong những năm chiến tranh, kẻ thù muốn dùng bom đạn để biến chúng ta quay lại “thời kỳ đồ đá”, nhưng chúng ta đã đứng vững và chiến thắng. Trong những năm 1989-1991, trong số 13 nước xã hội chủ nghĩa có 9 nước đảng cộng sản, công nhân cầm quyền mất vai trò lãnh đạo, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ, chúng ta đã vượt qua bao khó khăn, đổi mới để tiến lên. Nguyên nhân đầu tiên và bài học chung của các thắng lợi là đoàn kết toàn Đảng, toàn dân.

doc14 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi tìm hiểu “Về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y tinh thần trách nhiệm trước Tổ quốc của mỗi công dân, trước hết là trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia dân tộc là yêu cầu chung trong mọi giai đoạn cách mạng.
        Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, nhất là tiềm lực chính trị tinh thần, để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia dân tộc ngày càng trở nên quan trọng. Học tập và theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm, gắn bó với Nhân dân, đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh là trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
	Công tác xây dựng Đảng được xác định là nhiệm vụ then chốt trong công cuộc đổi mới ở nước ta. Lời dặn đầu tiên trong bản Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là “trước hết nói về Đảng”. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh luôn luôn là nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
         Nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và xã hội, nhất là trong điều kiện đảng cầm quyền, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo từ rất sớm, ngay sau khi giành được chính quyền, xây dựng bộ máy nhà nước mới. Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã chỉ ra nguy cơ này tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, tháng 01-1994. Đến nay tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến, có trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong các tầng lớp Nhân dân. Từ sự suy thoái đó, đã nảy sinh ta nhiều tệ nạn đáng lo ngại, như tham nhũng, tiêu cực, bè phái, lợi ích nhóm Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI coi đây là “vấn đề cấp bách”, cần tập trung giải quyết.
         Trong bản Di chúc, viết vào những năm 1965 - 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy trước những thay đổi, những nguy cơ nêu trên của đất nước. Bởi vậy, Người coi việc đầu tiên là “về con người” và trước hết là nói về Đảng, về xây dựng Đảng. Cốt lõi vấn đề là đoàn kết, phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng như "giữ gìn con ngươi của mắt mình".
         Học tập và theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh góp phần tích cực, quan trọng để thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khắc phục tình trạng nêu trên.  
         Năm 2015 là năm chuẩn bị và tiến hành đại hội các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đất nước  ta có nhiều cơ hội to lớn để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đất nước cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ cần phải giải quyết. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, gắn bó với nhân Nhân dân, phát huy tinh thần đoàn kết trong xây dựng Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo chất lượng và thắng lợi của đại hội các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
        Năm 2015 tiếp nối những hoạt động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch 03-KH/TW của Ban Bí thư khóa XI. Chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hướng vào 3 nội dung lớn: về trung thực, trách nhiệm; về gắn bó với Nhân dân; về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. 
	Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm là yêu cầu chung trong các giai đoạn phát triển của cách mạng. Đó là sự phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sống đoàn kết gắn bó, có trách nhiệm với mình với quê hương, đất nước. Trong lịch sử dân tộc, các quan niệm “đói cho sạch, rách cho thơm”  “thật thà, trung thực”, “cứu người như cứu mình”... đã chi phối đời sống cộng đồng dân tộc hàng ngàn năm, là cơ sở nuôi dưỡng khối đoàn kết, tình nhân ái trong xã hội.
	Dưới ảnh hưởng của truyền thống dân tộc và những quan niệm tốt dẹp của Nho giáo, Phật giáo, người Việt Nam luôn có ý thức trách nhiệm với mình, với cộng đồng và xã hội. Đầu tiên từ tu thân mới có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Sống có trách nhiệm với quê hương, cộng đồng là trách nhiệm của mỗi người Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực và trách nhiệm là giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là nhiệm vụ của tất cả mọi người dân Việt Nam.
	Phát huy truyền thống trung thực, trách nhiệm trong mỗi người Việt Nam hiện nay là để góp phần xây dựng nền tảng đạo đức, tinh thần, văn hóa của xã hội mới, nhắm tới mục tiêu xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng đã khẳng  định vị trí vai trò của việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội bên cạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội mới. Đảng đã xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt và phát triển văn hóa, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội có vai trò quan trọng. Duy trì và phát huy truyền thống đạo đức trung thực, trách nhiệm là yêu cầu của việc xây dựng xã hội mới.
	Trong quá trình xây dựng đất nước, chúng ta cần phải khắc phục sự tác động tiêu cực của nền kinh tế sản xuất nhỏ, tiểu tư hữu, cơ sở để nảy sinh sự gian dối, làm hàng giả ... ; trong lĩnh vực xã hội là sự thiếu trung thực, nói dối, nói một đằng, làm một nẻo, cơ hội chủ nghĩa... Những tệ nạn xã hội này càng dễ phát triển trong cơ chế thị trường chưa được hoàn thiện, khi quản lý nhà nước còn lỏng lẻo trên nhiều lĩnh vực... Chủ nghĩa cá nhân theo đó có cơ hội phát triển. Việc lợi dụng chức quyền, tham nhũng dễ nảy sinh; tệ nói dối, làm hàng giả, ăn cắp... “trở nên bình thường” và không còn cảm thấy xấu hổ... Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI đã xác định các nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, xây dựng nhân cách con người, trong đó có phẩm chất trung thực và trách nhiệm.
	Yêu cầu của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm là mỗi người Việt Nam cần xây dựng lối sống trung thực, trước hết là trung thực với chính mình, với gia đình, người thân, để trung thực với bạn bè, đồng chí, tổ chức và Nhân dân. Khắc phục cho được tệ nói dối trong tổ chức và xã hội đã đến mức như thói quen; loại trừ cho được thói ích kỷ, tham lam, tranh cướp, hôi của khi người khác gặp hoạn nạn; tệ làm hàng giả, bằng giả, gian manh, lừa dối trên thương trường, trong quan hệ xã hội,... Đó là cơ sở để xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, hạnh phúc, bởi không có xã hội hạnh phúc khi không có các gia đình hạnh phúc, con người hạnh phúc. Mà một gia đình không thể hạnh phúc khi mọi thành viên trong gia đình sống không trung thực...
	Trung thực đi liền với trách nhiệm. Mỗi người trong xã hội đều có những trách nhiệm, với những biểu hiện cụ thể nhất định. Người có cương vị càng lớn càng có trách nhiệm cao. Đã trung thực với chính mình thì không bao giờ từ bỏ trách nhiệm của mình. Trung thực và trách nhiệm góp phần để khắc phục những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong xã hội ta hiện nay.
	Về gắn bó với Nhân dân, trách nhiệm gắn bó với Nhân dân trước hết thuộc về cán bộ, đảng viên của Đảng, công chức của Nhà nước, những người có nhiệm vụ phục vụ Nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò quyết định của quần chúng Nhân dân đối với thắng lợi của cách mạng, khi Người thường nhắc câu  “Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Trách nhiệm gắn bó với Nhân dân của cán bộ, đảng viên, công chức là để phục vụ Nhân dân, huy động sức mạnh trong Nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Gắn bó với Nhân dân còn là đạo lý của người cán bộ công chức, bởi “cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc” do Nhân dân cung cấp ; tiền lương chúng ta nhận, phương tiện chúng ta làm việc là từ tiền thuế của dân. Thực hiện gắn bó với Nhân dân, bắt đầu từ mục tiêu phục vụ Nhân dân là quay về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị.   
	Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về gắn bó với  Nhân dân là phát huy bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam, lấy dân làm gốc. Hồ Chí Minh từng dạy “Gốc có vững, cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền Nhân dân”. Bài học có dân là có tất cả không chỉ đúng trong những năm “nếm mật nằm gai”, dựa vào dân để xây dựng phong trào trong đấu tranh giành và bảo vệ chính quyền, mà ngày nay càng chứng minh sự đúng đắn của nó. Trong xây dựng kinh tế, không xuất phát từ lợi ích của dân, các chủ trương, chính sách mới không được dân thực hiện, không đi vào thực tiễn, chỉ nằm trên bàn giấy; các phong trào thi đua trở nên hình thức ; các cuộc vận động, huy động sự đóng góp của dân bị phản ứng dưới nhiều hình thức, có khi lan rộng ra nhiều nơi. Người cán bộ lãnh đạo hết lòng vì dân, ở đâu, khi nào cũng được dân kính trọng, tôn vinh, như Bác Hồ và gần đây là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được tôn vinh là “Đại tướng của Nhân dân”...
	Gắn bó với Nhân dân còn là yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước. Đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững đang yêu cầu cao về phát huy năng lực sáng tạo của quần chúng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân của quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay “theo định hướng phát triển năng lực người học”. Gắn bó với dân để phát huy những sáng kiến, kinh nghiệm trong dân, huy động các nguồn lực phát triển trong các thành phần kinh tế, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế nước ta hiện nay.  
	Gắn bó với Nhân dân là dựa vào dân để xây dựng Đảng. Đảng ta là con nòi của dân tộc, như Hồ Chí Minh đã khẳng định. Đảng chỉ có một mục tiêu phấn đấu là vì nước, vì dân, ngoài ra Đảng không có lợi ích nào khác. Trong lịch sử đấu tranh oanh liệt, Đảng đã được Nhân dân yêu mến, giúp đỡ, chở che, “lòng dân yêu Đảng như là yêu con", nhờ đó mà đạt được thắng lợi. Ngày nay, trong công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, Đảng không thể thành công nếu không dựa vào dân.
	Về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, Đảng ta có truyền thống đoàn kết, vượt qua khó khăn, thử thách. Từ khủng bố trắng những năm 1930-1931, Đảng đã vươn mình đứng dậy. Trong điều kiện “ngàn cân treo sợi tóc” những năm 1945-1946, Đảng tự tuyên bố giải tán, trở thành “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác” để tập hợp sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện “dĩ bất biến ứng vạn biến” để giữ vững nền độc lập còn non trẻ trước âm mưu xâm lược của bên ngoài. Trong những năm chiến tranh, kẻ thù muốn dùng bom đạn để biến chúng ta quay lại “thời kỳ đồ đá”, nhưng chúng ta đã đứng vững và chiến thắng. Trong những năm 1989-1991, trong số 13 nước xã hội chủ nghĩa có 9 nước đảng cộng sản, công nhân cầm quyền mất vai trò lãnh đạo, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ, chúng ta đã vượt qua bao khó khăn, đổi mới để tiến lên. Nguyên nhân đầu tiên và bài học chung của các thắng lợi là đoàn kết toàn Đảng, toàn dân.
	Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, chúng ta cũng đang đứng trước những thử thách lớn. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay đã trở thành “vấn đề cấp bách”, cần tập trung giải quyết. Lợi ích nhóm đang tác động lớn đến việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và đang là nguy cơ trở thành cơ sở kinh tế của sự chia rẽ, thiếu thống nhất trong nội bộ. Yêu cầu của cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc ngày càng trở nên trực tiếp và thường xuyên. Đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh đang trở nên quan trọng và cấp thiết hơn.
	Tăng cường đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cần tập trung vào những nội dung, công việc chính sau đây:
	Một là, nâng cao phẩm chất trí tuệ của Đảng, xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới, đề ra các chủ trương, giải pháp phù hợp cho giai đoạn phát triển mới. Đảng ta là cầm quyền. Năng lực cầm quyền của Đảng là sự tổng hoà trình độ, khả năng, bản lĩnh chính trị để giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ do tình hình đất nước và thế giới đặt ra, nhằm lãnh đạo toàn dân thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Muốn đề ra đường lối, chủ trương, quyết sách phù hợp, Đảng phải nâng cao tầm trí tuệ, nắm chắc yêu cầu thực tiễn, tình hình trong nước và quốc tế để tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong hoạch định đường lối phải tránh bảo thủ, trì trệ, đồng thời phải tránh hấp tấp, vội vàng, làm tốt công tác dự báo, chú ý đến những vấn đề mới nẩy sinh để kịp thời nghiên cứu, tổng kết, bổ sung, phát triển cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng. Việc xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh “đảng phải có chủ nghĩa làm cốt”.Đảng phải kiên định nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm và kim chỉ nam cho hành động, cơ sở quy tụ, xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân tộc.
	Hai là, quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, thực sự coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt ở tất cả các cấp, các ngành. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, sự suy yếu, thoái hóa, biến chất của tổ chức đảng, làm cho vai trò cầm quyền của Đảng bị suy giảm, có thể dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội là một nguy cơ lớn. Chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện tối cần thiết và là điều kiện tiên quyết để giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 
	Ba là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Phương thức lãnh đạo của Đảng có vai trò quan trọng để đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Đó cũng chính là yêu cầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra trong trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết và đặt trọng tâm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Phát huy vai trò gám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đảng tiếp thu những ý kiến của các tổ chức, đoàn thể để bổ sung, phát triển, điều chỉnh đường lối, chủ trương; để đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội.
	Bốn là, giải quyết tốt mối quan hệ với dân. Giải quyết mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân hiện  nay đang trở thành vấn đề cấp thiết, là bài học lớn rút ra từ 30 năm đổi mới. Sự phản ứng, đôi khi gay gắt, của Nhân dân ở một số nơi đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, chính quyền các cấp, rõ nhất là cấp cơ sở; các “điểm nóng” liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề nhà, đất, quyền dân chủ, dân sinh liên tiếp xuất hiện ở nhiều địa phương đã phản ánh sự không bình thường trong mối quan hệ máu thịt này. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế để giải quyết mối quan hệ này, nhưng nói chung hiệu quả vẫn còn rất thấp. Điều đó phản ánh sự cố gắng, quyết tâm chính trị nhưng vấn đề cơ bản hiện nay là tổ chức thực hiện tích cực, kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả ở các cấp, các ngành. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, của mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng, trước hết là các cấp ủy đảng. Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng với dân, ở tất cả các cấp, các ngành phải quán triệt các chỉ dẫn của Bác: Các quyết định, chủ trương được thông qua phải lấy lợi ích của đa số Nhân dân làm mục đích; các chính sách được ban hành phải có mục tiêu vì dân; cán bộ, đảng viên, công chức phải là công bộc của dân, "vì Nhân dân phục vụ"; các biện pháp thực hiện phải dựa vào sức dân và mang lợi ích cho dân... Điều quan trọng là mọi hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể phải thực sự lấy dân làm gốc.
	Năm là, tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp theo quy định của điều lệ Đảng. Ngày 30-5-2014 Bộ Chính trị khóa X đã ban hành Chỉ thị 36-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Chỉ thị đã xác định các yêu cầu và nội dung tiến hành đại hội đảng các cấp. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh” phải trực tiếp phục vụ cho việc tổ chức tốt đại hội các cấp theo quy định của Điều lệ Đảng. 	 Nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình, đánh giá đúng mức ưu điểm, khuyết điểm, kết quả lãnh đạo của cấp ủy và đảng bộ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, của những yếu kém, khuyết điểm và đề ra những biện pháp khắc phục. Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự bầu vào cấp ủy các cấp căn cứ vào tiêu chuẩn chung quy định trong Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị. Trong điều kiện hiện nay, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo, cần đặc biệt nhấn mạnh tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao; uy tín trong Đảng và trong xã hội; có  tư duy đổi mới, khả năng tiếp cận, nắm bắt, xử lý các vấn đề mới và vấn đề phức tạp mới nảy sinh; khả năng đoàn kết, quy tụ; phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát, nói đi đôi với làm; dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm.
	Đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh” hiện nay không chỉ là trách nhiệm của toàn Đảng, trước hết là của cấp ủy các cấp, từ Trung ương đến cơ sở ; của mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng, mà còn là yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và là sự mong đợi của các tầng lớp Nhân dân.
	Sinh thời Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta phải luôn coi trọng đoàn kết vì đoàn kết là sức mạnh là mạch nguồn của mọi thắng lợi, đoàn kết để thành công. Tư tưởng ấy đã xuyên suốt cả Di chúc cũng như xuyên suốt cả cuộc đời hoạt động của Người.
	Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc được hình thành trên cơ sở tư tưởng-lý luận và thực tiễn hết sức phong phú. Trước hết đó là tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, tạo thành một truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Đối với mỗi con người Việt Nam, yêu nước –
 nhân nghĩa – đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên:
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng. 
 thành một triết lý nhân sinh:
 Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước lại sôi nổi, tinh thần ấy kết thành một làn sóng mạnh mẽ, vượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước”.
	Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống đoàn kết, là nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị. Nhưng việc xây dựng tập thể thành khối đoàn kết không phải là chuyện đơn giản. Ngay cả trong một gia đình giữa anh chị em đôi lúc còn không thống nhất ý kiến, bất đồng quan điểm, như vậy trong tập thể nhiều người thì càng phức tạp hơn. Vì thế việc xây dựng đoàn kết trong một cơ quan đơn vị phải được đặt lên hàng đầu, và được tiến hành thường xuyên, liên tục, việc này đòi hỏi Cấp ủy-chi bộ , Ban giám hiệu trường (Những người làm công tác quản lí) phải đầu tư nhiều công sức, tâm huyết, vận dụng hết khả năng trí tuệ để điều hành đội ngũ vận hành theo quỹ đạo để đạt được mục tiêu đề ra.
 Cho nên trong những năm qua nhà trường luôn nêu cao tinh thần xây dựng đoàn kết nội bộ, từ cấp ủy-chính quyền đến từng cá nhân cán bộ giáo viên, công nhân viên vì thế đã hạn chế mức thấp nhất những mâu thuẫn nội bộ, nếu trong hội đồng sư phạm nhà trường, nội bộ mất đoàn kết sẽ đem lại hậu quả không lường trước được. Mục tiêu, nguy

File đính kèm:

  • docBAI_VIET_CHUYEN_DE_2015_LOAN.doc
Giáo án liên quan