Bài dự thi kiến thức liên môn Tình huống Cách sống xanh

1. Sử dụng các phương pháp tìm hiểu qua tài liệu, sách giáo khoa, sách kiến thức khoa học để tăng cường hiểu biết và vận dụng phù hợp từng vấn đề.

 2. Thường xuyên lập, thực hiện bảng các nhiệm vụ trong ngày, tạo thói quen tích cực trong cách sinh hoạt, trong cuộc sống.

 3. Sử dụng phương pháp hỏi, đáp thông qua các thầy, cô trong nhà trường, ngay cả những chú, bác và gia đình. Từ đó, tiếp thu được những kinh nghiệm tốt, thiết thực trong cuộc sống.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi kiến thức liên môn Tình huống Cách sống xanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT TỈNH ĐỒNG THÁP
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS MỸ HỘI
Địa chỉ: ấp Tân Trường, xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh
Điện thoại: 0673.924.273
Email: thcs.myhoi.hcaolanh@gmail.com
BAØI VIEÁT DÖÏ THI
TEÂN TÌNH HUOÁNG: CAÙCH SOÁNG XANH
Hoïc sinh: Traàn Thò Thanh Thuyû – 8A4.
Traàn Nguyeân Khang – 6A1
BÀI VIẾT THAM GIA CUỘC THI 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT 
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH
Mở đầu
Bạn có nhận thấy là tất cả mỗi hành động hàng ngày trong cuộc sống như đi lại, sử dụng máy tính, giấy, ăn uống, mua sắm, giải trí… ta đều đang sử dụng tài nguyên của Trái đất. Các nhà khoa học đã khẳng định rằng trái đất đang nóng dần lên, tài nguyên đang cạn kiệt và chất lượng của môi trường đang ngày một xấu đi. Nguyên nhân chính là sử dụng tài nguyên nhiều hơn mức cần thiết và sản xuất không bền vững, không quan tâm đầu tư cho công nghệ thân thiện với môi trường, tái chế và xử lý rác thải.
Tin vui là chính bạn có thể góp phần hạn chế tình trạng này bằng cách rèn luyện tinh tự giác từ thói quen sinh hoạt hằng ngày thông qua cách sống mới đó là “cách sống xanh”.
I. Mục tiêu giải quyết tình huống
1. Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen sinh hoạt lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hằng ngày.
2. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, đồng thời phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
3. Giúp học sinh tự tin, sẳn sàng thích ứng với cuộc sống.
4. Giúp giảm việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Trái đất quá mức cần thiết và gây ra ít tác động nhất với môi trường từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
 	1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2012 – 02/2013, được chia làm 2 giai đoạn:
	- Giai đoạn tìm hiểu và thu thập thông tin.
	- Giai đoạn thực hiện nghiên cứu và tổng hợp, so sánh kết quả.
	2. Phạm vi nghiên cứu:
	- Theo dõi, thực hiện nghiên cứu thường xuyên tại trường THCS Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
	- Tổ chức thực hiện các phương pháp thu thập thông tin tại nhà và trong sinh hoạt hàng ngày.
	3. Đối tượng: 
	Một số học sinh đang học lớp 6A3 tại trường THCS Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống
	1. Sử dụng các phương pháp tìm hiểu qua tài liệu, sách giáo khoa, sách kiến thức khoa học… để tăng cường hiểu biết và vận dụng phù hợp từng vấn đề.
	2. Thường xuyên lập, thực hiện bảng các nhiệm vụ trong ngày, tạo thói quen tích cực trong cách sinh hoạt, trong cuộc sống.
	3. Sử dụng phương pháp hỏi, đáp thông qua các thầy, cô trong nhà trường, ngay cả những chú, bác và gia đình. Từ đó, tiếp thu được những kinh nghiệm tốt, thiết thực trong cuộc sống.
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
Bạn có thể bắt đầu bằng việc thay đổi cách sống của mình tại gia đình. Hãy suy nghĩ về những hành động liên quan đến tại gia đình như rác thải, nước, năng lượng, mua sắm, nhà an toàn và sức khỏe. Hầu như bạn không cần phải đầu tư nhưng vẫn tiết kiệm được tiền cho gia đình và tiết kiệm được tài nguyên cho trái đất. Là một học sinh em đã vận dụng “cách sống xanh” vào trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày để tiết kiệm tiền cho gia đình và góp phần làm trong sạch môi trường. Các bạn hãy cùng tham khảo, tìm hiểu và đóng góp:
- Bắt đầu từ sáng em đã thức dậy sớm tâp thể dục, em đã vận dụng 8 động tác tập thể dục cơ bản mà ở trường thầy đã dạy cho em để rèn luyện thân thể. Tập xong em vệ sinh thân thể để bắt đầu một ngày mới
- Hằng ngày em vẫn đánh răng để giữ răng trắng và phòng chống bệnh sâu răng và góp phần cho gương mặt thêm tự tin và xinh hơn vì người xưa thường hay nói “Cái răng cái tóc là góc con người”. Vậy các bạn có biết kem đánh răng chúng ta sử dụng hằng ngày được tạo ra từ chất gì?
Hợp chất chứa muối Florua (CanxiFclorua) có tác dụng bảo vệ lớp men răng. Sau khi ăn xong các vi khuẩn lên men thức ăn trong miệng sẽ tạo ra môi trường axit phá hủy hợp chất Hydroxy aphatit có trong men răng. Vì vậy, đánh răng thường xuyên là một cách để ngăn ngừa sâu răng. Ngoài ra, trong kem đánh răng còn có chất phụ gia khác và các hương liệu tổng hợp như Glixerol là chất giữ răng luôn ẩm vì thế trong kem đánh răng có mùi thơm hay vị ngọt đó. 
- Các bạn biết không bữa ăn rất quan trọng để giúp mình học tập tốt hơn, nhưng ăn như thế nào và khẩu phần ăn sao cho hợp lí: 
+ Trước khi ăn thì phải rửa tay thật kĩ và thực hiện sáu bước rửa tay cơ bản mà ở trường thầy, cô giáo đã dạy. Nếu thực hiện tốt chúng ta sẽ hạn chế các vi khuẩn, mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta như bệnh tiêu chảy, tay chân miệng…
+ Trong khi ăn thì em ăn chậm, nhai thật kĩ tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn.
+ Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.
+ Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
- Nhớ lời thầy, cô dạy trong chương trình giáo dục công dân và đạo đức khi đi từ nhà đến trường em phải đi bên lề phải, chạy hàng 1, đến đèn đỏ phải dừng lại.
- Đến trường em và các bạn cùng giữ gìn vệ sinh trường lớp đặc biệt là phải giữ nước sạch và cần phải tiết kiệm nước.
 	Nước rất cần cho sự sống. Nước là một thành phần của môi trường tự nhiên. Trong thiên nhiên nước là nhân tố tham gia vào nhiều quá trình khác nhau: quá trình hình thành đá trầm tích, quá trình trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái… Trong đời sống nước rất cần cho mọi sinh vật, vì nó là thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể. Nước chiếm tới 2/3 trọng lượng cơ thể người, có đến 90-95% nước chiếm trọng lượng các loại rau quả. Thiếu nước cuộc sống sẽ ngừng hoạt động. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Nếu bạn quan tâm 1 người có hành vi tốt sẽ tiết kiệm 5 lít nước sinh hoạt hằng ngày thì 1.000 học sinh sẽ tiết kiệm 5.000 lít nước.
Thú vị nhất, bản thân em thực hành tiết kiệm nước từ hành động hằng ngày như khi rữa tay mình đã học 1 điều đơn giản 
Ví dụ: Bạn không nên để vòi nước chảy liên tục khi mình xoa xà phòng. Không phải ai cũng thực hiện được đúng không các bạn.
 	- Khi vào lớp học em luôn khuyên các bạn nên sử dụng đèn đúng lúc trừ trường hợp trời mưa hoặc tối thì mới bật đèn. Không những vậy, em cũng khuyên các bạn khi đi về hãy kiểm tra và tắt quạt, đèn để góp thêm một phần tiết kiệm điện cho trường lớp…
 	- Ở nhà mình, em cũng thực hành tiết kiệm 
Ví dụ: khi rãnh rỗi mình giúp mẹ lặt rau và rữa rau. Khi rữa rau xong, phần nước còn lại mình sử dụng để tưới cây. Mình cũng thực hành tiêt kiệm điện nữa các bạn. Các bạn biết không, khi ra khỏi phòng mình phải nhớ tắt quạt và đèn ngay. Khi không xem tivi mình phải biết tắt điện khi không sử dụng. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết thêm là nấu đủ ăn, dùng các thiết bị điện đúng cách, giảm việc sử dụng năng lượng, hóa chất… khi không cần thiết.
- Không những tiết kiệm điện, nước, năng lượng chúng ta cần phải tiết kiệm giấy và còn biết phân loại rác nữa để góp phần cho kế hoạch nhỏ của trường.
 - Cây xanh là một yếu tố tạo nên diện mạo và đời sống đô thị. Trong nhiều trường hợp, niềm tự hào của công dân về thành phố không phải là tăng trưởng kinh tế, công trình cao tầng mà lại là cây xanh. Càng ngày, người ta càng khám phá ra các gíá trị khác của cây xanh trên tất cả các phương diện sinh học, kỹ thuật, kinh tế và văn hoá xã hội. Ngoài các gíá trị đã được biết đến như cung cấp ô-xy, ngăn và lọc bụi, giảm tiếng ồn, tạo ra vi khí hậu, còn rất nhiều giá trị khác mà người ta không thể ngờ tới. Chẳng hạn, công viên cây xanh làm cho quan hệ cộng đồng gắn bó hơn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các công viên cây xanh chính là một môi trường mở, tạo điều kiện cho dân cư khác nhau về dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp gặp gỡ nhau, trò chuyện, chia xẻ và thấu hiểu nhau hơn. Một khu dân cư không thể được coi là “sống được” nếu không có công viên cây xanh.
Cây xanh làm giảm đi đáng kể các loại bệnh tật, đặc biệt là đối với các bệnh tật do sức ép căng thẳng của đời sống xã hội công nghiệp mang lại. Trong xã hội đô thị, con người luôn sống thường trực trong tình trạng bị “căng kéo” và “dồn nén”. Vì thế, cần phải tìm ra cách thức để giải tỏa. Một trong những cách thức đó là công viên, cây xanh, không gian công cộng. 
Chính những điều trên mà ở nhà mình cũng trồng cây xanh đó các bạn.
 	Ở trước nhà mình trồng mai, hoa mười giờ, hoa giâm bụt… còn trong phòng mình trang bị chậu trầu không nho nhỏ để căn phòng thêm xanh hơn tinh thần thoải mái hơn giúp em học tập tốt hơn.
 	Hãy vì một cộng đồng tươi đẹp và xanh hơn nên tiết kiệm điện, nước,… và trồng thật nhiều cây xanh để có một cuộc sống tươi đẹp và phát triển bền vững hơn.
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Khi thực hiện tốt “cách sống xanh”, phần thưởng lớn lao nhất cho bạn là sự hài lòng vì mình đã làm những hành động thiết thực từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày đóng góp cụ thể để duy trì tài nguyên cho đất nước.
 	Bạn cũng tìm được cho mình niềm tin là các thay đổi nhỏ của mỗi cá nhân có thể gộp lại, thành tác động lớn.
Sau khi bạn đã thực hiện “Xanh nhà”, hãy cùng với những người xung quanh thực hiện cải thiện môi trường sống như sân chơi, vệ sinh, cây xanh.
Hãy tạo ra một cuộc sống xanh hơn, đẹp hơn!

File đính kèm:

  • docBai du thi kien thuc lien mon Cach song xanh.doc