90 Câu hỏi đáp, tình huống pháp luật dành cho học sinh Trung học cơ sở

8. Trên đường đi học về, Lê và Hà chợt thấy một chiếc ô tô đang đổ phế liệu xây dựng xuống ven đường. Lê chạy lại đề nghị người lái xe không được đổ phế thải ra đường. Người lái xe sừng sộ nói: «Trẻ con biết gì. Đây không phải là trách nhiệm của chúng mày» và giơ tay định đánh Lê. Thấy vậy Hà kéo Lê bỏ đi.

Hãy nhận xét về việc làm của người lái xe và cách xử sự của Lê và Hà và cho biết mức xử phạt đối với hành vi trên của người lái xe theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm của cá nhân trong bảo vệ môi trường.

Trả lời:

Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, bảo vệ môi trường là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Điều 29 Hiến pháp năm 1992 quy định :

Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường.

Khoản 2, Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường cũng quy định :

Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Hành vi đổ trộm chất thải xây dựng ra đường của lái xe đã vi phạm quy định về giữ vệ sinh môi trường vừa gây ô nhiễm môi trường vừa làm ảnh hưởng đến việc bảo đảm an toàn giao thông.

Việc Lê góp ý với người lái xe là đúng. Nếu lái xe không tiếp thu ý kiến Lê có thể thông báo để cơ quan và người có trách nhiệm xử lý.

Hà nên ủng hộ Lê, cùng Lê đấu tranh với hành vi đổ trộm chất thải xây dựng ra đường của lái xe.

Người có hành vi đổ trộm phế thải ra đường có thể bị xử phạt từ 5 triệu đồng đến 200 triệu đồng tùy theo khối lượng chất thải, theo quy định tại khoản 3, Điều 16 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

 

doc80 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 90 Câu hỏi đáp, tình huống pháp luật dành cho học sinh Trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi của cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy đã bị phá hoại.
4. Di sản văn hóa là gì và được phân loại thế nào? 
Trả lời:
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của đất nước, của dân tộc, là chất liệu gắn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là cơ sở để sáng tạo những giá trị tinh thần mới và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Theo quy định của Luật di sản văn hóa thì di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.
- Di sản văn hóa phi vật thể: là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
+ Tiếng nói, chữ viết;
+ Ngữ văn dân gian (như: thần thoại, tục ngữ, ngạn ngữ, thành ngữ, câu đố, ngụ ngôn, ca dao, truyện thơ dân gian, sử thi, trường ca, văn tế, lời khấn và các hình thức ngữ văn truyền miệng khác);
+ Nghệ thuật trình diễn dân gian (như: âm nhạc, múa, sân khấu, hát đối, trò chơi và các hình thức diễn xướng dân gian khác);
+ Tập quán xã hội và tín ngưỡng (như: luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ trong ứng xử với tổ tiên, với ông bà, với cha mẹ, với thiên nhiên, ma chay, cưới xin và các phong tục, tập quán khác);
+ Lễ hội truyền thống (đó là các lễ hội có nội dung đề cao tinh thần yêu nước, yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc, truyền thống chống ngoại xâm, tôn vinh các vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, ca ngợi tinh thần cần cù lao động sáng tạo của nhân dân, đề cao lòng nhân ái, khát vọng tự do, hạnh phúc, tinh thần đoàn kết cộng đồng);
+ Nghề thủ công truyền thống (nghề có truyền thống từ lâu đời, thường gắn với những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống. Ở Việt Nam có nhiều nghề thủ công truyền thống như: nghề sơn mài, gốm sứ, mây tre đan, khảm trai, thêu ren...);
+ Tri thức dân gian (như: tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về thiên nhiên và kinh nghiệm sản xuất, về kinh nghiệm sáng tác văn nghệ (học thuật), về trang phục truyền thống, về đất, nước, thời tiết, khí hậu, tài nguyên, về sông, biển, núi, rừng và các tri thức dân gian khác).
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
+ Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
+ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học.
+ Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
+ Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
+ Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
5. Công dân có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với di sản văn hóa?
Trả lời:
Luật di sản văn hoá (Điều 14, 15 và 16) đã quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của công dân đối với di sản văn hóa, qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân nói chung: 
+ Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa;
+ Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa;
+ Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
+ Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
+ Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân là chủ sở hữu di sản văn hóa:
+ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân nói chung đối với di sản văn hóa;
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất;
+ Gửi sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa;
+ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân quản lý trực tiếp di sản văn hóa:
- Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa;
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa;
- Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hóa bị mất hoặc có nguy cơ bị hủy hoại;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa;
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Ngôi chùa cổ ở xã của Thành nghe nói đã được gần trăm tuổi, được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa. Thời gian trước, có mấy hộ dân sống xung quanh chùa khi xây dựng nhà đã xâm lấn vào khuôn viên chùa. Vừa qua, cơ quan chức năng đã xử phạt các hộ gia đình đó, trả lại vẻ đẹp cổ kính cho ngôi chùa. Thành rất muốn biết người có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa thì bị xử lý như thế nào? 
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật, mọi hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa thì tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
a) Xử phạt hành chính
Theo Điều 34 Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thì hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ công trình văn hoá, nghệ thuật, bảo vệ di sản văn hoá bị xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi làm hoen bẩn di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật đồng thời buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu của di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật đó.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Tuyên truyền, phổ biến, trình diễn sai lệch nội dung và giá trị di sản văn hoá phi vật thể;
+ Tuyên truyền, giới thiệu sai lệch nội dung, giá trị di tích lịch sử - văn hoá.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Làm hư hại hiện vật có giá trị dưới 50.000.000 đồng trong các bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa;
+ Không đăng ký bảo vật quốc gia với cơ quan có thẩm quyền hoặc khi thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia mà không thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
+ Sửa chữa, tẩy xóa bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá;
+ Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà không có giấy phép;
+ Buôn bán trái phép di vật, cổ vật (đồng thời tịch thu tang vật).
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Làm hư hại nhưng chưa nghiêm trọng di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật;
+ Làm thay đổi yếu tố gốc của di sản văn hoá.
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu của di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật đã bị hư hại hoặc thay đổi do hành vi vi phạm gây ra. 
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Làm hư hại hiện vật có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên trong bảo tàng; làm hư hại nghiêm trọng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các công trình văn hoá, nghệ thuật;
+ Lấn chiếm, sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, công trình văn hoá, nghệ thuật vào bất cứ mục đích gì (đồng thời buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, thu hồi diện tích lấn chiếm);
+ Xây dựng trái phép trong các khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (đồng thời buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, thu hồi diện tích lấn chiếm);
+ Buôn bán trái phép bảo vật quốc gia (đồng thời tịch thu tang vật).
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại các di tích lịch sử - văn hoá, công trình văn hoá, nghệ thuật, đồng thời buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu của các di tích lịch sử - văn hoá, công trình văn hoá, nghệ thuật đó.
b) Xử lý hình sự
Theo quy định tại Điều 272 của Bộ luật hình sự thì người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
7. Thấy vài bạn ở lớp có điện thoại đi động, Quân cũng rất muốn có một chiếc. Xin bố mẹ mua cho thì bố mẹ không đồng ý nên Quân nghĩ hay là bán chiếc xe đạp mà bố mẹ tặng năm trước khi Quân bắt đầu lên cấp II cũng được vài trăm ngàn, thêm tiền tiêu vặt bố mẹ cho hàng tháng mà Quân tiết kiệm được là mua được một chiếc điện thoại vừa vừa rồi. Quân nghĩ, biết chuyện chắc bố mẹ sẽ mắng, nhưng chiếc xe bố mẹ đã tặng cho mình thì thuộc sở hữu của mình rồi, muốn làm gì với nó mà chẳng được.
Trong trường hợp trên, Quân có quyền bán chiếc xe đạp không? 
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật dân sự, chủ sở hữu tài sản có quyền chiếm hữu (trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản), quyền sử dụng (khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản) và quyền định đoạt tài sản (chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó). Khi thực hiện quyền sở hữu, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định (Điều 44): con có quyền có tài sản riêng. Điều đó có nghĩa là con được tạo lập tài sản riêng của mình bằng tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của con, bởi ở độ tuổi này, con chưa có sự phát triển đầy đủ về thể chất, chưa có đủ kinh nghiệm để tham gia vào các giao dịch dân sự, do đó, cần có sự chỉ bảo của cha mẹ để tránh gây thiệt hại cho tài sản riêng của con nên Luật hôn nhân và gia đình quy định cha mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi hoặc con mất năng lực hành vi dân sự (Điều 45); cha mẹ có quyền định đoạt tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi nhưng phải vì lợi ích của con (Điều 46). Mặt khác, Điều 20 của Bộ luật dân sự cũng quy định: người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. 
Như vậy, trong trường hợp trên, Quân được bố mẹ tặng cho xe đạp thì Quân là chủ sở hữu và chiếc xe là tài sản riêng của Quân. Nhưng hiện tại Quân dưới 15 tuổi, do đó, tài sản riêng của Quân vẫn do bố mẹ quản lý. Quân cũng chưa đủ tuổi để tự mình tham gia vào quan hệ mua bán. Do đó, Quân không được quyền bán xe đạp. 
8. Chủ sở hữu tài sản có quyền thực hiện những biện pháp nào để bảo vệ quyền sở hữu của mình?
Trả lời:
Chủ sở hữu được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu của mình, không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu. Bộ luật dân sự quy định cụ thể các biện pháp để chủ sở hữu bảo vệ quyền sở hữu của mình (Điều 255), đó là, chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Cụ thể:
- Quyền đòi lại tài sản
Chủ sở hữu có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình phải trả lại tài sản đó. Đòi lại tài sản là một trong các biện pháp bảo vệ quyền của chủ sở hữu, tuy nhiên, trường hợp người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản.
- Quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu tài sản
Khi thực hiện quyền sở hữu tài sản của mình, chủ sở hữu có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó. Nếu người có hành vi cản trở trái pháp luật không tự nguyện chấm dứt thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.
- Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ sở hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của mình bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại xảy ra. 
9. Hôm đó, Nam và Dũng có mâu thuẫn với nhau, lời qua tiếng lại dẫn đến đánh nhau. Trong lúc bực tức, Dũng đã lấy chiếc xe đạp của Nam ném rất mạnh ra đường khiến nó bị hư hỏng. Dũng cho rằng do Nam đánh Dũng trước nên Dũng mới làm như vậy. Trong trường hợp này, Dũng vì bực tức mà làm hỏng tài sản của Nam thì có đúng không? Pháp luật quy định việc xử lý đối với hành vi hủy hoại hoặc làm hỏng tài sản của người khác như thế nào?
Trả lời: 
Mỗi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu, tôn trọng tài sản của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, của tập thể và của Nhà nước. Nếu gây hư hỏng hoặc gây thiệt hại tài sản của người khác thì phải sửa chữa hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật. Bởi vậy, Dũng không thể lấy lý do bực tức Nam mà làm hỏng tài sản của Nam như trong trường hợp trên.
Theo quy định của pháp luật, mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản thì tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Riêng đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, pháp luật quy định hình thức xử lý như sau:
- Xử phạt hành chính: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác như chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định số 73/2010/NĐ - CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội).
- Xử lý hình sự: tùy theo giá trị tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng (từ hai triệu đồng đến năm trăm triệu đồng trở lên) và tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm (Điều 143 Bộ luật hình sự).
10. “Để có tiền thỏa cơn nghiện gameonline, Tiến và Công đã rủ nhau cắt trộm cáp điện thoại, lấy đồng bán cho hàng phế liệu. Chỉ đến lúc này, khi đã bị khởi tố về hành vi phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia, 2 cậu học sinh trung học mới ý thức được mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà chúng gây ra...”
Đọc những dòng thông tin đó trên báo, Minh muốn biết cụ thể quy định pháp luật trong việc xử lý hành vi gây hư hại hoặc phá hủy các công trình công cộng, công trình an ninh, quốc gia. 
Trả lời:
Điều 78 Hiến pháp nước ta đã quy định rõ: “Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng”. Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng là nhằm đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, do đó, là điều kiện đảm bảo lợi ích của mỗi cá nhân công dân. Các công trình công cộng, công trình an ninh quốc gia là tài sản của Nhà nước, của tập thể. Chính vì thế, pháp luật nước ta quy định các hành vi gây hư hại hoặc phá hủy các công trình công cộng, công trình an ninh, quốc gia và tùy theo tính, chất, mức độ mà phải xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và quy định cụ thể hình thức, mức độ xử lý đối với hành vi đó.
- Xử phạt hành chính đối với hành vi gây hư hại đến các công trình công cộng, công trình an ninh, trật tự (Điều 19 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội) như sau: 
+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tự ý xê dịch, tháo dỡ, phá hủy hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức.
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tự ý xê dịch, tháo dỡ cột dây điện thoại, điện tín, cột đèn, hàng rào của các cơ quan nhà nước hoặc các công trình công cộng khác.
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình an ninh, trật tự.
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của các công trình công cộng, công trình an ninh, trật tự đã bị hư hại do hành vi vi phạm gây ra. 
- Xử lý bằng biện pháp hình sự đối với người có hành vi phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231 Bộ luật hình sự) như sau: 
+ Người nào phá huỷ công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 của Bộ luật hình sự (Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+ Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm.
11. Nghe cô Hạnh nói cô không được tham gia thành lập doanh nghiệp vì hiện cô đang là công chức nhà nước, Tùng rất ngạc nhiên vì khi học môn giáo dục công dân em được biết công dân có quyền tự do kinh doanh, vậy tại sao cô Hạnh lại không được tham gia thành lập doanh nghiệp? 
Tùng băn khoăn về điều này và mong được giải thích.
Trả lời:
Điều 57 Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Quy định này của Hiến pháp đã khẳng định vai trò làm chủ của công dân ở lĩnh vực kinh tế với tư cách là những chủ thể độc lập, có quyền tự do sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện lợi ích của cá nhân công dân đồng thời vì sự phát triển của cộng đồng, của đất nước.
Khi quy định quyền tự do k

File đính kèm:

  • doc90_CAU_HOI_DAP_TINH_HUONG_PHAP_LUAT_danh_cho_hoc_sinh_Trung_hoc_co_so.doc